suất giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014
3.3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất trong khi đó số hạt và khối lượng hạt đóng góp 26% (Nguyễn Thị Lẫm và cs., 2003) [21].
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014
Thí nghiệm Công thức Số bông/m2 H.chắc/ bông (hạt) M1000 hạt (gr) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 249,00 98,60 27,23 67,29 53,86 2 276,00 99,06 27,46 75,13 60,56 P < 0,05 > 0,05 >0,05 <0,05 < 0,05 CV (%) 2,4 1,8 3,3 3,1 3,1 Thí nghiệm 2 (vụ mùa 2013) LSD.05 22,04 - - 7,61 6,12 1 255,00 100,86 27,20 70,00 55,13 2 288,00 101,00 27,30 79,50 63,46 P < 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 <0,05 CV (%) 2,7 2,0 3,2 3,3 3,3 Thí nghiệm 3 (vụ xuân 2014) LSD.05 31,18 - - 8,56 6,68
* Số bông/m2: Số lượng bông hữu hiệu/m2 chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ lượng giống gieo, phân bón, quá trình điều tiết nước, thời gian đẻ nhánh… Trong vụ mùa năm 2013, số bông/m2 của công thức 2 đạt 276 bông, cao hơn công thức 1 là 27 bông/m2. Trong vụ xuân năm 2014, kết quả
thí nghiệm cho thấy, số bông/m2 của công thức 2 là 288 bông/ m2 cao hơn số bông của công thức 1 là 33 bông/m2.
* Hạt chắc/bông:
Số hạt chắc/bông là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu trong sản xuất lúa. Đây là yếu tố phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: thời gian kết thúc đẻ nhánh, khả năng điều tiết nước, sâu bệnh, thời tiết khí hậu từ giai đoạn làm đòng tới chín sáp và đặc biệt là phân bón. Bón cân đối N, P và K sẽ làm tăng số hạt chắc/bông nhưng nếu bón quá nhiều thì số lượng hạt chắc có thể giảm.
Qua bảng 3.12 cho thấy, tổng số hạt chắc/bông trong các công thức thí nghiệm ở cả hai vụ dao động từ 88,60 – 101,0 hạt. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 cho biết phân bón như các công thức thí nghiệm ảnh hưởng không có ý nghĩa đến số hạt chắc/bông của giống lúa Akiata Komachi.
* Khối lượng 1000 hạt:
Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Đây là chỉ tiêu ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố canh tác. Tuy nhiên, trong thực tế khối lượng 1000 hạt chỉ đạt gần đến giá trị của giống khi được thâm canh cao. Trong thí nghiệm ở cả hai vụ xuân và vụ mùa, khối lượng trung bình 1000 hạt của các công thức dao động từ 27,20 – 27,46 g. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ khối lượng 1000 hạt của các công thức thí nghiệm là tương đương nhau, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
3.3.5.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
- Năng suất lý thuyết:
+ Vụ mùa năm 2013, năng suất lý thuyết của công thức 1 đạt 67,29 tạ/ha, công thức 2 đạt 75,13 tạ/ha. Như vậy, công thức 2 cho năng suất lý thuyết cao hơn công thức 1 là 7,84 tạ/ha. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P< 0,05 cho thấy, sự sai khác giữa hai công thức là có ý nghĩa.
+ Vụ xuân năm 2014, năng suất thực thu của công thức 1 đạt 70,00 tạ/ha, công thức 2 đạt 79,50 tạ/ha. Công thức 2 cho năng suất thực thu cao
hơn công thức 1 là 9,50 tạ/ha. Cả hai công thức đều cho năng suất cao hơn vụ mùa năm 2014. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P < 0,05 cho thấy, sự sai khác giữa hai công thức trong vụ xuân 2014 là có ý nghĩa.
- Năng suất thực thu:
+ Vụ mùa năm 2013, năng suất thực thu của công thức 1 đạt 53,86 tạ/ha, công thức 2 đạt 60,56 tạ/ha. Như vậy, công thức 2 cho năng suất lý thuyết cao hơn công thức 1 là 6,7 tạ/ha. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P < 0,05 cho thấy, sự sai khác giữa hai công thức là có ý nghĩa.
+ Vụ xuân năm 2014, năng suất thực thu của công thức 1 đạt 55,13 tạ/ha, công thức 2 đạt 63,46 tạ/ha. Công thức 2 cho năng suất thực thu cao hơn công thức 1 là 8,33 tạ/ha. Ở cả hai công thức đều cho năng suất thực thu cao hơn so với vụ mùa năm 2014. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P <0,05 cho thấy, sự sai khác giữa hai công thức là có ý nghĩa.