Phương hướng giải quyết đối với lao động dôi dư

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 87)

Trong giai đoạn đổi mới, sắp xếp lại DNNN bên cạnh những đóng góp hết sức to lớn cho sư tăng trưởng và phát triển đất n thì quá trình đó cũng để lại không ít những khó khăn, nhưng vấn đề nổi cộm và bức bách nhát vẫn là “giải quyết việc làm cho lao động dôi dư”.

Theo thống kê chưa chính thức của Bộ lao động thương binh và xã hội, đến năm 2011, Việt Nam có khoảng 140.000 lao động dôi dư. Từ số liệu trên ta thấy hiện nay và trong giai đoạn một vài năm tới thì lượng lao động cơ dôi

83

dư trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại DNNN là khá lớn, lực lượng này nếu không được tính toán để giải quyết bố trí việc làm sẽ trở thành gánh nặng rất lớn đối vớ xã hội. Bên cạnh lượng lao động dôi dư trong các DNNN, số lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp ngoài xã hội cũng đáng báo động. Vì vậy chúng ta cần tiến hành nghiên cứu dự báo chính xác số lao động này để gắn kết lao động với chiến lược phát triển kinh tế xã hội góp phần giảm thất nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh trong các DN.

Vấn đề lao động cơ dôi dư trong các DNNN cũng có đặc điểm đáng lưu ý: đa số lực lượng này là người có trình độ kỹ thuật, khả năng nhận thức ở một giác độ nhất định. Vì vậy giải quyết cho họ thuyên chuyển sang những ngành nghề phù hợp hoặc đưa đi đào tạo, đào tạo lại là một việc làm quan trọng góp phần toàn dụng lao động cơ, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có để tăng trưởng và phát triển đất nước.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải phát huy triệt để nguồn nội lực, đồng thời tận dụng nguồn ngoại lực để phát triển. Trên thực tế, nguồn nội của nước ta chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, trong đó tài nguyên thiên nhiên thì bị hạn chế về số lượng và chất lượng. Nếu bị khai thác quá nhiều, nguồn tài nguyên đó sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy, chỉ có nguồn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước. Do đó, tận dụng triệt để nguồn nhân lực là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện tốt chủ trương này, vấn đề đặt ra là phải giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp toàn xã hội nói chung và số lao động cơ dôi dư trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN nói riêng.

Lao động là quyền chính đáng của mỗi người, Nhà nước và xã hội phải bảo vệ quyền lợi này của NLĐ. Do đó, vấn đề lao động dôi dư, theo tác giải cần phải giải quyết trên những nguyên tắc sau:

84

o DNNN cùng chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề lao động dôi dư và bố trí việc làm.

o Đảm bảo đúng pháp luật không gây mất ổn định xã hội.

o Tuỳ theo loại lao động mà áp dụng chính sách khuyến khích hỗ trợ thêm hay áp dụng chính sách hiện hành theo quy định của pháp luật.

a. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Theo tác giả, để giải quyết chính sách lao động dôi dư sau CPH, Nhà nước cần phải:

Thứ nhất: Ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định chung về

chế độ của NLĐ dôi dư khi DNNN thực hiện CPH hoặc sắp xếp lại. Hệ thống văn bản chồng chéo, phức tạp hiện nay không chỉ khó áp dụng cho các DN mà còn có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa những NLĐ với nhau. Quy định thêm chính sách đối với NLĐ dôi dư ký Hợp đồng lao động dưới 12 tháng.

Thứ hai: Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật về việc chuyển đổi

hình thức sở hữu DNNN sao cho tận dụng tối đa số lao động hiện có trong DN. Tránh tình trạng đẩy một lực lượng dư thừa quá lớn ra tham gia vào thị trường thất nghiệp của xã hội. Có thể mở các lớp đào tạo lại, nâng cao trình độ, tay nghề cho NLĐ để họ có thể tiếp tục đảm nhận công việc sau khi công ty CPH.

Thứ ba: Bổ sung chính sách với NLĐ trong việc sắp xếp, cơ cấu lại

DNNN. đặc biệt là hỗ trợ về tài chính và đào tạo nghề để NLĐ có thể tham gia thị trường lao động.

