Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 49)

Trong tín dụng, không phải cho vay càng nhiều là càng có hiệu quả, càng thu được nhều lợi nhuận. Mà vấn đề quan trọng là sau khi phát vay, món tiền đó có thể sinh lời và được hoàn trả đầy đủ (vốn lẫn lãi) về cho Ngân hàng hay không?. Do đó, ngoài doanh số cho vay, cần phải nghiên cứu thêm tình hình thu nợ để có thể thấy rõ thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của cho vay là sự hoàn trả. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, ý nghĩa sống còn đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nếu đồng vốn Ngân hàng sau thời gian cho vay thỏa thuận không thể trở về nơi xuất phát ban đầu thì Ngân hàng không thể tái đầu tư vào nền kinh tế, kế hoạch kinh doanh bị đình trệ, thậm chí dẫn đến sự phá sản. Nhận thức được vấn đề này, Ngân hàng luôn xem thu hồi nợ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược kinh doanh.

39

4.2.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Phân tích DSTN ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giúp ta thấy được thực trạng công tác thu hồi nợ ngắn hạn đối với từng đối tượng khách hàng tại Ngân hàng trong thời gian qua, giúp Ngân hàng có chính sách hoặc duy trì hoặc chú ý đẩy mạnh công tác thu hồi đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể.

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Nhìn chung, DSTN ngắn hạn qua 3 năm đạt kết quả khá tốt. Điều đó, chứng tỏ các đối tượng khách hàng trên địa bàn trong giai đoạn này làm ăn có hiệu quả, cũng như công tác thu hồi các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn đạt kết quả khả quan. Cụ thể là: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp 86.062 63.276 65.971 (22.786) (26,48) 2.695 4,26 2. Cá thể /HSX 335.957 311.870 415.967 (24.087) (7,17) 104.097 33,38 Tổng cộng 422.019 375.146 481.938 (46.873) (11,11) 106.792 28,47 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014 so với 2013

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

1. Doanh nghiệp 20.092 21.045 953 4,74

2. Cá thể/ HSX 114.684 151.656 36.972 32,24

40

Doanh nghiệp: vì hộ gia đình và cá nhân là đối tượng cho vay chính tại Ngân hàng nên tỷ trọng DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, làm cho DSTN ngắn hạn ở đối tượng này cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSTN ngắn hạn (chiếm dưới 17%). DSTN ngắn hạn năm 2012 đối với đối tượng này giảm xuống so với năm 2011. Là do đến năm 2012 thì số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng còn ít nhưng đây hầu hết đều là các doanh nghiệp có uy tín, đã được Ngân hàng xem xét kỹ phương án sản xuất kinh doanh trước khi cho vay. Cũng bởi vì các món vay này thường có giá trị cao, do đó cán bộ tín dụng luôn đặc biệt quan tâm, thường xuyên thẩm định, kiểm tra ngay cả sau khi cho vay, nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng sẽ tiến hành nhắc nhở. Nhưng vào năm 2013, DSTN ngắn hạn tăng so với 2012, với tỷ lệ tăng là 4,26% và 6 tháng đầu năm 2014 thì DSTN ngắn hạn của đối tượng này tiếp tục tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong giai đoạn này, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của đối tượng này tăng nên DSCV ngắn hạn tăng lên dẫn đến DSTN ngắn hạn tăng cũng là điều tất yếu.

Cá thể-HSX: đây là đối tượng cho vay chính của Ngân hàng nên bên cạnh việc DSCV ngắn hạn tăng thì DSTN ngắn hạn cũng tăng qua từng năm. Cụ thể, Năm 2012 DSTN ngắn hạn chỉ giảm nhẹ 7,17% so với 2011. Do trong năm tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả mặt hàng nông sản biến đổi liên tục thêm vào đó là việc biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân làm doanh số thu nợ đối với đối tượng này giảm so với năm 2011. Mặc dù hoạt động kinh doanh gặp khó khăn nhưng DSTN chỉ giảm nhẹ so với năm 2011 thấy được thiện chí trả nợ của người dân là cao nếu người dân hoạt động sản xuất có hiệu quả thì sẽ trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Nhưng sang năm 2013 tăng lên so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng tiếp tục tăng lên so với cùng kỳ năm 2013. Đạt được sự tăng trưởng này là do sự nỗ lực từ phía Ngân hàng trong việc quản lý, thu hồi nợ. Từng cán bộ tín dụng luôn đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay, từ khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm định nhu cầu vốn, thường xuyên đến nhà từng hộ kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích.

