Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh dòng lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Số liệu trung bình được tính trên phần mềm Excel. Phân tích ANOVA theo chương trình IRRISTAT 5.0.

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu

Đời sống cây trồng có liên quan mật thiết với điều kiện ngoại cảnh và ngược lại điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác, quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa… có ảnh hưởng lớn tới năng suất, khi chúng tác động theo chiều hướng có lợi thì năng suất lúa tăng và ngược lại. Dựa trên cơ sở đó chúng ta có thể lợi dụng sự ảnh hưởng của các yếu tố này bằng cách xác định chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất và sản lượng lúa.

Diễn biến thời tiết khí hậu vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 (từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014) tại huyện Định Hóa được thể hiện qua Bảng 3.1:

3.1.1 Nhiệt độ

Trong điều kiện sản xuất ở vụ mùa năm 2013, nhìn chung nhiệt độ thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển thân lá ở giai đoạn đầu và vận chuyển dinh dưỡng về hạt ở giai đoạn cuối. Nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 25,80C đến 28,30C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 (28,30C) và giảm dần đến tháng 9. Tuy nhiên với điều kiện như vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại sâu bệnh gây hại như rầy nâu, bệnh khô vằn…

Trong điều kiện sản xuất vụ xuân năm 2014, nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 19,3 – 28,50C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6 và thấp nhất là vào tháng 3. Vào cuối tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ xuống thấp có ngày xuống đến 100C kèm theo giá rét kéo dài đến tháng 3. Tháng 5 năm 2014 thời tiết nắng nóng kéo dài, nên đã phần nào làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của lúa.

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 ở huyện Định Hóa Tháng/năm Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 6/2013 28,3 82,5 197,2 167,2 7/2013 27,4 88 464,2 127,9 8/2013 27,6 87,6 373,3 157,6 9/2013 25,8 87,9 272,9 124,3 3/2014 19,3 92 65,9 11,6 4/2014 24,3 91 146,1 19 5/2014 28 83 120 166,1 6/2014 28,5 87 121,9 100,5

(Nguồn: Số liệu Trạm khí tượng huyện Định Hóa - Thái Nguyên năm 2013 và 2014).

3.1.2. Ẩm độ không khí

Trong vụ mùa năm 2013: Ẩm độ không khí biến động từ 82,5% (tháng 6) đến 87,9% (tháng 9), các tháng 7, 8, 9 ẩm độ cao và kết hợp với nhiệt độ cao đã tạo điều kiện cho bệnh khô vằn phát triển mạnh.

Trong vụ xuân năm 2014: Từ tháng 3 đến tháng 4, trời âm u kéo dài, ẩm độ không khí cao biến động từ 83% đến 92%, cùng với nhiệt độ thấp nên đã ảnh hưởng đến việc bón phân cho lúa, lúa sinh trưởng phát triển chậm.

3.1.3. Lượng mưa

Cây lúa luôn cần nước trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển, thiếu nước ở bất cứ giai đoạn nào cũng đều ảnh hưởng xấu đến năng suất, do đó trong quá trình sản xuất tuỳ điều kiện thời tiết mà ta có biện pháp tưới tiêu hợp lý. Cây lúa yêu cầu lượng mưa lớn hơn các loại cây trồng khác, để tạo ra một đơn vị chất khô lúa cần 400 - 450 đơn vị nước. Ngoài việc cung cấp nước cho cây sinh trưởng, nước mưa còn làm thay đổi điều kiện khí hậu trong ruộng lúa, những cơn mưa nhiệt đới còn mang theo nguồn đạm từ khí trời. Theo các tài liệu quan trắc trước đây ở nước ta hàng năm lượng nước mưa cung cấp thêm khoảng 20 kg đạm vô cơ cho 1 ha.

Trong vụ mùa năm 2013: Tháng 7, 8, 9 là những tháng có lượng mưa cao nhất, trong đó tháng 7 là tháng có lượng mưa cao nhất đạt 464,2 mm, thấp nhất là vào tháng 6 đạt 197,2 mm.

Trong vụ xuân năm 2014: Lượng mưa thấp, tuy nhiên trong điều kiện thí nghiệm có hệ thống thủy lợi tốt nên chủ động hoàn toàn về nước tưới.

3.1.4. Số giờ nắng

Vụ mùa năm 2013: Số giờ nắng dao động từ 124,3 – 167,2 giờ, cao nhất là vào tháng 6 đạt 167,2 giờ, thấp nhất là tháng 9 đạt 124,3 giờ.

Vụ xuân năm 2014: Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2014 có số giờ nắng thấp, trời âm u, ánh sáng yếu. Lúa là cây ưa sáng vì vậy số ngày nắng và thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lúa.

Tóm lại: Điều kiện thời tiết khí hậu vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 cơ bản là thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển.

