Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh dòng lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 54)

của giống lúa Akita Komachi, vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân

năm 2014 tại huyện Định Hóa

Thí nghiệm Công thức Chiều cao cây (cm) Khả năng chống đổ (điểm) 1 84,66 1 2 88,23 1 P >0,05 - CV (%) 3,7 - Thí nghiệm 2 (vụ mùa 2013) LSD.05 - - 1 86,13 1 2 90,00 1 P >0,05 - CV (%) 2,4 - Thí nghiệm 3 (vụ xuân 2014) LSD.05 - -

Qua Bảng 3.10 cho thấy: Giống lúa tham gia thí nghiệm có chiều cao cây trung bình dao động từ 84,66 đến 90,00 cm. Ở cả hai vụ, chiều cao cây cuối cùng của công thức 2 cao hơn so với công thức 1 từ 3,57-3,87 cm. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho giá trị P > 0,05 chứng tỏ sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa.

Về khả năng chống đổ của giống lúa Akita Komachi: Rất tốt, các công thức không có cây nào bị nghiêng nên được đánh giá ở điểm 1.

3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại giống lúa Akita Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 Komachi vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014

Giống lúa tham gia thí nghiệm vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 có các loại sâu, bệnh hại chính như: Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá và bệnh khô vằn.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sâu, bệnh hại giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa

(Đơn vị: Điểm)

Thí nghiệm Công thức Rầy nâu Khô vằn Sâu đục thân Sâu cuốn lá

1 1 3 1 1 Thí nghiệm 2 (vụ mùa 2013) 2 1 3 1 1 1 - 1 - - Thí nghiệm 3 (vụ xuân 2014) 2 - 1 - -

+ Sâu cuốn lá: Qua theo dõi cho thấy, trong vụ mùa năm 2013 sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trong giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng ở tất cả các công thức thí nghiệm với mật độ thấp, dao động từ 3,40 % đến 8,70 % nên được đánh giá ở điểm 1. Trong vụ xuân năm 2014, các công thức thí nghiệm không bị sâu cuốn lá gây hại.

+ Sâu đục thân: Qua theo dõi cho thấy, ở vụ mùa năm 2013 các công thức thí nghiệm bị sâu đục thân hại nhẹ trong giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng với tỷ lệ hại từ 2,2 – 4,3% dảnh héo nên được đánh giá ở điểm 1. Vụ xuân năm 2014, các công thức thí nghiệm không bị sâu đục thân gây hại.

+ Rầy nâu: Qua theo dõi cho thấy, vụ mùa 2014, các công thức thí nghiệm đều xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại với tỷ lệ thấp, được đánh giá ở điểm 1. Vụ xuân năm 2014, các công thức thí nghiệm không bị rầy gây hại.

+ Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Qua theo dõi cho thấy, ở cả hai vụ, các công thức thí nghiệm đều bị bệnh khô vằn gây hại. Ở vụ mùa năm 2013, điều kiện thời tiết rất phù hợp cho bệnh khô vằn phát triển và gây hại nên bệnh phát triển mạnh trong giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng và được đánh giá

điểm 3. Còn ở vụ xuân năm 2014, bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại chủ yếu vào cuối vụ với mức độ nhẹ hơn nên được đánh giá ở điểm 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh dòng lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)