Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 60)

Trong quan hệ tín dụng của Ngân hàng nợ xấu hầu như luôn luôn tồn tại nhưng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào những yếu tố. Có thể do nguyên nhân chủ quan hay khách quan nhưng dù bất cứ nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng không tốt. Đây là mối quan tâm thường xuyên của các Ngân hàng. Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác dộng xấu đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Nợ xấu phát sinh vượt quá chỉ tiêu cho phép sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

50

kinh doanh của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Do đó, phân tích tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ xấu, để từ đó đưa ra giải pháp quản lý và hạn chế là một vấn đề cần được quan tâm.

4.2.4.1 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng

Bảng 4.15: Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giaiđoạn 2011- 2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.16: Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Doanh nghiệp: Từ bảng số liệu cho thấy qua 3 năm nợ xấu ngắn hạn của khách hàng này là không có. Bên cạnh là do những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, còn do tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, có không ít những doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí là thua lỗ hay phá sản nên các doanh nghiệp mà Ngân hàng cho vay hầu hết đều là các doanh nghiệp có uy tín, đã được Ngân hàng rất thận trọng trong việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh trước khi cho vay. Cũng bởi vì các món vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Doanh nghiệp - - - - 2. Cá thể /HSX 3.014 4.309 1.323 1.295 42,97 (2.986) (69,30) Tổng cộng 3.014 4.309 1.323 1.295 42,97 (2.986) (69,30) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014 so với 2013 Số tiền Số tiền Số tiền (%)

1. Doanh nghiệp - - - -

2. Cá thể/ HSX 961 2.344 1.383 143,91

51

này thường có giá trị cao, do đó cán bộ tín dụng luôn đặc biệt quan tâm, thường xuyên thẩm định, kiểm tra ngay cả sau khi cho vay, nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng sẽ tiến hành nhắc nhở, nên không có nợ xấu đối với đối tượng này trong những năm qua.

Cá thể-HSX : xem xét từ bảng số liệu 4.15 và 4.16, ta có thể thấy các khoản nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng là từ cá thể-HSX luôn chiếm 100% nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng và có xu hướng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của cá thể-HSX là 3.014 triệu đồng, năm 2012 nợ xấu đối với đối tượng này tăng lên so với năm 2011. Nợ xấu ngắn hạn tăng cao nguyên nhân tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng kinh tế các năm trước, khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như thanh toán nợ vay, buộc Ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng lên, các biện pháp xử lý nợ Ngân hàng chưa mạnh và hiệu quả trong việc ngăn chặn và giảm nợ xấu, một số cán bộ tín dụng chưa tích cực, trách nhiệm chưa cao trong việc quản lý nợ tại địa bàn mình phụ trách đây cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng. Bên cạnh đó còn do có một số hộ vay chưa ý thức được nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng mặc dù có điều kiện trả nợ nhưng cố tình chây ỳ kéo dài không chịu trả, nhất là những hộ vay số tiền lớn dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng tăng lên. Sang năm 2013 nợ xấu đối với đối tượng này giảm xuống so với năm 2012. Nguyên nhân là lãi suất từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013 giảm so với các năm trước nên khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng lên so với cùng kỳ năm trước.

4.2.4.2 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

Qua phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng, ta có thể thấy nợ xấu ngắn hạn chỉ tập trung ở cá thể-HSX, còn doanh nghiệp thì không có. Nhưng cá thể-HSX đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo từng ngành là một việc làm cần thiết, giúp cho Ngân hàng biết được thực trạng nợ xấu ngắn hạn ở từng lĩnh vực, từ đó đề ra giải pháp giảm thiểu nợ xấu ngắn hạn phát sinh trong thời gian tới.

52

Bảng 4.17: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Bảng 4.18: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Qua bảng số liệu 4.17 và 4.18 ta thấy nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm chủ yếu phát sinh ở ngành nông nghiệp. Ở tất cả các ngành, nợ xấu luôn có xu hướng tăng mạnh trong năm 2012 và giảm trong năm 2013.