3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 Akita Komachi vụ mùa năm 2013

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là tổng số ngày tính từ khi gieo cho đến khi thu hoạch. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ gieo trồng, điều kiện thời tiết, khí hậu và do tác động của con người thông qua các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc. Sự khác nhau giữa các giống có thời gian sinh trưởng phát dục khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng về nông nghiệp. Nó là căn cứ quan trọng để lựa chọn giống và cấy trong điều kiện thời vụ khác nhau, từ đó có chế độ luân canh phù hợp.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng nên ảnh hưởng trực tiếp đến số bông. Giai đoạn này chia ra thành thời kỳ mạ và thời kỳ đẻ nhánh. Sự khác nhau về thời gian sinh trưởng giữa các giống chủ yếu là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, giống chín sớm thì thời kỳ này ngắn và

giống chín muộn thì ngược lại. Còn từ khi hình thành đòng đến chín các giống đều có số ngày nhất định là khoảng trên hoặc dưới 60 ngày.

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực là giai đoạn phân hoá hình thành các cơ quan sinh sản, được tính từ khi làm đòng đến chín. Thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn trước và sau trỗ. Tiềm năng năng suất của các giống được quyết định ở giai đoạn trước trỗ. Trong giai đoạn này các biến đổi trong cây tương đối ổn định. Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa là vấn đề rất cần thiết và quan trọng trong việc bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời có các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa

Thời gian từ khi gieo đến.... (ngày) Công thức Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 1 22 41 57 84 2 22 41 57 84 3 22 41 57 84 4 22 41 57 84

Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Mật độ cấy của các thí nghiệm khác nhau, nhưng thời gian sinh trưởng và phát triển không có sự biến động giữa các công thức trong cùng một thời vụ.

3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 lúa Akita Komachi vụ mùa 2013

Những nhánh lúa được hình thành từ các mắt trên thân cây mẹ tại đốt của thân. Khi cây lúa ra được 4 lá thật, đều có khả năng đẻ nhánh và cứ ra được một lá thì đẻ thêm một nhánh. Thời kỳ đầu nhánh sống phụ thuộc vào cây mẹ, khi có hơn 10 rễ và 4 lá xanh thì có thể tự hút dinh dưỡng, quang hợp được và có thể tách ra sống độc lập.

Đẻ nhánh là đặc tính sinh học của cây lúa, nó liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất sau này. Số nhánh đẻ có ý nghĩa rất lớn đến năng suất. Trước đây người ta cho rằng số nhánh đẻ cao thì số bông sẽ nhiều và năng suất sẽ cao nhưng trong thực tiễn nếu đẻ nhánh nhiều, đẻ lai rai kéo dài sẽ làm tiêu hao một lượng dinh dưỡng khá lớn. Mặt khác đẻ nhánh nhiều làm cho quần thể trở nên rậm rạp là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy xu hướng hiện nay là chọn những giống có khả năng đẻ nhánh trung bình, đẻ sớm, đẻ tập trung, chất lượng đẻ nhánh cao, bông to và nặng, điều đó liên quan đến nhánh đẻ hữu hiệu.

Những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành thành bông. Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành vô hiệu. Mật độ cấy, tuổi mạ, kỹ thuật chăm sóc…có tác động rất lớn đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Việc xác định mật độ cấy để quần thể ruộng lúa đẻ tập trung, có số nhánh hữu hiệu hợp lý là rất cần thiết.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa

Công thức Dảnh tối đa (dảnh /khóm) Dảnh hữu hiệu (dảnh /khóm) Sức đẻ nhánh chung Sức đẻ hữu hiệu Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) 1 10,20 7,33 3,40 2,44 71,72 2 9,53 6,66 3,18 2,22 69,74 3 9,00 6,40 3,00 2,13 70,88 4 8,53 5,66 2,80 1,90 66,80 P < 0,05 < 0,05 - - > 0,05 CV (%) 3,2 4,7 - - 7,3 LSD.05 0,59 0,60 - - 10,23

Số liệu Bảng 3.3. cho thấy, số nhánh tối đa giảm theo mật độ. Công thức 1 có số nhánh tối đa cao nhất là 10,20 nhánh, công thức có số nhánh thấp nhất là công thức 4 đạt 8,53 nhánh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy P < 0,05, như vậy sự sai khác về số nhánh ở các công thức là có ý nghĩathống kê.

Số nhánh hữu hiệu/khóm của giống lúa Akita Komachi đạt từ 5,66 – 7,33 nhánh/khóm. Công thức 1 có số nhánh hữu hiệu cao nhất là 7,33 nhánh/khóm, công thức 4 có số nhánh hữu hiệu thấp nhất đạt 5,66 nhánh/khóm.

