Thực hiện chế độ dân chủ tại DNNN CPH

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 48)

Tạo điều kiện để NLĐ được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ; Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với NLĐ; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho NLĐ và thiết lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh, ngày 28 tháng 5 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2007/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty CP, công ty trách nhiệm hữu hạn (Gọi tắt là NĐ 87). Để phát huy thực hiện quyền dân chủ ở Công ty, NLĐ trong các DNNN CPH có những quyền sau:

Ngƣời quản lý công ty phải công khai cho NLĐ đƣợc biết các nội dung sau đây:

Các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan trực tiếp đến NLĐ.

 Nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty, của phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội.

44

 Các nội quy, quy chế, quy định của công ty.

 Nội quy lao động, trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy móc, thiết bị; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;

 Quy chế tiền lương, tiền thưởng;

 Quy định về định mức lao động, định mức khoán;

 Các quy định về thi đua, khen thưởng.

Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ trong công ty liên quan đến NLĐ.

 Mức trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hàng năm theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên;

 Trích nộp kinh phí công đoàn;

 Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Công khai tài chính hàng năm của công ty về các nội dung liên quan đến NLĐ.

Điều lệ công ty.

Các nội dung khác theo quy định của pháp luật. (Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 87)

Tuỳ theo nội dung công khai, người quản lý công ty chủ trì, phối hợp với tổ chức Công đoàn lựa chọn những hình thức công khai sau đây:

Thông báo tại Hội nghị NLĐ trong công ty.

Thông báo trong các hội nghị giao ban.

Thông báo trực tiếp cho NLĐ hoặc qua hệ thống thông tin nội bộ của công ty.

Thông báo cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

Thông báo cho Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời công ty.

45

Các hình thức khác. (Điều 7, Nghị định 87)

NLĐ đƣợc tham gia cho ý kiến các vấn đề sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, quy định về: oNội quy lao động, trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy móc, thiết bị; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;

o Quy chế tiền lương, tiền thưởng;

o Quy định về định mức lao động, định mức khoán; o Các quy định về thi đua, khen thưởng.

Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trước khi ký kết.

Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động.

Các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ. (Điều 8, Nghị định 87)

NLĐ đƣợc quyết định các vấn đề sau:

Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Thông qua nội dung thoả ước lao động tập thể; các nội dung sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trước khi người đại diện Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời công ty ký kết với người quản lý công ty.

Thông qua Nghị quyết Hội nghị NLĐ.

Các nội dung khác theo quy định của pháp luật. (Điều 10, Nghị định 87)

46

NLĐ giám sát các vấn đề sau:

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị NLĐ.

Thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, điều lệ của công ty.

Thực hiện thoả ước lao động tập thể.

Thực hiện hợp đồng lao động.

Thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ; việc thu và sử dụng các loại quỹ do NLĐ đóng góp.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động.

Kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm. (Điều 12, Nghị định 87)

Ngoài ra, NLĐ có quyền gia nhập các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật (Điều 3 Nghị định 87).

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định nghĩa vụ của người quản lý công ty trong việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) tại Công ty CP như sau:

Người quản lý và NLĐ trong công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chấp hành các nội quy, quy chế của công ty và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người quản lý và NLĐ. (Điều 3 Nghị định 87)

Tổ chức Hội nghị NLĐ trong công ty

o Hàng năm người quản lý công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị NLĐ trong công ty.

o Nội dung chủ yếu của Hội nghị NLĐ là bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của công ty; những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

47

Ngoài ra, Công Đoàn là một bộ phận quan trọng góp phần thực hiện QCDC ở công ty, do đó Điều 4 Nghị định 87 quy định Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong phát huy dân chủ của NLĐ như sau:

- Công đoàn công ty là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ và tập thể NLĐ, có trách nhiệm tổ chức để NLĐ thực hiện quyền được biết, được tham gia, được kiểm tra, giám sát và được quyết định những vấn đề trực tiếp liên quan đến NLĐ.

