Phương hướng hoàn thiện chính sách bán CP ưu đã cho NLĐ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 77)

Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách bán CP ưu đãi cho NLĐ, tác giả có một số kiến nghị sau:

Về số lượng cổ phiếu NLĐ được mua: Ưu đãi này sẽ được thực hiện

theo hai tiêu chí: thâm niên công tác và hệ số tiền lương; không nên chỉ thực hiện theo thâm niên công tác hiện nay, bởi như vậy sẽ không công bằng với

73

những người có tay nghề cao, có nhiều cống hiến cho DN. Giả sử, một lao động giản đơn có hệ số lương bằng 1 (mức lương tối thiểu) được mua tối đa 10 cổ phiếu cho mỗi năm làm việc với mệnh giá 100.000đ/cổ phiếu, thì NLĐ phức tạp có hệ số lương bằng 4 sẽ được mua 40 cổ phiếu cho mỗi năm làm việc tại DN. Mỗi lao động có mức cống hiến cho công ty khác nhau sẽ nhận được ưu đãi khác nhau.

Số cổ phiếu tối đa được mua cho mỗi năm làm việc nên quy định tùy theo giá trị của từng DN khi CPH, chứ không nên quy định chung một cách cứng nhắc con số tuyệt đối như hiện nay. Mỗi công ty khi CPH sẽ có lượng CP phát hành khác nhau, số lượng NLĐ được mua CP khác nhau. Do đó, để bảo đảm quyền của NLĐ trong DN, Nhà nước nên quy định tỷ lệ số lượng CP tối đa được bán cho NLĐ. Theo ý kiến riêng của tác giả, tỷ lệ CP NLĐ trong DN được đăng ký mua tối đa là 35% vốn điều lệ, trên cơ sở đó, tùy tình hình cụ thể của từng DN mà phân bổ mỗi NLĐ sẽ được đăng ký mua tối đa bao nhiêu.

Về giá cổ phiếu: Thực tế cho thấy CP của phần lớn các DN được các

nhà đầu tư đấu giá rất cao, làm cho giá mua CP ưu đãi của NLĐ cũng cao theo, thậm chí là giá thị trường ảo, dẫn đến việc nhiều NLĐ tại DN khó đủ tiền để mua hết cổ phiếu ưu đãi. Điều này dẫn đến tình trạng thu gom, mua lại CP với số lượng lớn để biến DN thành sở hữu của một nhóm người hoặc một tổ chức, còn một bộ phận không nhỏ NLĐ trong DN trở thành người làm công ăn lương. Như vậy, khó có thể đảm bảo được chủ trương tạo điều kiện cho NLĐ được sở hữu CP, gắn bó và làm chủ DN. Do đó cần quy định giá ưu đãi của NLĐ sao cho đúng với bản chất của ưu đãi: NLĐ có thể mua cổ phiếu với giá thấp hơn mệnh giá cổ phiếu hoặc gần bằng mệnh giá cổ phiếu.

Nhà nước thành lập quỹ hỗ trợ công nhân mua cổ phiếu: Như đã phân

tích, công nhân ở những nước đang phát triển như nước ta thường có ít hoặc không có vốn tích lũy (tiền lương thấp, giá cả sinh hoạt cao), bởi vậy, nếu

74

không lập quỹ này thì chủ trương bán cổ phiếu ưu đãi cho công nhân sẽ không khả thi, hoặc sẽ diễn ra tình trạng bán “lúa non” như đã nói ở trên.

Trước đây, tại Khoản 2 điều 27 Nghị định 62/2004/NĐ-CP, quy định “Người lao động nghèo trong DN CPH được mua chịu CP theo giá ưu đãi,

được hoãn trả trong ba năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi suất”. Đây là một quy định rất hay là: NLĐ nghèo được mua chịu

cổ phiếu và hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo, không phải chịu lãi. Thế nhưng, số cổ phiếu trả dần dành cho NLĐ nghèo không quá 20% tổng số cổ phiếu Nhà nước bán giá ưu đãi. Đây được coi là một thứ quỹ hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay quy định này đã hết hiệu lực. Theo tác giá, việc khôi phục lại quy định này sẽ là một ưu đãi rất lớn cho NLĐ, để tăng khả năng NLĐ thực sự mua được CP, trở thành cổ đông Công ty.