Thứ tư: Kết hợp việc giải quyết lao động dôi dư, thực hiện các chương

trình, mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm như ban hành các văn bản khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đơn giản hoá thủ tục thành lập các loại hình DN để tạo điều kiện cho NLĐ tự tạo việc làm bằng cách thành lập các loại hình DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…

85

đối với việc tuyển chọn lao động và xử lý lao động dôi dư trong DN nhằm tránh việc nhà nước giải quyết hậu quả việc tuyển dụng dẫn đến đôi dư lao động và không đảm bảo việc làm cho họ.

Thứ sáu: Xem xét việc giải quyết đầu ra về NLĐ.Tạo điều kiện về đổi

mới lao động đối với các DNNN.

Về lâu dài, ngoài những biện pháp trên, Nhà nước cần phải:

- Đẩy mạnh việc thực chương trình quốc gia giải quết việc làm và được chính phủ phê duyệt.

- Mở rộng sản xuất kinh doanh để thu thêm nhiều lao động mới (đây là cái mốc để giải quyết vấn đề lao động) bằng cách mở rộng thị trường, thay đổi hướng sản xuất kinh doanh đào tạo, đào tạo lại đối với NLĐ trước. Đây là một vấn đề khó đối với một đất nước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vì hệ thống giáo dục của ta chưa thật sự còn nhiều vấn đề cần bàn cãi: Nếu không làm tốt được công tác này thì sự chuyển dịch lao động (trong nội bộ DN và giữa các DN, giữa các vùng, khu vực và trong toàn bộ xã hội) là rất khó khăn.

b. Kiến nghị đối với các DN

Đối với các DN, để giải quyết vấn đề lao động dôi dư, theo tác giả Nhà nước cần quy định các vấn đề sau:

- Đối với lao động cần thiết cho sản xuất nhưng trước mắt không sắp xếp được thì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bố trí việc làm không trọn tháng, không trọn tuần hoặc trọn ngày (nghỉ luân phiên). Đối với công nhân trẻ có tay nghề thì nếu họ tự nguyện thì cho nghỉ dài hạn không lương, không tính thời gian công tác liên tục.

Điều chỉnh nơi thừa sang nơi thiếu, nhất là lao động kỹ thuật, thủ trưởng các ngành và chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm điều chỉnh trong ngành và địa phương mình có trình độ tay nghề nhưng không còn phù hợp với thực tế.

86

- Đối với lao động không có nhu cầu sử dụng thì từng bước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Hỗ trợ NLĐ dôi dư tìm việc làm mới ngoài DN cũ thuộc các thành phần kinh tế. Ngoài một bộ phận lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có khả năng tiếp thu nhanh công việc mới thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng ở các trường líp sau đó quay trở lại DN vẫn còn một số không nhỏ lao động dôi dư sẽ phải làm việc ngoài DN cũ bằng các công việc mới phù hợp hoặc không phù hợp với khả năng của bản thân. Để giúp đỡ các đối tượng này tìm việc làm DN và những người được ở lại DN cần có khoản hỗ trợ những người này cộng với khoản hỗ trợ và kinh phí khác của Nhà nước để tạo việc làm mới. Cần có chính sách kích cầu lao động như hỗ trợ vốn ban đầu cho những người kinh doanh nhỏ, cho các DN vừa và nhỏ, phát triển các chương trình tạo công ăn việc làm cho NLĐ, xuất khẩu lao động, qua đó giảm sức ép về dư thừa lao động, chuyển dịch lao động dư thừa ở DN sau CP hoá sang khu vực DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt chính sách giảm cung về lao động, bao gồm các chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách di dân sang khu vực ít bị sức ép dư thừa lao động

- Ngoài ra DN cũng cần có chính sách khuyến khích NLĐ nhàn rỗi trong DN chủ động tự tạo việc làm bên ngoài. Đồng thời động viên những người có việc làm đóng góp ủng hộ các lao động nói trên, như thành lập quỹ tương thân tương ái, giúp nhau làm kinh tế...

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 87)