Mục tiêu cổ phần hóa của công ty

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Trang 27)

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài để đầu tƣ, đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Nhà nƣớc có thể giữ nguyên vốn sẵn có của doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phần hoặc nhà nƣớc có thể chia phần vốn của doanh nghiệp ra để nhà nƣớc, cán bộ công nhân viên và các cá nhân tổ chức khác mua cổ phần đóng góp vốn vào doanh nghiệp. Từ việc đóng góp vốn của các chủ sở hữu khác, doanh nghiệp sẽ có lợi thế là dễ huy động vốn hơn, quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn và doanh nghiệp sẽ đƣợc chú trọng vào đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Cổ phần hóa doanh nghiệp còn tạo điều kiện để những ngƣời góp vốn và đặc biệt là cán bộ công nhân viên nắm giữ cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Vai trò của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp không chỉ là ngƣời lao động thuần túy mà còn là những ngƣời chủ thực sự của doanh nghiệp. Từ đó họ cũng sẽ có ý thức làm việc tốt hơn, hăng say lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. Đây chính là vấn đề cốt lõi và mấu chốt để tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quá trình tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp còn là nhu cầu thiết yếu của công ty, nhằm giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh

các sản phẩm truyền thống, đồng thời mở rộng và phát triển đồng bộ các lĩnh vực hoạt động khác mà công ty đang có ƣu thế, tạo nền tảng phát triển một cách ổn định, lâu dài, vững chắc, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Trang 27)