Tiêu chuẩn câu hỏi định hướng hành động

Một phần của tài liệu định hướng hành động nhận thức của học sinh khi hướng dẫn giải bài tập chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 25)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

1.5.2.Tiêu chuẩn câu hỏi định hướng hành động

Phương tiện quan trọng để GV định hướng hành động nhận thức của HS là câu hỏi. Để cho câu hỏi thực hiện chức năng định hướng hành động nhận thức của HS, nó phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, cũng chính là những tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng câu hỏi. [10, tr 50]

 Câu hỏi phải được diễn đạt chính xác về ngữ pháp và về nội dung khoa học. Chỉ khi đó khoa học mới có nội dung xác định.

 Câu hỏi phải diễn đạt chính xác điều định hỏi. Chỉ khi đó mới có thể hy vọng câu hỏi thực hiện chức năng định hướng hành động của HS theo ý định của GV, và chỉ khi đó GV mới có thể căn cứ vào sự trả lời của HS để đánh giá HS.

 Nội dung của câu hỏi phải đáp ứng đúng đòi hỏi của sự định hướng hành động của HS trong tình huống đang xét, cả về phương diện kiểu định hướng hành động học tập dự định cũng như về phương diện sát hợp với việc thực hiện nhiệm vụ nhận thức đặt ra. Chỉ khi đó câu hỏi mới có ý nghĩa là câu hỏi nhằm định hướng hành động nhận thức của HS trong dạy học.

 Câu hỏi phải vừa sức HS mới có thể đưa đến sự đáp ứng của HS.

1 1’’’ 1’’ 1’ - - - 2 2’’’ 2’’ 2’ - - - 3 - + + + + + + + + + 1 2 3 … Các bước định hướng

Dấu (+): HS thực hiện được.

23

Chương 2. BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 2.1. Những cơ sở lý luận của bài tập trong dạy học Vật lý

2.1.1. Khái niệm về BTVL

BTVL được hiểu là một vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên các định luật và phương pháp Vật lý. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi một vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với HS. Sự tư duy định hướng một cách tích cực luôn luôn là việc giải bài tập. [1, tr 2]

2.1.2. Ý nghĩa của BTVL

BTVL có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, mở rộng và hoàn thiện kiến thức. Nó rèn luyện cho HS khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nó đòi hỏi ở HS hoạt động trí tuệ tích cực, tự lập và sáng tạo. [7, tr 133 – 134]

2.1.3. Mục đích của việc sử dụng BTVL

Trong quá trình dạy học, BTVL có tầm quan trọng đặc biệt, chúng được sử dụng theo những mục đích khác nhau.

a/ BTVL giúp HS lĩnh hội vững chắc kiến thức Vật lý

Những vấn đề trừu tượng đối với HS, GV dùng bài tập để làm sáng tỏ vấn đề. Ví dụ: "Một vật A đặt trên mặt bàn nằm ngang. Có những lực nào tác dụng vào vật, vào bàn? Có những cặp lực trực đối nào cân bằng nhau? Có những cặp lực trực đối nào không cân bằng nhau?"

Những vấn đề HS chưa hiểu đầy đủ, GV dùng bài tập để hoàn thiện kiến thức. Ví dụ: "An và Bình đi giày patanh, mỗi người cầm một đầu sợi dây. Hỏi hai bạn sẽ chuyển động như thế nào nếu hai người cùng kéo dây về phía mình?"

Những vấn đề HS đã hiểu đầy đủ, GV dùng bài tập để mở rộng phạm vi ứng dụng của kiến thức.

Ví dụ: "Hãy dự đoán xem trong không gian có bao nhiêu điểm mà tại đó lực hút của trái đất lên một vật cũng bằng lực hút của mặt trăng".

Đối với bài tập định tính: HS phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng Vật lý xảy ra trong đời sống hoặc trong kỹ thuật.

Ví dụ: "Theo định luật III Niu – tơn, khi ngựa tác dụng một lực vào xe thì xe cũng tác dụng một lực vào ngựa bằng với lực mà ngựa tác dụng vào xe. Vậy đáng lẽ xe phải đứng yên nhưng tại sao xe chuyển động theo ngựa? Giải thích?".