Sức đẻ nhánh chung và sức đẻ nhánh hữu hiệu giảm theo mật độ cấy. Công thức 1 có sức đẻ nhánh chung và sức đẻ nhánh hữu hiệu cao nhất là 3,40 và 2,44 lần. Công thức 4 có sức đẻ nhánh chung và sức đẻ nhánh hữu hiệu thấp nhất là 2,80 và 1,90 lần.

Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa Akita Komachi đạt từ 66,80 – 71,72%.Kết quả xử lý thống kê cho thấy P > 0,05 chứng tỏ tỷ lệ đẻ hữu hiệu giữa các công thức là tương đương nhau và sự sai khác không có ý nghĩa.

3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của giống Akita Komachi vụ mùa năm 2013 của giống Akita Komachi vụ mùa năm 2013

Chiều cao cây có vai trò quan trọng trong trong việc đánh giá sức sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng chống đổ của lúa. Chiều cao cây và khả năng chống đổ là hai chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng lớn đến năng suất. Chiều cao cây thấp, thân rạ cứng, dày và có bộ lá gọn quyết định tính kháng đổ ngã, có tiềm năng cho năng suất cao. Chiều cao cây lớn dễ đổ ngã, sớm làm rối bộ lá, tăng hiện tượng che bóng lẫn nhau, làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm sự vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm quang hợp vào các cơ quan sinh sản và như vậy sẽ làm cho hạt bị lép, do đó năng suất giảm.

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 tại huyện Định Hóa

Cây lúa thường bị đổ vào giai đoạn sau trỗ, ở giai đoạn này thân cây không những phải nâng đỡ bộ lá mà còn phải nâng đỡ cả bông lúa. Thân cây cứng hay mềm phụ thuộc vào chiều dày của thân và hàm lượng các chất trong thân như: Hêmixenlulo, k+, tinh bột. Nếu thân dày và hàm lượng các chất trên cao thì sẽ tăng khả năng chống đổ. Vì vậy ngoài giống, kỹ thuật chăm sóc là một trong những yếu tố quyết định rất lớn đến tính chống đổ của cây lúa.

Qua Bảng 3.4 cho thấy: Các công thức thí nghiệm có chiều cao cây đạt từ 83,86 – 85,06 cm. Tuy chiều cao cây có xu hướng tăng theo mật độ nhưng kết quả xử lý thống kê cho giá trị P > 0,05 chứng tỏ biến động giữa các công thức không rõ ràng. Công thức 4 có chiều cao cây cuối cùng cao hơn cả, đạt 85,06 cm, thấp nhất là công thức 1 có chiều cao cây đạt 83,86 cm.

Khả năng chống đổ của các công thức thí nghiệm rất tốt, các công thức đều được đánh giá ở điểm 1.

3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tình hình sâu, bệnh hại trên giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013

Trong sản xuất, lúa thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá…Tuỳ từng

Công thức Chiều cao cây cuối cùng (cm) Khả năng chống đổ (điểm) 1 83,86 1 2 84,30 1 3 84,66 1 4 85,06 1 P > 0,05 - CV (%) 3,3 - LSD.05 5,50 -

năm, mùa vụ, thời vụ, thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa khác nhau mà sâu bệnh phát sinh phát triển và gây hại ở mức độ khác nhau. Việc theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời sâu bệnh phát sinh, phát triển để phòng trừ điều hết sức quan trọng trong sản xuất lúa.

Thực tế theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, trong giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái, giống lúa Akita Komachi xuất hiện 4 loại sâu bệnh hại chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu và bệnh khô vằn.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tình hình sâu bệnh hại của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 tại huyện Định Hóa

ĐVT: Điểm

Công thức Sâu cuốn lá Sâu đục

thân Rầy nâu Bệnh khô vằn

1 1 1 1 3

2 1 1 1 3

3 1 1 1 3

4 1 1 1 3

+ Sâu cuốn lá: Qua theo dõi cho thấy sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trong giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Các công thức đều có tỷ lệ hại từ 2,44 – 6,27%, đều được đánh giá ở điểm 1.

+ Sâu đục thân: Gây hại với tỷ lệ hại thấp ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, các công thức đều có từ 2,2 –4,5% số dảnh bị héo nên được đánh giá ở điểm 1.

+ Rầy nâu: Qua theo dõi cho thấy, vụ mùa 2014, các công thức thí nghiệm đều xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại với tỷ lệ thấp, được đánh giá ở điểm 1.

+ Bệnh khô vằn: Ở tất cả các công thức thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn từ giai đoạn lúa đứng cái, mức độ gây hại ảnh hưởng được đánh giá ở điểm 3.

Như vậy, trong điều kiện vụ mùa ở huyện Định Hóa, giống lúa Akita Komachi bị nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu và nhiễm khá bệnh

khô vằn. Mức độ gây hại của bệnh khô vằn có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với mật độ.

3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 năng suất của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013

Năng suất lúa được tạo bởi các yếu tố cấu thành như: số bông/m2,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh dòng lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)