Về quá trình tổ chức, thực hiện

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Trang 72)

Sửa đổi và bổ sung các quy định của pháp luật là điều cần thiết và cấp bách, song trong quá trình tổ chức thực hiện cổ phần hóa, công ty cần phải phát huy tối đa mọi lợi thế để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, cần phối hợp nhịp nhàng giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn tại công ty. Bên cạnh đó cơ quan nhà nƣớc cũng cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện nhanh công tác cổ phần hóa, đồng nghĩa với việc áp dụng hiệu quả những quy định của pháp luật về cổ phần hóa. Cụ thể:

Một là, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa của công ty Supe.

Trong giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa, là giai đoạn cần thiết và quan trọng nhất để phổ biến thông tin tuyên truyền về cổ phần hóa của doanh nghiệp. Có rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm và muốn nắm bắt thông tin khi công ty chuẩn bị tiến hành cổ phần hóa, nên cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thông tin cổ phần hóa trên mọi phƣơng tiện thông tin đại chúng. Không những vậy, công tác tuyên truyền thông tin về cổ phần hóa còn giúp cho bản thân nhà lãnh đạo và ngƣời lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật.

Ở giai đoạn tiến hành cổ phần hóa, vẫn cần phải phổ biến về hoạt động cổ phần hóa, những quy định của pháp luật về cổ phần hóa và tiến trình cổ phần hóa của doanh nghiệp. Cung cấp nguồn thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ Website của công ty, đƣa thông tin lên truyền hình, đài phát thanh và trên các nguồn cung cấp thông tin khác. Hiểu rõ những quy định của pháp luật về cổ phần hóa sẽ tạo cơ hội cho cán bộ công nhân viên tích cực áp dụng pháp luật cổ phần hóa trong công ty.

Hai là, về công tác thanh tra cổ phần hóa

Trong quá trình cổ phần hóa công ty, công tác thanh tra vẫn chƣa chặt chẽ ở quy trình cổ phần hóa nhƣ định giá tài sản doanh nghiệp, xử lý tài chính doanh nghiệp, xử lý nợ tồn đọng, vốn góp liên doanh, liên kết của công ty … dẫn đến tài sản của doanh nghiệp bị thất thoát đi khá nhiều và làm chậm đi tiến độ cổ phần hóa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bộ phận cổ phần hóa ở cả trung ƣơng và địa phƣơng đều kiêm nhiệm nên chƣa tập trung vào công tác chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, dẫn đến công việc bị chậm trễ, kéo dài. Ban chỉ đạo trung ƣơng cổ phần hóa không đủ thẩm

quyền quyết định trực tiếp các đề án, kế hoạch cổ phần hóa của công ty, chỉ có nhiệm vụ hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc và giám sát các bộ ngành, địa phƣơng thực hiện cổ phần hóa. Bên cạnh đó, các phƣơng tiện giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra còn đơn sơ, trong khi do năng lực của cán bộ thanh tra có hạn và thƣờng chỉ giỏi một lĩnh vực chuyên môn nhất định nên không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm tra hết các bƣớc của quy trình cổ phần hóa. Phƣơng thức tiến hành thanh tra còn nặng nề, thủ tục còn phức tạp và chủ yếu mang tính phát hiện mà còn thiếu sự hƣớng dẫn, giúp đỡ công ty trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Nói cách khác, thanh tra mới chỉ thể hiện vai trò là công cụ thắt chặt quản lý mà chƣa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc mà công ty gặp phải trong quá trình chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về cổ phần hóa. Nhƣ vậy vô hình chung công tác thanh tra đã làm việc thi hành pháp luật cổ phần hóa của công ty gặp nhiều khó khăn và vƣớng mắc. Vì thế công tác thanh tra cần thay đổi phƣơng thức làm việc và ý thức làm việc để phần nào hỗ trợ công ty trong việc hƣớng dẫn công ty áp dụng pháp luật cổ phần hóa.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cổ phần hóa trong công ty, nhà nƣớc cần phải tiến hành bổ sung và sửa đổi các quy định pháp luật còn chƣa hợp lý. Cần phải có sự thay đổi pháp luật và phƣơng án áp dụng pháp luật cổ phần hóa để hoàn thiện pháp luật hơn, tạo điều kiện cho công ty vận hành pháp luật vào thực tiễn một cách nhanh chóng và thuận lợi, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mới - mô hình công ty cổ phần.

KẾT LUẬN

Cổ phần hóa Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao là một bộ phận của chƣơng trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp với mục tiêu thay đổi cơ cấu khu vực kinh tế nhà nƣớc. Quá trình cổ phần hóa của Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao nhìn chung đã đạt đƣợc những thành quả đáng khích lệ. Từ giai đoạn chuẩn bị tiến hành cổ phần hóa đến giai đoạn tiến hành cổ phần hóa đều thành công tốt đẹp. Ban lãnh đạo và ngƣời lao động trong doanh nghiệp đều thống nhất tƣ tƣởng cố gắng đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và tạo lợi thế tối ƣu nhất cho công ty để thu hút nhiều nhà đầu tƣ có triển vọng, tạo điều kiện tốt nhất cho tƣơng lai vững mạnh của doanh nghiệp. Để thực hiện thành công cổ phần hóa công ty, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo từ trung ƣơng đến địa phƣơng, và đặc biệt là của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo là tiền đề để ban quản lý đổi mới thực hiện tốt vai trò chỉ đạo của mình, cùng với ngƣời lao động trong doanh nghiệp thực hiện tốt chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về cổ phần hóa, thực thi pháp luật một cách nghiêm chỉnh và khắc phục tối đa những khó khăn, hạn chế trong quá trình cổ phần hóa.

Tuy vậy, thực thi pháp luật cổ phần hóa trong quá trình cổ phần hóa của công ty cũng không thể tránh khỏi những khó khăn vƣớng mắc gây ảnh hƣởng đến tiến trình cổ phần hóa. Mặc dù tiến độ cổ phần hóa đã bị chậm trễ so với dự kiến, nhƣng đó là tình trạng chung mà hầu hết các doanh nghiệp nhà nƣớc tiến hành cổ phần hóa đều mắc phải. Hậu quả đó còn do rất nhiều nguyên nhân từ phía khách quan và chủ quan, và thực tiễn thi hành pháp luật cổ phần hóa tại Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao sẽ là một "nhân chứng" để rút ra đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm trong quá trình

tiến hành áp dụng pháp luật cổ phần hóa, từ đó cho thấy những thành quả mang lại của chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, đƣợc thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh sau khi công ty cổ phần hóa, cho thấy chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta là hoàn toàn đúng đắn.

Trong phạm vi một luận văn, bằng những kiến thức, lập luận của cá nhân và dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo, luận văn tập trung đi sâu vào tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật cổ phần hóa tại Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, qua đó luận văn cũng đi sâu vào đánh giá, chỉ ra những bất cập, hạn chế ở khía cạnh các quy định pháp luật và nêu ra những yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cổ phần hóa, đồng thời có những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc.

Mặc dù luận văn đã cố gắng đƣa ra những cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật cổ phần hóa nhƣng, do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn và trong phạm vi một luận văn thạc sĩ không thể giải quyết thấu đáo, đầy đủ mọi vấn đề, do vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, đánh giá của Hội đồng để luận văn này thực sự mang tính khoa học.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)