Kiểu hướng dẫn Angôrit (hướng dẫn theo mẫu)

Một phần của tài liệu định hướng hành động nhận thức của học sinh khi hướng dẫn giải bài tập chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 41)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

3.5.1. Kiểu hướng dẫn Angôrit (hướng dẫn theo mẫu)

Khái niệm: Hướng dẫn Angôrit là sự hướng dẫn hành động theo mẫu sẵn có, là sự hướng dẫn chỉ rõ cho HS những hành động cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó để đạt được kết quả mong muốn. [11, tr 78 – 79]

Cách hướng dẫn: GV xây dựng Angôrit giải cho một dạng bài tập nào đó gồm trình tự các thao tác tiến hành và những lưu ý trong từng thao tác. GV chọn bài tập cùng dạng để cho HS giải và kiểm tra kết quả để uốn nắn những sai sót trong cách vận dụng. Kiểu hướng dẫn Angôrit thường được áp dụng khi cần dạy cho HS phương pháp giải một bài toán điển hình theo yêu cầu của chương trình.

Yêu cầu:

 Đối với GV: Phải phân tích một cách khoa học việc giải bài tập để xác định được một trình tự chính xác, chặt chẽ của các hành động cần thực hiện để giải được bài tập.

 Đối với HS: Chấp hành các hành động đã được GV chỉ ra. Vận dụng đúng công thức và tính toán cẩn thận. Tư duy giải BTVL Phân tích phương pháp giải BTVL cụ thể Phương pháp hướng dẫn giải BTVL cụ thể Mục đích sư phạm Xác định kiểu hướng dẫn

39

Ưu điểm: Đảm bảo cho HS giải được bài tập một cách chắc chắn, định hướng được tư duy HS theo một con đường vạch sẵn, giúp HS có kỹ năng giải các bài toán cùng dạng. Nhược điểm: HS có thói quen hành động theo mẫu nên làm hạn chế năng lực tư duy của HS, ít có tác dụng rèn luyện cho HS khả năng tìm tòi, sáng tạo.

Điều kiện áp dụng: Khi cần dạy cho HS phương pháp giải một loại bài tập điển hình nào đó nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng giải một dạng bài tập xác định.

Ví dụ: Để luyện tập cho HS kỹ năng giải loại bài tập cân bằng nhiệt (xác định nhiệt độ cuối cùng trong các vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc với nhau). Ta hướng dẫn HS thực hiện Angôrit giải như sau:

a/ Xác định nhiệt lượng thu vào của các vật thu nhiệt: Q = Q1 + Q2 + Q3 +… Qn

Với nhiệt lượng thu vào của vật thứ i là: Qi = Ci.mi.(θ - ti)

b/ Xác định nhiệt lượng tỏa ra của các vật tỏa nhiệt: Q’ = Q’1 + Q’2 + Q’3 +… Q’n

Với nhiệt lượng tỏa ra của vật thứ J: Q’j = Cj.mj.(tj – θ)

c/ Viết phương trình cân bằng nhiệt: Khi hệ vật cân bằng nhiệt thì Q = Q’ Giải phương trình ta tính được nhiệt độ θ.

Một phần của tài liệu định hướng hành động nhận thức của học sinh khi hướng dẫn giải bài tập chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)