8. Những chữ viết tắt trong luận văn
2.2.2. Phân loại theo phương thức giải
a/ Bài tập định tính
Đặc điểm: Tính nhẩm hoặc không cần tính toán. Đa số yêu cầu HS giải thích hiện tượng Vật lý hoặc chứng minh một kết luận.
Hướng giải quyết: HS cần phân tích quá trình Vật lý xảy ra trong kỹ thuật, trong tự nhiên để tìm các quy luật Vật lý có liên quan. Từ đó vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng Vật lý hoặc vận dụng các công thức để chứng minh một kết luận nào đó.
Tác dụng: Rèn luyện tư duy logic của HS và tập cho HS biết phân tích bản chất Vật lý của hiện tượng.
Ví dụ: "Có hai dây dẫn, một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài và cùng tiết diện. Nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì khi có dòng điện đi qua, nhiệt lượng tỏa ra ở dây nào lớn hơn?"
b/ Bài tập định lượng
Đặc điểm chung: Bắt buộc phải tính toán. Tùy theo mức độ tính toán mà ta chia bài toán ra hai loại: Bài tập tập dượt và bài tập tổng hợp.
Đặc điểm riêng:
Bài tập tập dượt: HS chủ yếu vận dụng các công thức vừa học để tính ra kết quả, thường được áp dụng cuối mỗi tiết học.
Bài tập tổng hợp: HS phải thiết lập nhiều mối liên hệ và các phép biến đổi toán học để giải quyết, thường dùng để ôn tập.
Hướng giải quyết: HS phải phân tích đề bài, xác định các dữ liệu đã cho và cái cần tìm. Từ đó xác định được các mối liên hệ với đại lượng cần tìm dựa vào các qui luật Vật lý. Trên cơ sở có các mối liên hệ, HS có thể tính toán các đại lượng trung gian để xác định đại lượng cần tìm và cuối cùng là biện luận để lấy kết quả phù hợp.
28
Tác dụng:
Bài tập tập dượt: Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản vừa học, hiểu rõ ý nghĩa của các định luật và các công thức biểu diễn chúng.
Ví dụ: "Xác định lực Lo – ren – xơ trong hình sau đây:"
Bài tập tổng hợp: Giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy rõ những mối liên hệ khác nhau giữa các phần của chương trình Vật lý. Bên cạnh đó, làm sáng tỏ nội dung Vật lý của các định luật, qui tắc biểu hiện dưới các công thức.
Ví dụ: "Nối bốn vật với nhau bằng những đoạn dây, mỗi vật có khối lượng m rồi đặt chúng trên bàn nằm ngang. Nối vật thứ nhất với một vật có khối lượng 2 m bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc cắm ở đầu bàn. Nếu hệ số ma sát giữa các vật và mặt bàn là k thì gia tốc chuyển động của các vật là bao nhiêu?"
c/ Bài tập đồ thị
Đặc điểm: Các dữ kiện bài toán được cho phải tìm trong các đồ thị cho trước hoặc ngược lại, đòi hỏi HS phải biểu thị quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị.
Hướng giải quyết: Dựa vào đồ thị đã cho để khai thác các dữ liệu, từ đó tìm các mối liên hệ giữa các đại lượng Vật lý, hoặc sử dụng dữ liệu đã cho để vẽ các đồ thị, rồi từ đồ thị xác định các đại lượng cần tìm.
Tác dụng: Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, vẽ đồ thị và mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng mô tả trong đồ thị.
Ví dụ: "Ba điểm 1, 2, 3 trên đồ thị biểu diễn ba trạng thái của cùng một khối lượng khí. Hãy so sánh thể tích của lượng khí đó ở ba trạng thái đã cho."
1 * O T p * 3 2 * v - q < 0 B
29
d/ Bài tập thí nghiệm
Đặc điểm: Phải làm thí nghiệm để lấy các số liệu cần thiết cho việc giải bài tập. Hướng giải quyết: HS phải lập phương án thí nghiệm và lắp ráp thí nghiệm để lấy các số liệu đo từ thí nghiệm. Trên cơ sở có số liệu, dựa vào các qui luật Vật lý để tính toán ra các định lý cần tìm.
Tác dụng: Giáo dưỡng, giáo dục và đánh giá kỹ thuật tổng hợp, đặc biệt giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
Ví dụ: "Trong một phòng được chiếu bởi bóng đèn dây tóc. Không cần dùng thêm một dụng cụ nào khác, hãy xác định trong hai thấu kính hội tụ, cái nào có độ tụ lớn hơn."