Đối với bài tập định lượng: HS phải phân tích bản chất hiện tượng Vật lý để tìm ra các mối liên hệ có liên quan. Điều này giúp HS hiểu sâu hơn những quy luật, những khái niệm Vật lý.

Ví dụ: "Một vật có khối lượng m = 450 g nằm yên trên một máng nghiêng một góc 30o so với mặt nằm ngang. Tính độ lớn của lực ma sát giữa vật và máng nghiêng."

24

Thông qua bài tập, SGK đã trình bày các kiến thức Vật lý mới hay hình thành phương pháp Vật lý cho HS dưới dạng các bài tập. Điều này đã mang lại hiệu quả về mặt nhận thức.

Ví dụ: Để trình bày hiện tượng tăng giảm trọng lượng, SGK đã trình bày dưới dạng bài tập về vật trong thang máy, khái niệm nội lực và ngoại lực được trình bày dưới dạng bài toán chuyển động của hệ vật…

b/ BTVL là phương tiện để ôn tập và củng cố kiến thức

Sau một bài học, GV thường dùng bài tập để củng cố kiến thức.

Mục đích: Giúp HS nhớ lại các khái niệm, các định luật có liên quan và đào sâu một số khía cạnh nào đó của kiến thức.

Ví dụ: Sau khi học về sự rơi tự do có thể cho HS giải bài tập: "Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do. Tính thời gian rơi." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối mỗi chương hay đề tài, GV thường dùng bài tập để ôn tập.

Mục đích: Giúp HS hệ thống lại những quy tắc, công thức, những định luật Vật lý của một chương hay một phần chương trình.

Ví dụ: Cuối chương động học chất điểm có thể cho HS làm bài tập sau: "Một ô tô và một xe máy xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, chuyển động thẳng đều từ A đến B. Ô tô đi từ A có vận tốc là 80 km/h và xe máy đi từ B có vận tốc là 40 km/h. Chọn A làm gốc, thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian, chiều từ A đến B là chiều dương. a/ Viết phương trình chuyển động của mỗi xe. b/ Tính thời điểm, vị trí hai xe đuổi kịp nhau. c/ Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe."

c/ BTVL là phương tiện để phát triển tư duy và bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho HS

Bài tập là tình huống có vấn đề để kích thích hoạt động tư duy.

Khi giải bài tập, HS sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hơn và khái quát hóa và các suy luận logic để giải quyết vấn đề.

Việc giải bài tập hình thành ở HS năng lực tự nghiên cứu và bồi dưỡng phương pháp giải quyết các dạng bài tập.

Ví dụ: Để hình thành phương pháp xác định điều kiện để một đại lượng đạt cực đại ta xét bài tập sau: "Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều được cắt thành 2 phần sao cho khi mắc song song thì điện trở tương đương là cực đại. Tìm điện trở mỗi phần biết điện trở toàn dây là R.".

d/ BTVL là phương tiện để HS liên hệ kiến thức vào thực tiễn và kỹ thuật

Đối với bài tập định tính: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng Vật lý trong đời sống và trong kỹ thuật, giúp HS liên hệ kiến thức được học với thực tiễn đời sống.

25

Ví dụ: Sau khi học về định luật III Niu – tơn có thể cho HS giải bài tập: "Giải thích tại sao nếu chúng ta không nhún chân thì sẽ không nhảy lên được".

Đối với các bài tập định lượng: HS có dịp tìm hiểu tính năng tác dụng của các thiết bị, nắm được các thông số kỹ thuật…

Ví dụ: Sau khi học về định luật Ohm, cho HS giải quyết bài toán sau: "Cho nguồn điện có suất điện động E = 24 V, điện trở trong r = 6 dùng để thắp sáng các bóng đèn loại 6 V – 3 W. Có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn đều sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào?".

e/ BTVL là phương tiện để kiểm tra đánh giá năng lực tư duy của HS

BTVL được coi là thước đo sự lĩnh hội kiến thức Vật lý của HS.

Thông qua bài tập, GV sẽ đánh giá được mức độ thu nhận kiến thức cũng như năng lực tư duy của HS. Đối với những bài toán tổng hợp, GV đánh giá HS được cả bề rộng và cả chiều sâu của kiến thức.

