Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh dòng lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

2.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Vụ mùa năm 2013: Thực hiện 02 thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống lúa Akita Komachi. Thí nghiệm gồm 4 công thức:

+ Công thức 1: Cấy 25 khóm/m2. + Công thức 2: Cấy 30 khóm/m2. + Công thức 3: Cấy 35 khóm/m2. + Công thức 4: Cấy 45 khóm/m2.

Công thức Mật độ (khóm/m2) Khoảng cách cấy ( cm x cm) 1 25 20 x 20 2 30 20 x 16,7 3 35 20 x 14,3 4 45 20 x 11,1

Thí nghiệm được bố trí trên đất 02 vụ lúa chủ động nước tưới tiêu, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại, theo sơ đồ sau:

NL 1 2 4 1 3

NL 2 4 3 2 1

NL 3 1 2 3 4

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5m x 2m = 10 m2, Tổng cộng là 120 m2 không kể hàng bảo vệ.

Lượng phân bón: Bón (8 tấn phân chuồng + 60N + 90 P2O5 + 60K)/ha.

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống lúa Akita Komachi. Thí nghiệm gồm 2 công thức:

+ Công thức 1: Bón (8 tấn phân chuồng + 60N + 90 P2O5 + 60K)/ha. + Công thức 2: Bón (8 tấn phân chuồng + 90 P2O5 + 280 kg phân viên dúi chậm tan)/ha.

Thí nghiệm được bố trí trên đất 02 vụ lúa chủ động nước tưới tiêu, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại, cụ thể theo sơ đồ sau:

NL 1 2 1

NL 2 1 2

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5 m x 2m = 10 m2, tổng cộng 60 m2 không kể hàng bảo vệ.

Mật độ cấy: 45 khóm/m2 . * Vụ xuân năm 2014:

Thí nghiệm 3: Tiếp tục đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của giống lúa Akita Komachi trong điều kiện khí hậu vụ xuân năm 2014, so sánh hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Akita Komachi. Thí nghiệm gồm 02 công thức:

- Công thức 1:

+ Mật độ cấy: 45 khóm/m2 ;

+ Phân bón: Bón (8 tấn phân chuồng + 60N + 90 P2O5 + 60K)/ha.

- Công thức 2: Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2 của vụ mùa năm 2013, tôi đã lựa chọn công thức mật độ tối ưu và công thức phân bón tối ưu để tổ hợp lại thành công thức 2. Cụ thể:

+ Về mật độ, lựa chọn mật độ cấy là 45 khóm/m2;

+ Về phân bón: Bón (8 tấn phân chuồng + 90 P2O5 + 280 kg phân viên dúi chậm tan)/ha.

Thí nghiệm được bố trí trên đất 02 vụ lúa chủ động nước tưới tiêu, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại, cụ thể theo sơ đồ sau:

NL1 NL 2 NL 3

1 2 2

2 1 1

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5m x 2m = 10 m2, tổng cộng là 60 m2 (không kể hàng bảo vệ).

2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật

* Thời vụ: Gieo mạ theo lịch thời vụ của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:

- Vụ mùa năm 2013: gieo ngày 18/6/2013, cấy ngày 30/6/2013. - Vụ xuân năm 2014: Gieo ngày 10/3/2014, cấy ngày 24/3/2014. * Tuổi mạ: 3 - 3,5 lá.

* Làm đất: Đất được cày, bừa kỹ, san phẳng, làm nhuyễn, dọn sạch cỏ dại. Có rãnh thoát nước theo độ nghiêng của ruộng.

* Mật độ cấy và lượng phân bón: - Vụ mùa năm 2013: + Thí nghiệm 1: Gồm 4 công thức: Công thức 1: Cấy 25 khóm/m2. Công thức 2: Cấy 30 khóm/m2. Công thức 3: Cấy 35 khóm/m2. Công thức 4: Cấy 45 khóm/m2.

Phân bón: : Bón 8 tấn phân chuồng + (60 kg N + 90 kg P2O5 + 60 K2O kg)/ha cho tất cả các công thức thí nghiệm.