- Chủ tịch Công đoàn công ty hoặc người do Ban Chấp hành Công đoàn công ty ủy quyền được mời dự họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên công ty và được tham gia ý kiến về vấn đề liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể NLĐ trong công ty.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, sau 03 năm thực hiện Nghị định 87/CP đã có 55% số công ty CP, công ty TNHH có công đoàn tổ chức được hội nghị NLĐ, trong đó có một số tỉnh, thành phố, ngành có số công ty CP, công ty TNHH đã thành lập công đoàn tổ chức hội nghị NLĐ đạt tỷ lệ khá cao. Điển hình là: Quảng Ninh 80,8%, Quảng Bình 80,5%, Sơn La 74,7%, Tiền Giang 71,9%, Lào Cai 70,4%,Hải Dương 68%, Tuyên Quang 67,8%, Hà Nội đạt 61%… các ngành: Đường sắt Việt Nam đạt 78,5%, Giao thông - Vận tải Việt Nam 68,8%... [55] Việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở trong DN cũng còn một số tồn tại. Không ít DN chưa tổ chức hội nghị NLĐ theo quy định hoặc có tổ chức nhưng còn nặng về hình thức; nội dung các bước thực hiện chưa đầy đủ theo hướng dẫn; thời gian dành cho việc thảo luận còn ít, chưa động viên được NLĐ tham gia ý kiến. Tỷ lệ công ty TNHH, công ty CP có tổ chức hội nghị NLĐ còn thấp. Việc công khai tài chính để làm NLĐ hiểu rõ còn khó khăn. Số lượng thỏa ước lao động tập thể ký kết còn thấp so với đối tượng phải thực hiện, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phát huy được tác dụng của thỏa ước lao động tập thể. Việc phân công

48

cơ quan chức năng có trách nhiệm chính trong việc triển khai QCDC ở cơ sở theo Nghị định số 87/2007/NĐ-CP chưa rõ ràng. Không ít chủ DN quan niệm việc xây dựng và thực hiện QCDC là việc của Công đoàn, nên không trực tiếp tham gia tập huấn cũng như triển khai thực hiện NĐ 87. Công tác chỉ đạo của các cấp ủy đảng ở các địa phương, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, và cấp DN chưa kiên quyết, chưa cụ thể. Những đơn vị trên địa bàn quản lý không xây dựng thực hiện QCDC cũng không được kiểm tra nhắc nhở, không bị phê bình mà đôi khi vẫn được khen thưởng. Hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC còn hình thức, thiếu cụ thể, không sâu sát. Việc tổ chức hội nghị NLĐ còn khó khăn, nhiều đơn vị tổ chức hội nghị thông qua việc kết hợp với các hội nghị khác như hội nghị tổng kết năm, đại hội cổ đông thường niên, nội dung hoạt động hội nghị NLĐ còn mang tính hình thức...

Rõ ràng, việc thiếu đi chế tài trong việc thực hiện chế độ dân chủ tại các Công ty CP là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc quy chế này tại các Công ty chỉ chủ yếu mang tính chất hình thức, chiếu lệ.

2.3 Chế độ đối với NLĐ dôi dƣ khi CPH

2.3.1 Chế độ đối với NLĐ trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu) thực hiện CPH

Chế độ đối với NLĐ trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu) thực hiện CPH được thực hiện theo quy định tại

Nghị định 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 08 năm 2010 của Chính Phủ quy định chính sách đối với NLĐ dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm

49

hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu) được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định về chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng chưa giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2004, Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2007, Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ, nay tiếp tục thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gọi tắt là Nghị định 91), được hướng dẫn tại Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ lao động thương binh và xã hội.

a. Chính sách đối với NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Theo Điều 3 Nghị định 91, Chính sách đối với NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn được quy định như sau:

- Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội (không phải trừ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi).

- NLĐ dôi dư đủ điều kiện nghỉ hưu theo khoản 1 Điều này, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, được hưởng thêm các khoản trợ cấp và cách tính như sau:

+ 03 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội.

+ 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

50

Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trường hợp số năm làm việc có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc trên 06 tháng được tính là 01 năm, đủ 06 tháng trở xuống không được tính.

+ Thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính các khoản trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được xác định căn cứ vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, kể cả thời gian làm việc trong khu vực nhà nước được coi đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được tính đến ngày nghỉ việc ghi trong quyết định nghỉ việc.

+ Tiền lương và phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp là lương bình quân 05 năm cuối trước khi nghỉ việc theo hệ số lương và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) thực tế được xếp theo quy định tại khoản 2, Điều 6 và mức lương tối thiểu chung quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP.

- NLĐ dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần đối với số tháng còn thiếu thay cho NLĐ và người sử dụng lao động bằng mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí, tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định. Tỷ lệ đóng thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 42 và điểm c, khoản 1, Điều 43 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 16%; từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 18%; từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 20%; từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi là 22%).

51

- NLĐ dôi dư không thuộc đối tượng quy định như trên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động, được hưởng các chế độ và cách tính như sau:

+ Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp, nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

+ Hỗ trợ thêm 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính hỗ trợ thêm.

+ 06 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) hiện hưởng tại thời điểm nghỉ việc để đi tìm việc làm. Nếu có nhu cầu học nghề thì được học nghề miễn phí tối đa là 06 tháng. Cơ sở dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo.

+ Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ là tổng thời gian NLĐ thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước trừ đi thời gian NLĐ nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, thời gian hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên, thời

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)