Phân loại theo nội dung

Một phần của tài liệu định hướng hành động nhận thức của học sinh khi hướng dẫn giải bài tập chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 29)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

2.2.1. Phân loại theo nội dung

a/ Bài tập có nội dung theo các đề tài của môn Vật lý

Người ta phân biệt các bài tập về cơ, nhiệt, điện, quang… Sự phân chia như vậy mang tính chất quy ước vì kiến thức sử dụng trong một bài tập thường không chỉ lấy từ một chương mà có thể lấy từ những phần khác nhau của giáo trình. Việc phân chia thành những nhóm mang tính thống kê dùng để làm tư liệu tham khảo trong giảng dạy.

b/ Bài tập có nội dung kỹ thuật (kỹ thuật tổng hợp)

Đặc trưng: Các điều kiện của bài toán có liên quan đến kỹ thuật hiện đại, sản xuất công nông nghiệp, giao thông vận tải,…

Tác dụng: Giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS nhằm phát triển hứng thú của HS với Vật lý, hướng nghiệp cho HS.

Ví dụ: "Trong cây cối có chất phóng xạ 14C

6 . Độ phóng xạ của một mẫu gỗ tươi và một mẫu gỗ cổ đại đã chết cùng khối lượng lần lượt là 0,25 Bq và 0,215 Bq. Hãy xác định xem mẫu gỗ cổ đại đã chết cách đây bao lâu."

c/ Bài tập có nội dung lịch sử

Đặc trưng: Chứa đựng những kiến thức có đặc điểm lịch sử ; những dữ liệu về các thí nghiệm cổ điển, những phát minh sáng chế hoặc về những câu chuyện có tính lịch sử.

Tác dụng: Để ngoại khóa về lịch sử Vật lý cho HS.

Ví dụ: "Truyền thuyết kể rằng: Hoàng tử Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly là một nhà kỹ thuật rất giỏi. Một lần trong cung điện có một cái cột đá chạm khắc công phu cao và to nhưng lại bị nghiêng và có nguy cơ bị đổ. Việc này không thể dùng sức người để dựng cái cột cho thẳng lại. Vị hoàng tử tài ba ấy đã vận dụng hiểu biết sự co giãn vì nhiệt đã giải thành công bài toán dựng lại cột đá đó. Bạn hãy dự đoán xem làm thế nào để dựng lại cột đá đó?"

d/ Bài tập có nội dung trừu tượng

Đặc trưng: Trong điều kiện của bài toán, bản chất Vật lý được nêu bật lên và những chi tiết không bản chất đã được bỏ bớt.

Tác dụng: Giúp HS dễ dàng nhận ra công thức, định luật hay kiến thức Vật lý có liên quan để HS tập dượt áp dụng các công thức vừa học.

Ví dụ: "Người ta kéo một vật có khối lượng m lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài l và chiều cao h. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k. Hãy xác định lực kéo cần thiết để vật lên đều."

e/ Bài tập có nội dung cụ thể

Đặc trưng: Trong điều kiện của bài toán, HS phải nhận ra bản chất Vật lý và những chi tiết không bản chất được thể hiện đầy đủ.

27

Tác dụng: Tập cho HS phân tích các hiện tượng thực tế cụ thể để làm rõ bản chất Vật lý từ đó vận dụng các kiến thức Vật lý cần thiết để giải.

Ví dụ: "Khi chuyển các hòm gỗ nặng 80 kg từ mặt đất lên sàn ô tô vận tải cao 1,4 m, các công nhân bốc xếp đã dùng tấm ván bằng gỗ dài 2,8 m để bắc cầu từ mặt đất lên sàn xe và đẩy các hòm gỗ trượt trên tấm ván lên xe. Hãy xác định lực đẩy tối thiểu cần thiết để có thể đẩy được các hòm gỗ đó lên xe."

h/ Bài tập vui

Đặc trưng: Trong bài tập chứa đựng các sự kiện, hiện tượng kỳ lạ hoặc vui.

Tác dụng: Làm cho tiết học trở nên sinh động, kích thích và nâng cao được sự hứng thú trong học tập của HS.

Ví dụ: "Tại sao chim đậu trên đường dây điện cao thế lại không bị điện giật?"

Một phần của tài liệu định hướng hành động nhận thức của học sinh khi hướng dẫn giải bài tập chương 3. sóng cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)