Thông qua việc giải bài tập, GV cũng có cơ hội để rèn luyện cho HS những đức tính tốt (tinh thần tự lập, tính cần cù cẩn thận và tinh thần vượt khó,…).

Ví dụ: "Đưa một con lắc có chiều dài l ra khỏi vị trí cân bằng và lên đến đô cao h rồi thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng. Trên đường chuyển động sợi dây vướng vào một cái đinh A nằm ở phía dưới điểm treo. Hỏi quả cầu con lắc sẽ tiếp tục chuyển động như thế nào?"

2.1.4. Các trường hợp sử dụng BTVL

Đề xuất vấn đề học tập hay tạo ra tình huống có vấn đề.

Thông báo kiến thức mới mà trong giờ lí thuyết chưa có điều kiện cập nhật đầy đủ. Hình thành kỹ năng và thói quen thực hành, phát triển năng lực sáng tạo ở HS. Kiểm tra kiến thức HS.

Củng cố, khái quát hóa và ôn tập kiến thức.

Thực hiện các nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, làm quen HS với các thành tựu KHKT và các phương hướng phát triển kinh tế, khoa học của đất nước.

2.1.5. Vị trí của BTVL

Giải BTVL là một phần của đa số các bài học Vật lý, cũng như là nội dung quan trọng của hoạt động ở các nhóm ngoại khóa về Vật lý.

Ở dạng bài học tổng hợp (gồm bốn giai đoạn: Kiểm tra kiến thức, trình bày bài mới, củng cố, ra bài tập về nhà), các bài tập được sử dụng hai lần:

 Mở bài: Khi kiểm tra kiến thức.

 Kết thúc: Để củng cố và đào sâu kiến thức đã học, để kiểm tra các bài tập về nhà, GV thường gọi HS lên bảng trình bày bài giải của mình.

Để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS, GV thường tiến hành các BTVL sau khi học xong một đề tài hoặc một chương, một phần của chương trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

2.2. Phân loại BTVL

2.2.1. Phân loại theo nội dung

a/ Bài tập có nội dung theo các đề tài của môn Vật lý

Người ta phân biệt các bài tập về cơ, nhiệt, điện, quang… Sự phân chia như vậy mang tính chất quy ước vì kiến thức sử dụng trong một bài tập thường không chỉ lấy từ một chương mà có thể lấy từ những phần khác nhau của giáo trình. Việc phân chia thành những nhóm mang tính thống kê dùng để làm tư liệu tham khảo trong giảng dạy.

b/ Bài tập có nội dung kỹ thuật (kỹ thuật tổng hợp)

Đặc trưng: Các điều kiện của bài toán có liên quan đến kỹ thuật hiện đại, sản xuất công nông nghiệp, giao thông vận tải,…

Tác dụng: Giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS nhằm phát triển hứng thú của HS với Vật lý, hướng nghiệp cho HS.

Ví dụ: "Trong cây cối có chất phóng xạ 14C

6 . Độ phóng xạ của một mẫu gỗ tươi và một mẫu gỗ cổ đại đã chết cùng khối lượng lần lượt là 0,25 Bq và 0,215 Bq. Hãy xác định xem mẫu gỗ cổ đại đã chết cách đây bao lâu."

c/ Bài tập có nội dung lịch sử

Đặc trưng: Chứa đựng những kiến thức có đặc điểm lịch sử ; những dữ liệu về các thí nghiệm cổ điển, những phát minh sáng chế hoặc về những câu chuyện có tính lịch sử.

Tác dụng: Để ngoại khóa về lịch sử Vật lý cho HS.

Ví dụ: "Truyền thuyết kể rằng: Hoàng tử Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly là một nhà kỹ thuật rất giỏi. Một lần trong cung điện có một cái cột đá chạm khắc công phu cao và to nhưng lại bị nghiêng và có nguy cơ bị đổ. Việc này không thể dùng sức người để dựng cái cột cho thẳng lại. Vị hoàng tử tài ba ấy đã vận dụng hiểu biết sự co giãn vì nhiệt đã giải thành công bài toán dựng lại cột đá đó. Bạn hãy dự đoán xem làm thế nào để dựng lại cột đá đó?"

d/ Bài tập có nội dung trừu tượng

Đặc trưng: Trong điều kiện của bài toán, bản chất Vật lý được nêu bật lên và những chi tiết không bản chất đã được bỏ bớt.

