HÀNH PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA TẠI CÔNG TY SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO
Trong quá trình tiến hành cổ phần hóa, công ty còn gặp phải khá nhiều khó khăn và vƣớng mắc. Từ đó làm chậm đi quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đồng thời gây ảnh hƣởng đến hiệu quả thi hành pháp luật cổ phần hóa của công ty. Theo lộ trình, công tác cổ phần hóa tại công ty chỉ gói gọn trong 2 năm, nhƣng thực tế thì nó kéo dài đến hơn 3 năm, cho đến 01.01.2010 công ty mới chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Sự chậm trễ đó là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Để cải thiện đƣợc tình trạng trên, trong quá trình cổ phần hóa, công ty cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cổ phần hóa trong công ty. Cụ thể:
Thứ nhất, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công ty
Trƣớc khi cổ phần hóa, công ty có bộ máy quản lý khá cồng kềnh và cơ chế quản lý cứng nhắc. Các đơn vị lãnh đạo còn chƣa sát sao trong việc quản lý thi hành pháp luật trong quá trình cổ phần hóa của công ty. Quá trình thi hành pháp luật cổ phần hóa của các phòng ban, các xí nghiệp còn chậm trễ. Nhiều xí nghiệp, phòng ban còn lơ là trong công tác áp dụng pháp luật và quản lý áp dụng pháp luật, từ đó làm giảm hiệu quả của quá trình thi hành pháp luật cổ phần hóa. Nguyên nhân cũng là do bộ máy quản lý cồng kềnh,
phân công công việc còn chƣa rõ ràng, chƣa cụ thể và chƣa gắn liền trách nhiệm công việc với chức vụ nắm giữ. Nhiều cá nhân đặc biệt là những cá nhân có chức vụ quản lý trong công ty còn mang nặng tƣ tƣởng sợ mất chức quyền và lợi ích cá nhân nên không nhiệt tình với công tác cổ phần hóa. Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cổ phần hóa tại công ty thì trƣớc hết cần phải làm gọn nhẹ bộ máy quản lý, gắn chặt chức vụ với trách nhiệm công việc đƣợc giao, tránh tình trạng ỷ lại trong công tác áp dụng pháp luật cổ phần hóa, nâng cao tƣ tƣởng nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong công việc của ngƣời lãnh đạo trong công ty để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cổ phần hóa.
Thứ hai, về thực thi các văn bản thi hành pháp luật cổ phần hóa.
Văn bản về cổ phần hóa đƣợc nhà nƣớc ban hành ra khá nhiều. Song để áp dụng các văn bản đó vào thực tiễn một công ty cụ thể thì còn nhiều vấn đề vƣớng mắc nhƣ các văn bản ban hành ra còn chung chung, nhiều vấn đề xảy ra trong công ty mà các văn bản đó không hề có hƣớng dẫn cụ thể, dẫn tới tình trạng khó áp dụng pháp luật. Tổng công ty Hóa chất phải ra các văn bản để hƣớng dẫn áp dụng pháp luật cổ phần hóa. Tổng công ty là cơ quan trực tiếp điều hành công ty tiến hành cổ phần hóa nên các văn bản phải đƣợc trình lên cơ quan lãnh đạo của Tổng công ty xem xét. Nhƣng nhìn chung các văn bản này còn phải chờ đợi khá lâu để đƣợc các cấp lãnh đạo của tổng công ty ký duyệt. Nên hoạt động này cũng gây mất thời gian khá nhiều trong quá trình công ty cổ phần hóa, đồng thời làm chậm tiến độ thi hành pháp luật cổ phần hóa tại công ty. Từ đó yêu cầu đặt ra là cơ quan nhà nƣớc cần phải sửa đổi và bổ sung văn bản pháp luật cổ phần hóa, hƣớng dẫn cụ thể và chi tiết hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty dễ áp dụng pháp luật. Sự điều hành của tổng công ty là cần thiết, nhƣng cần phải giải quyết đƣợc vấn đề chờ đợi ký duyệt văn bản, làm chậm đi tiến độ áp dụng pháp luật tại công ty.
Thứ ba, về chi phí cho công tác cổ phần hóa
Trong quá trình cổ phần hóa, công ty cần nhiều chi phí cho các công việc nhƣ định giá tài sản doanh nghiệp, tìm tổ chức tƣ vấn đấu giá cổ phần, tổ chức các cuộc họp phổ biến về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, tổ chức các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, tổ chức các buổi đấu giá cổ phần công khai....Các hoạt động đó cần cung cấp rất nhiều chi phí nhƣng do công ty đang trong giai đoạn "chuyển mình" nên nguồn tài chính cung cấp cho công tác cổ phần hóa còn hạn chế. Chính vì thế mà tiến độ cổ phần hóa công ty bị chậm lại, đồng nghĩa với việc áp dụng pháp luật cổ phần hóa kém hiệu quả hơn. Trong thời buổi kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, công việc muốn hoàn thành nhanh và đạt hiệu quả cao thì nguồn tài chính phải luôn chuẩn bị sẵn sàng. Giảm đi khâu chờ đợi tài chính để tiến hành công việc. Nhƣ vậy vấn đề đặt ra là cần huy động đầy đủ ngay nguồn tài chính chi tiêu cho công tác cổ phần hóa khi cần thiết, để đảm bảo cho mọi hoạt động cổ phần hóa đƣợc nhanh và gọn nhẹ. Các cuộc họp phổ biến công khai cũng đƣợc tiến hành nhanh chóng, giúp cho cán bộ công nhân viên và các cổ đông hiểu rõ về chính sách cổ phần hóa của công ty. Từ đó thúc đẩy nhanh công tác thi hành pháp luật cổ phần hóa tại công ty.