Chính nhờ vào sự quản lý chặt chẽ các món vay của cán bộ tín dụng đã góp phần làm cho DSTN ngắn hạn tăng lên trong thời gian qua. Bên cạnh đó, do quá trình hoạt động lâu năm nên Ngân hàng có sự am hiểu tốt về khách hàng, từ đó có thể sàng lọc ra những khách hàng có uy tín. Bản thân của các cá nhân, hộ gia đình cũng có ý thức trả nợ đúng hạn nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng vì một khi bị xếp vào nhóm khách hàng có uy tín thấp

41

thì trong những lần vay sau, ngân hàng sẽ thẩm định rất kỹ hoặc tạm dừng hoạt động cho vay với khách hàng này.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 133.058 154.914 176.237 21.856 16,43 21.323 13,76 Thủy sản 7.346 24.222 12.093 16.876 229,73 (12.129) (50,07) TM-DV 117.594 80.004 68.794 (37.590) (31,97) (11.210) (14,01) Ngành khác 164.021 116.006 224.823 (48.015) (29,27) 108.817 93,80 Tổng cộng 422.019 375.146 481.938 (46.873) (11,07) 106.792 28,47 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014 so với 2013 Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 63.340 91.376 28.036 44,26

Thủy sản 6.753 10.192 3.439 50,93

TM-DV 23.115 13.695 (9.420) (40,75)

Ngành khác 41.568 57.438 15.870 38,18

42

Phân tích DSTN ngắn hạn theo từng ngành kinh tế giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình thu nợ ngắn hạn và so sánh với DSCV ngắn hạn theo ngành tương ứng. Qua đó, ta có thể đánh giá được tình hình thu nợ thời gian qua có tốt hay chưa, lĩnh vực đầu tư nào cần tiếp tục duy trì hoặc cần đẩy mạnh hơn nữa, từ đó đề ra chính sách đối với hoạt động cho vay ngắn hạn phù hợp trong thời gian sắp tới.

Từ bảng số liệu cho ta thấy tỷ trọng của các ngành nông nghiệp đều tăng qua 3 năm. Nhưng tổng DSTN ngắn hạn của Ngân hàng thì tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, với từng ngành như sau:

Ngành nông nghiệp: Kế hoạch chú trọng cho vay trong sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng trong thời gian qua làm cho doanh số thu nợ đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn cụ thể là: năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này tăng nhẹ so với năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi việc biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh phát triển ở một số cây hoa màu. Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng nông sản liên tục biến dộng như: giá lúa gạo, giá heo hơi, giá bò và một số mặt hàng nông sản khác, đặc biệt là sự giảm mạnh của giá dừa trái làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của người nông dân nhưng ta thấy công tác thu hồi nợ vẫn không gặp nhiều khó khăn cho thấy thiện chí trả nợ của người vay rất cao. Đến năm 2013 thu nợ từ sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên so với năm 2012, Và 6 tháng đầu năm 2014 con số này tiếp tục tăng mạnh lên so với cùng kỳ năm 2013.

Tuy tốc độ tăng trưởng của DSTN ngắn hạn đối với lĩnh vực này còn thấp nhưng vẫn cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong công tác thu nợ bởi vì lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thường có rủi ro cao do nó không những phụ thuộc vào các yếu tố giá cả thị trường mà còn phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh,… Góp phần vào sự gia tăng này là do nguồn vốn phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn ngày càng tăng, nhờ vào kinh nghiệm canh tác của nông dân cũng như mục đích sử dụng vốn vay phù hợp nên vẫn đạt hiệu quả, người dân có khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó công tác thu hồi nợ cũng được Ngân hàng thực hiện khá tốt, bằng chứng là Ngân hàng cử cán bộ tín dụng đến từng hộ gia đình, gửi giấy báo nhắc nhở nếu các hộ trả nợ không đúng hạn. Nhưng thời gian gần đây, khi thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh phát triển nhiều hơn và rất khó kiểm soát như dịch bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng. Bên cạnh đó, tình hình thị trường cũng diễn biến rất phức tạp, từ đó giá đầu vào ngày càng tăng cao như giống, thức ăn, vật tư