Tác dụng: Giúp HS dễ dàng nhận ra công thức, định luật hay kiến thức Vật lý có liên quan để HS tập dượt áp dụng các công thức vừa học.

Ví dụ: "Người ta kéo một vật có khối lượng m lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài l và chiều cao h. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k. Hãy xác định lực kéo cần thiết để vật lên đều."

e/ Bài tập có nội dung cụ thể

Đặc trưng: Trong điều kiện của bài toán, HS phải nhận ra bản chất Vật lý và những chi tiết không bản chất được thể hiện đầy đủ.

27

Tác dụng: Tập cho HS phân tích các hiện tượng thực tế cụ thể để làm rõ bản chất Vật lý từ đó vận dụng các kiến thức Vật lý cần thiết để giải.

Ví dụ: "Khi chuyển các hòm gỗ nặng 80 kg từ mặt đất lên sàn ô tô vận tải cao 1,4 m, các công nhân bốc xếp đã dùng tấm ván bằng gỗ dài 2,8 m để bắc cầu từ mặt đất lên sàn xe và đẩy các hòm gỗ trượt trên tấm ván lên xe. Hãy xác định lực đẩy tối thiểu cần thiết để có thể đẩy được các hòm gỗ đó lên xe."

h/ Bài tập vui

Đặc trưng: Trong bài tập chứa đựng các sự kiện, hiện tượng kỳ lạ hoặc vui.

Tác dụng: Làm cho tiết học trở nên sinh động, kích thích và nâng cao được sự hứng thú trong học tập của HS.

Ví dụ: "Tại sao chim đậu trên đường dây điện cao thế lại không bị điện giật?"

2.2.2. Phân loại theo phương thức giải a/ Bài tập định tính a/ Bài tập định tính

Đặc điểm: Tính nhẩm hoặc không cần tính toán. Đa số yêu cầu HS giải thích hiện tượng Vật lý hoặc chứng minh một kết luận.

Hướng giải quyết: HS cần phân tích quá trình Vật lý xảy ra trong kỹ thuật, trong tự nhiên để tìm các quy luật Vật lý có liên quan. Từ đó vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng Vật lý hoặc vận dụng các công thức để chứng minh một kết luận nào đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác dụng: Rèn luyện tư duy logic của HS và tập cho HS biết phân tích bản chất Vật lý của hiện tượng.

Ví dụ: "Có hai dây dẫn, một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài và cùng tiết diện. Nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì khi có dòng điện đi qua, nhiệt lượng tỏa ra ở dây nào lớn hơn?"

b/ Bài tập định lượng

Đặc điểm chung: Bắt buộc phải tính toán. Tùy theo mức độ tính toán mà ta chia bài toán ra hai loại: Bài tập tập dượt và bài tập tổng hợp.

Đặc điểm riêng:

 Bài tập tập dượt: HS chủ yếu vận dụng các công thức vừa học để tính ra kết quả, thường được áp dụng cuối mỗi tiết học.

 Bài tập tổng hợp: HS phải thiết lập nhiều mối liên hệ và các phép biến đổi toán học để giải quyết, thường dùng để ôn tập.

Hướng giải quyết: HS phải phân tích đề bài, xác định các dữ liệu đã cho và cái cần tìm. Từ đó xác định được các mối liên hệ với đại lượng cần tìm dựa vào các qui luật Vật lý. Trên cơ sở có các mối liên hệ, HS có thể tính toán các đại lượng trung gian để xác định đại lượng cần tìm và cuối cùng là biện luận để lấy kết quả phù hợp.

28

Tác dụng:

 Bài tập tập dượt: Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản vừa học, hiểu rõ ý nghĩa của các định luật và các công thức biểu diễn chúng.

 Ví dụ: "Xác định lực Lo – ren – xơ trong hình sau đây:"

Một phần của tài liệu định hướng hành động nhận thức của học sinh khi hướng dẫn giải bài tập chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 25)