Ngành nông nghiệp: Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng nên nợ xấu ngắn hạn của ngành này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu ngắn hạn. Nợ xấu ngắn hạn năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 696 2.646 1.138 1.950 280,17 (1.508) (56,99) Thủy sản 80 1.392 45 1.312 1.640 (1.347) (96,77) TM-DV - - - - Ngành khác 2.238 271 140 (1.967) (87,89) (131) (48,34) Tổng cộng 3.014 4.309 1.323 1.295 42,97 (2.986) (69,30) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 2014 2014 so với 2013

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

Nông nghiệp 521 1.434 913 175,24

Thủy sản 34 132 98 288,23

TM-DV - - - -

Ngành khác 406 778 372 91,63

53

2012 tăng mạnh so với năm 2011. Do năm 2012 nền kinh tế nước ta có nhiều biến động, giá cả các mặt hàng nông sản liên tục biến động, đặt biệt là giá dừa trái giảm mạnh, thêm vào đó là việc biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh phát triển trên một số cây hoa màu và trên đàn gia súc gia cầm làm cho người dân gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, đa số là khách hàng ở tiểu vùng 1 như: Bình Thạnh, Hòa Lợi, Mỹ Hưng, Thới Thạnh. Sang năm 2013, nhờ vào chính sách thu mua lúa tạm trữ của Nhà nước nên giá lúa tương đối ổn định, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng tăng trở lại và tình hình dịch bệnh được đẩy lùi, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên tình hình nợ xấu ngắn hạn cũng được cải thiện, giảm xuống so với năm 2012. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lại tăng trở lại so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng trả nợ Ngân hàng, cùng với sự chủ quan đối với các món vay có tài sản thế chấp, chưa nắm bắt những diễn biến của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.

Ngành thủy sản: Cũng giống như ngành nông nghiệp, nợ xấu ngắn hạn của ngành thủy sản cũng biến động qua các năm. Trong năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh so với năm 2011. Do việc nuôi trồng thủy sản cũng gặp không ít khó khăn, mặc dù tình trạng tôm chết chưa phát triển thành dịch trên diện rộng nhưng trên địa bàn đa số là những hộ nuôi nhỏ lẻ nên còn hạn chế về trình độ kỹ thuật, chưa có ý thức cao trong việc quản lý dịch bệnh và chưa có sự liên kết với các nhà chế biến, dẫn đến tình trạng mất ổn định giá, hoạt động nuôi trồng thua lỗ nặng buộc các hộ vay phải bán ao, cho thuê ao hoặc chuyển sang nghề khác nên việc trả nợ cho Ngân hàng chậm trễ trong thời gian dài làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng. Sang năm 2013 có nhiều hộ nuôi đã chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghiệp với quy mô lớn và kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, đặt biệt là chuyển sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng với ưu điểm là thời gian sinh trưởng ngắn hơn tôm sú, với khả năng chống chịu bệnh cao hơn và chịu mặn tốt hơn nên thủy sản trúng mùa mang lại thu nhập cao khả năng trả nợ cho Ngân hàng cũng tốt hơn, nợ xấu giảm đáng kể so với năm 2012. Và 6 tháng đầu năm 2014 tuy nợ xấu ngắn hạn đối với ngành tăng lên so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn thấp rất nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012.

TM-DV: Nhìn chung qua 3 năm cho vay ngắn hạn đối với ngành này không có nợ xấu vì phần lớn các hộ kinh doanh lĩnh vực này muốn vay được tiền thì phải có tài sản đảm bảo như các giấy tờ có giá, quyền sử dụng đất…nên rủi ro mất vốn là rất thấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng cao giúp hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển có hiệu quả nên ngành không có nợ xấu. Đây là tín hiệu đáng mừng, vừa

54

thể hiện khả năng quản lý nợ của cán bộ tín dụng đồng thời giúp Ngân hàng thấy được tiềm năng cho vay đối với lĩnh vực này khá lớn và hiệu quả mà mạnh dạng mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này trong thời gian tới.

Ngành khác: nợ xấu ngắn hạn của ngành luôn có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Từ năm 2012 thì nợ xấu ngắn hạn ở nhóm ngành này giảm so với năm 2011 là 1.967 triệu đồng, đến năm 2013 tiếp tục giảm 131 triệu đồng so với năm 2012 nhưng 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn nhóm ngành này đạt 778 triệu đồng, tăng 372 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do sự thông thoáng, dễ dãi của Ngân hàng trong cho vay ngắn hạn phục vụ mục đích tiêu dùng ở đầu năm 2014 đã làm cho nợ xấu ngắn hạn ngành này tăng cao.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU

Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Huyện Thạnh Phú, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động, hệ số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn. Sự thay đổi của những chỉ tiêu này sẽ phần nào đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong thời gian qua diễn ra theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực.

