Nguồn kinh phí và trách nhiệm chi trả chế độ cho NLĐ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 71)

a) Nguồn kinh phí chi trả cho NLĐ

Theo Điều 7 Nghị định 91, Nguồn kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư do thực hiện CPH công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được lấy từ:

- Tiền bán CP lần đầu, bán DN.

- Trường hợp không đủ thì được bổ sung từ:

a) Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đối với công ty trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; toàn bộ tổng công ty, toàn bộ tập đoàn, công ty mẹ.

b) Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ đối với công ty trực thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ. Trường hợp không đủ thì được bổ sung từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Theo Điều 4 quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con ban hành theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính – Sau đây gọi tắt là Quy chế 09, nguồn kinh phí chi trả cho NLĐ từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước. Theo đó Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho các công ty; cơ quan bảo hiểm xã hội; cơ sở dạy nghề cho NLĐ dôi dư; các tổ chức được thành lập để giải quyết lao động dôi dư trong các công

67

ty bị giải thể, phá sản; đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh kể cả phần kinh phí giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 91. Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý và điều hành.

- Nguồn của Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư bao gồm:

+ Nguồn thu từ CP hoá DN thành viên, công ty con, đơn vị phụ thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ quy định tại Điều 45 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.

+ Nguồn thu từ bán, giải thể, phá sản đối với các DN thành viên, công ty con, đơn vị phụ thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ theo quy định của Chính phủ.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Khoản thu khác (nếu có).

- Các DN được hỗ trợ kinh phí giải quyết chế độ cho NLĐ dôi dư do sắp xếp lại DN 100% vốn nhà nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu tính toán khi xác định chế độ chi trả cho NLĐ. Có trách nhiệm trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định, quyết toán đầy đủ nguồn thu từ CP hoá để chi trả trợ cấp cho NLĐ dôi dư theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 9, quy chế 09)

b) Trách nhiệm chi trả các chế độ đối với NLĐ

Đối với các Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện CPH, trách nhiệm chi trả chế độ với NLĐ được quy định tại Điều 8 Nghị định 91 thuộc các chủ thể sau:

68

hữu chịu trách nhiệm giải quyết chế độ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3, khoản 1 Điều 4 Nghị định 91 và chế độ thôi việc, mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động cho NLĐ không thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 91 từ Quỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Trường hợp không đủ thì được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 91.

- Quỹ Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định của Nghị định 91.

Đối với các DNNN khác thực hiện CPH trách nhiệm chi trả chế độ với NLĐ được quy định tại Điều 8, Nghị định 41 thuộc các chủ thể sau

+ DN chịu trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm theo quy định trên cho NLĐ.

+ Những DN thật sự khó khăn về tài chính, sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (nếu có) mà vẫn không đủ nguồn để giải quyết chế độ mất việc cho NLĐ dôi dư thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư.

+ NLĐ tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 41.

- Theo Điều 12 quy chế 09, sau khi nhận được kinh phí từ Quỹ, DN có trách nhiệm:

+ Niêm yết công khai tại công ty mức kinh phí được hưởng của từng NLĐ. + Tổ chức chi trả trợ cấp cho NLĐ dôi dư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí.

+ Việc chi trả phải đúng đối tượng, đúng số tiền và theo danh sách đã được phê duyệt; phải lập phiếu chi theo quy định hiện hành; lập bảng kê NLĐ nhận trợ cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 quy chế này. NLĐ, người đại diện được uỷ quyền hoặc người quản lý di sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự ký nhận tiền trợ cấp vào phiếu chi và bảng kê.

69

đầy đủ chế độ cho NLĐ, thì trách nhiệm chi trả tiếp chế độ cho NLĐ được quy định tại điểm c, khoản 3, điều 14, Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ như sau: “Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền tài sản của DN, theo qui định tại điều 31 của Bộ Luật lao động đã sửa đổi bổ sung mà NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động thì NSDLĐ kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ kể cả thời gian NLĐ làm việc cho NSDLĐ liền kề trước đó”. Như vậy, trách nhiệm trả chế độ cho NLĐ do Công ty được CPH

thực hiện, nếu trước khi CPH, DNNN chưa thực hiện các chế độ cho NLĐ Chính sách đối với lao động dôi dư là chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của NLĐ trong quá trình sắp xếp công ty nhà nước. Việc giải quyết chính sách cho NLĐ dôi dư tiến hành qua nhiều bước, thủ tục liên quan đến nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau. Để thực hiện đúng quyền lợi ích cho NLĐ dôi dư, tránh sai sót, Nhà nước cần hoàn thiện các quy địnhcủa pháp luật hiện hành.

70

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

Vì thời gian nghiên cứu cũng như khả năng nghiên cứu có giới hạn nên tác giải không thể đưa ra được nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện hay khắc phục được tất cả các hạn chế của luật thực định hiện nay. Tác giả chỉ đưa ra một vài kiến nghị đối với một số hạn chế của luật thực định đối với nội dung này.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)