Thứ tư, việc ổn định tâm lý cho cán bộ công nhân viên công ty khi tiến hành cổ phần hóa.
Nhiều cán bộ công nhân viên trong công ty không hiểu rõ ƣu điểm khi công ty tiến hành cổ phần hóa, chỉ lo mình bị mất quyền và lợi ích khi công ty không còn tồn tại chế độ nhà nƣớc bao cấp nhƣ trƣớc nữa nên nhiều cán bộ công nhân viên còn chây lỳ trong việc áp dụng pháp luật cổ phần hóa, đặc biệt là cán bộ công nhân viên bị thuyên chuyển công tác, cán bộ công nhân viên làm trong các phòng ban bị sáp nhập hay cán bộ công nhân viên nằm trong chính sách tinh giảm biên chế bị cắt hợp đồng hay về hƣu sớm... Họ sẵn có
một tƣ tƣởng lo sợ quyền lợi của mình bị vi phạm và tƣ tƣởng trì trệ không muốn thay đổi. Vậy muốn nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật cổ phần hóa thì điều quan trọng là thay đổi tƣ tƣởng nhận thức của cán bộ công nhân viên bằng cách mở ra các cuộc họp hội nghị để phổ biến chính sách pháp luật cổ phần hóa cho ngƣời lao động. Họ hiểu và nắm bắt rõ quyền và lợi ích của mình không bị vi phạm thì sẽ nhanh chóng thi hành pháp luật cổ phần hóa một cách nghiêm chỉnh và chuẩn xác.
Thứ năm, về hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa doanh nghiệp.
Hiện tại các quy định pháp luật về cổ phần hóa còn nhiều bất cập. Một số văn bản pháp quy ban hành chậm. Không ít cơ chế chính sách không phù hợp với cơ chế thị trƣờng, nhƣng chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời. Các văn bản về cổ phần hóa phần nhiều mới là những thông tƣ, chỉ thị, quyết định chƣa tạo đƣợc nền tảng pháp lý vững chắc cho cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy, khi cổ phần hóa có rất nhiều vấn đề từ thủ tục tiến hành cổ phần hóa đến các vấn đề kinh tế khác sẽ phát sinh đòi hỏi phải đƣợc xử lý trên cơ sở pháp lý công khai, minh bạch, vì thế họ đã ban hành đạo luật liên quan. Rõ ràng, chúng ta cần khẩn trƣơng rút kinh nghiệm trong quá trình tiến hành cổ phần hóa vừa qua để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cổ phần hóa.
Thứ sáu, cần liên kết các đơn vị thành viên gắn chặt với công ty trong công tác triển khai áp dụng pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp, để tiến hành cổ phần hóa công ty một cách nhanh chóng và gọn nhẹ.
Trƣớc khi công ty cổ phần hóa toàn bộ, công ty đã tiến hành thí điểm cổ phần hóa 4 xí nghiệp thành các công ty độc lập. Từ việc cổ phần hóa 4 xí nghiệp trên là cơ sở và rút ra bài học kinh nghiệm để tiến hành cổ phần hóa toàn bộ công ty. Công ty còn có trụ sở kinh doanh ở Hải Dƣơng - Đây là địa bàn có tiềm năng lớn của công ty, song do hai địa điểm cách nhau khá xa nên
trong quá trình thi hành pháp luật cổ phần hóa còn gặp nhiều vƣớng mắc. Sự điều hành của tổng công ty với các đơn vị thành viên còn gặp nhiều khó khăn do không trực tiếp điều hành và chỉ đạo đƣợc. Không những vậy sự gắn kết các đơn vị thành viên với công ty trong quá trình thi hành pháp luật cổ phần hóa là rất ít. Bên cạnh đó công tác chỉ đạo lãnh đạo còn nhiều yếu kém nên việc thi hành pháp luật cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, cần liên kết và thắt chặt các đơn vị thành viên với công ty trong quá trình áp dụng pháp luật cổ phần hóa dƣới sự điều hành và chỉ đạo của Tổng công ty. Thi hành pháp luật nghiêm chỉnh đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc.
Tóm lại, tiến độ cổ phần hóa có nhanh đƣợc hay không là do việc thi hành pháp luật cổ phần hóa có hiệu quả và nhanh chóng hay không. Chính vì vậy công ty cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhƣ trên để việc áp dụng pháp luật đƣợc hiệu quả và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Tránh đi tình trạng áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, dẫn tới tình trạng khập khiễng giữa thực tiễn và pháp lý.