55

Bảng 4.19: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn giai đoạn từ năm 2011-6 tháng đầu năm 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – kinh doanh NHNO & PTNT Huyện Thạnh Phú)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 1. Tổng vốn huy động Triệu đồng 353.030 487.750 554.390 470.600 553.470

2. Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 445.157 357.851 688.877 154.368 211.756 3. Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 422.019 375.146 481.938 134.776 172.701

4. Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 203.309 186.014 392.953 205.606 432.008

5. Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 186.009 203.309 186.014 186.014 392.953

6. Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 203.309 186.014 392.953 205.606 432.008

7. Dư nợ bình quân ngắn hạn (5+6)/2 Triệu đồng 194.659 194.662 289.484 195.810 412.481

8. Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 3.014 4.309 1.323 961 2.344

9. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 356.430 509.950 574.990 521.950 603.020

I. Dư nợ ngắn hạn/tổng vốn huy động Lần 0,58 0,38 0,71 0,44 0,78

II. Dư nợ ngắn hạn/tổng nguồn vốn % 57,04 36,48 68,34 39,39 71,64

III. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (3/7) Vòng 2,17 1,93 1,66 0,69 0,42

IV. Hệ số thu nợ ngắn hạn(3/2) % 94,80 104,83 69,96 87,31 81,56

V. Nợ xấu ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn (8/4) % 1,48 2,32 0,34 0,47 0,54

5

56

Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động của Ngân hàng, nó thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ ngắn hạn, giúp so sánh khả năng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại nếu quá nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy chỉ tiêu này qua các năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy Ngân hàng đã chưa khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình. Năm 2011, tỷ số dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động là 0,58 lần, Bước sang năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,38 lần. Năm 2013, tỷ lệ này tăng lên là 0,71 lần. Sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng là 0,78 lần trong khi cùng kỳ năm trước là 0,44 lần. Qua kết quả trên cho thấy Ngân hàng hoạt động chủ yếu là trên vốn huy động, vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục là kết quả tốt. Tuy nhiên, khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng chưa tốt vì tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động qua 3 năm đều thấp hơn 1. Mặc dù vậy, ta cũng nhận thấy rằng Ngân hàng đã cố gắng rất nhiều để đồng vốn huy động của Ngân hàng được sử dụng hiệu quả hơn đều đó thể hiện ở chổ tỷ lệ này ngày càng tăng.

Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn

Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng hay nói cách khác chỉ tiêu này giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu này biến động qua 3 năm . Năm 2011 là 57,04% có nghĩa là cứ 1 đồng nguồn vốn thì Ngân hàng có thể cho vay ngắn hạn là 0,5704 đồng, sang năm 2012 giảm nhẹ là 0,3648 đồng, đến năm 2013 tăng lên là 0,6834 đồng. Nguyên nhân là do hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn ngày càng được mở rộng hơn qua các năm làm cho mức dư nợ ngắn hạn tăng, điều này cho thấy rằng Ngân hàng tập trung vốn vào tín dụng ngắn hạn vì thời gian thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung hạn và dài hạn. Đến tháng 6 đầu năm 2014 thì tỷ lệ này tiếp tục tăng lên là 71,64%, cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng hiệu quả, Ngân hàng sử dụng nguồn vốn gần như tối đa để cho vay ngắn hạn, công tác điều tiết nguồn vốn giữa người thiếu vốn và người thừa vốn được làm tốt.

57

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu thể hiện tần suất dư nợ bình quân ngắn hạn được thu hồi bao nhiêu lần trong 1 kỳ, đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay càng cao thì đồng vốn quay càng nhanh, tức thời gian thu hồi nợ nhanh. Ngược lại, nếu vòng quay vốn còn thấp tức công tác thu hồi nợ tại Ngân hàng chưa đạt hiệu quả và đây cũng có thể là biểu hiện của rủi ro tín dụng.

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng biến động giảm qua 3

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện thạnh phú tỉnh bến tre (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)