NLĐ được vay với lãi suất ưu đãi tùy thuộc vào cổ tức hằng năm chia cho mỗi cổ phiếu: Theo chủ trương này, vẫn cần giữ lại quy định cho NLĐ mua chịu cổ phiếu không phải trả lãi. Hoặc nếu có, lãi suất chỉ nên bằng 1/3 cổ tức năm trước hằng năm. Ví dụ, nếu công ty trả cổ tức năm trước là 12%, tức là 1.200đ cho mỗi cổ phiếu mệnh giá 10.000đ và với lãi suất bằng 1/3 cổ tức, thì NLĐ phải trả lãi là 400đ cho mỗi cổ phiếu mà họ vay tiền để mua. Nếu năm sau công ty trả cổ tức là 15%, tức 1500đ/cổ phiếu, thì NLĐ phải trả lãi là 500đ cho mỗi cổ phiếu so với năm trước. Quy định linh hoạt như thế này sẽ thể hiện sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước đến NLĐ, đồng thời cũng thể hiện nguyên tắc: làm việc có hiệu quả thì hưởng nhiều, làm việc kém hiệu quả thì hưởng ít. Do đó, chủ trương này sẽ kích thích sự hăng say lao động và sáng tạo của công nhân. Khi đó, họ trở thành ông chủ thực sự của DN, chứ không còn là ông chủ “trên danh nghĩa” nữa.

NLĐ không được nhận cổ tức trực tiếp, mà công ty chuyển số cổ tức này cho quỹ hỗ trợ để trừ vào tiền lãi, phần còn lại trừ vào số tiền mà NLĐ

75

vay để mua cổ phiếu: Khi nào trừ hết được tiền vay thì khi đó NLĐ mới được lĩnh cổ tức hằng năm. Đây được coi là hình thức tích lũy hộ NLĐ mà không ảnh hưởng gì đến mức sống của họ so với trường hợp không có quỹ. Điều này rất có lợi cho NLĐ vì chỉ sau một khoảng thời gian nhất định họ sẽ có được một số vốn tích lũy. Đây là chiến lược tạo ra sở hữu cho những NLĐ liên hiệp (như C.Mác đã nói), mà nếu không có chiến lược này thì khó có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội.

Trả một phần lương bằng CP cho NLĐ: Đây là một biện pháp mới đã được một số công ty áp dụng. Tại công ty CP Hợp Nhất Việt Nam (Số 1, lô

12B, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đã triển khai thành công chính sách này:

tất cả các nhân viên có thời gian làm việc trên 1 năm được quyền sử dụng tối đa 20% tiền lương hàng tháng để mua CP của Cty với mức giá bằng với mệnh giá, liên tục trong vòng 5 năm. Đối với các nhân viên, tổng mệnh giá CP tối đa mà 1 nhân viên được mua trong 5 năm là 25 triệu đồng; đối với cán bộ cấp trưởng phòng, phó phòng, tổng mệnh giá được mua là 50 triệu đồng. Riêng đối với các cán bộ cấp cao, giá trị CP bán theo mệnh giá được mua sẽ dựa trên các đóng góp của cán bộ đó cho sự phát triển của Cty. [60]

Ngoài ra, pháp luât nước ta hiện nay chưa có quy định về trường hợp một bộ phận của DN đã CPH, nay lại CPH toàn bộ DN thì giải quyết quyền mua CP ưu đãi của NLĐ thế nào? Trong thực tế có DN được CPH một bộ phận từ trước theo phương án thí điểm. Nay theo chỉ đạo sẽ CPH toàn bộ DN. Tuy nhiên, do sự “hổng” của pháp luật và cách giải quyết của địa phương không có cơ sở dẫn đến việc cắt giảm quyền mua CP của NLĐ đối với bộ phận được CPH thành công ty độc lập, đồng thời cũng cắt luôn quyền mua CP ưu đãi của NLĐ trước đây làm việc tại công ty nhà nước và hiện tại là NLĐ trong công ty CP được hình thành từ một bộ phận của DNNN. Pháp luật cần nhanh chóng hoàn thiện lỗ hổng này. Theo ý kiên tác giả, để đảm bảo tối đa

76

quyền lợi cho NLĐ, giúp họ thực sự có thể trở thành một phần chủ sở hữu của DN, Pháp luật nên quy định mở theo chiều hướng mở rộng quyền mua CP của NLĐ trong công ty.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 77)