43

nông nghiệp, đến đầu ra bấp bênh và mất giá. Cụ thể, trên địa bàn Huyện, Xã Hòa Lợi, Mỹ Hưng, Quới Điền có vùng chuyên canh lúa, chủ yếu gieo trồng giống lúa IR50404 do dễ trồng, năng suất cao nhưng có giá trị thương mại thấp hơn so với các giống lúa khác. Những tín hiệu xấu từ thị trường xuất khẩu gạo năm 2012 và các địa phương bước vào thời điểm thu hoạch đồng loạt nên nguồn cung tăng lên là nguyên nhân kéo giá lúa, gạo, hàng hóa nội địa giảm mạnh và đặc biệt là giống lúa IR50404.

Ngành thủy sản: Cũng như doanh số thu nợ đối với mục đích sản xuất nông nghiệp thì doanh số thu nợ đối với mục đích nuôi trồng thủy sản cũng đạt kết quả khả quan. Thu nợ ngành thủy sản năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi việc biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh phát triển trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng thủy sản liên tục biến động làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của người nông dân nhưng ta thấy công tác thu hồi nợ vẫn không gặp nhiều khó khăn do thiện chí trả nợ của người vay. Sang năm 2013 doanh số thu nợ giảm xuống so với năm 2012. Nguyên nhân làm doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm xuống không phải là do công tác thu hồi nợ không tốt, hay khách hàng không trả nợ mà do trong năm 2013 các khoản nợ của khách hàng đa số là chưa đến hạn trả, dư nợ đầu kỳ là rất thấp so với năm 2012 nên doanh số thu nợ giảm xuống so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thu nợ ngắn hạn của ngành này tăng lên so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do sự phát triển của “vùng kinh tế biển” lợi nhuận mà người dân thu về do thủy sản trúng mùa được giá nên khả năng trả nợ của người dân tốt hơn.  TM-DV: Nhìn chung, DSTN ngắn hạn từ kinh doanh thương mại liên tục giảm qua 3 năm. Trong năm 2012 giảm 31,97% so với năm 2011. Do các khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể với tiềm lực tài chính chưa cao, họ hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tài trợ từ Ngân hàng, lạm phát tăng làm tăng chi phí sản xuất nên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, ngoài ra do giá cả hàng hoá tăng, ảnh hưởng của thời tiết làm mất mùa, dịch bệnh phát triển đối với gia súc, gia cầm đã liên tiếp xảy ra ảnh hưởng đến thu nhập người dân nên làm cho các hộ buôn bán nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn nên doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này có giảm so với năm 2011. Sang năm 2013, DSTN từ ngành này tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2012. Và 6 tháng năm 2014 con số này cũng giảm xuống so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số thu nợ ngắn hạn liên tục giảm như vậy là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực này cũng liên tục giảm qua các năm. Ngoài ra còn do một số hộ vay vốn mở quán café, shop thời trang, tiệm tạp hóa,…theo phong trào, thiếu kinh nghiệm

44

buôn bán trong khi kinh tế trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao nên người dân cũng hạn chế tiêu dùng, làm cho tình hình kinh doanh ế ẩm, dẫn đến không có thu nhập để trả nợ cho Ngân hàng.

Ngành khác: đây cũng là ngành có giá trị thu hồi nợ cao trong tổng DSTN ngắn hạn (trên 30%), cùng với sự biến động của DSCV ngắn hạn thì DSTN ngắn hạn đối với các lĩnh vực khác cũng biến động qua các năm, trong năm 2012 số tiền thu về giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 giá cả của các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng như: gas, điện, nước, sữa,…trong khi mục đích đi vay của khách hàng chủ yếu là tiêu dùng nên làm cho trách nhiệm trả nợ càng đè nặng lên vai của người dân. Sang năm 2013 DSTN ngắn hạn ngành này có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2012. Và 6 tháng đầu năm 2014 DSTN đối với ngành khác tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Như đã biết, đây là lĩnh vực cho vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà cửa của người dân. Trong khi vay, các khách hàng phải có đủ khả năng đảm bảo cho việc trả nợ của mình nên công tác thu hồi nợ đối với các đối tượng khách hàng này tương đối dễ dàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 49)