+ Thí nghiệm 2: Mật độ cấy: 45 khóm/m2;

Phân bón: Công thức 1: Bón 8 tấn phân chuồng + (60 kg N + 90 kg P2O5 + 60 K2O kg)/ha; Công thức 2: Bón 8 tấn phân chuồng + (90 kg P2O5

+ 280 kg phân viên nén dúi sâu)/ha. - Vụ xuân năm 2014:

+ Thí nghiệm 3: Mật độ cấy: 45 khóm/m2.

Phân bón: Công thức 1: Bón 8 tấn phân chuồng + (60 kg N + 90 kg P2O5 + 60 K2O kg)/ha; Công thức 2: Bón 8 tấn phân chuồng + (90 kg P2O5

+ 280 kg phân viên nén dúi sâu)/ha * Phương pháp bón:

- Đối với các công thức bón phân đơn đạm, lân, kaly, cách bón như sau: + Bón lót : 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 30% K2O + Bón thúc lần 1 (sau cấy 8 ngày): 40% N + 40% K2O kết hợp làm cỏ sục bùn.

- Đối với công thức bón phân viên nén dúi sâu: + Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5.

+ Phân viên nén dúi sâu: Bón 1 lần, vào thời điểm 5 ngày sau cấy. Bón viên phân dúi vào vị trí chính giữa 4 cây lúa, bón cách hàng sao cho toàn bộ các cây đều có khoảng cách như nhau tới vị trí viên phân dúi. Theo sơ đồ số 1, 2, 3 là thứ tự và vị trí cách dúi phân trong hàng giữa các cây lúa.

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Làm cỏ:

- Lần 1: Sau khi cấy lúa được 8 - 10 ngày. - Lần 2: Sau lần 1 khoảng 15 - 20 ngày. * Chế độ nước:

- Khi lúa mới cấy mực nước 4 - 5 cm, để lúa nhanh bén hồi rễ xanh. Duy trì mức nước ruộng từ 3 - 5 cm để lúa đẻ nhánh. Sau khi kết thúc đẻ nhánh, rút nước phơi ruộng để hạn chế đẻ vô hiệu.

- Giai đoạn làm đòng vào chắc: Giữ mực nước ruộng từ 4 - 6 cm.

* Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi và kiểm tra ruộng thường xuyên, tiến hành phun thuốc khi sâu, bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Cụ thể, vụ mùa năm 2013 và vụ xuân năm 2014 chỉ phun thuốc trừ bệnh khô vằn.

* Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông đã chín.

2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01 - 55: 2011/BNNPTNT.

* Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng:

- Thời gian sinh trưởng:

1 2 3

+ Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh: Tính từ khi gieo mạ đến khi có 50% số khóm xuất hiện nhánh mới.

+ Thời gian từ gieo đến làm đòng: Theo dõi bằng cách quan sát trực quan, tính từ khi gieo mạ đến khi có 10% số dảnh cái thắt eo đầu lá lúa.

+ Thời gian từ gieo đến trỗ: Tính từ khi gieo mạ đến khi ruộng lúa 50% số dảnh có bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ 5 cm trở lên.

- Chiều cao cuối cùng: Dùng thước đo từ mặt đất đến chóp bông. - Khả năng đẻ nhánh: Theo dõi bằng phương pháp đếm trực tiếp số dảnh lúa ở các khóm đã theo dõi chiều cao cây, 10 ngày theo dõi 1 lần.

* Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ:

- Sâu cuốn lá:

Phương pháp điều tra: Theo dảnh bị hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và đứng cái. Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 1 m2 (dùng khung tre có diện tích 1m2) đếm tất dảnh lúa bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và các dảnh của 10 khóm, Sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI.

+ Điểm 1: 1-10% số dảnh bị hại. + Điểm 3: 11-20% số dảnh bị hại. + Điểm 5: 21-35% số dảnh bị hại. + Điểm 7: 36-50% số dảnh bị hại. + Điểm 9: 51-100% số dảnh bị hại.

- Sâu đục thân: Theo dõi tỷ lệ dảnh bị chết ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng trỗ bông, chín.

Phương pháp điều tra: Lấy ngẫu nhiên 10 khóm, sau đó đếm tất cả số dảnh của 10 khóm, số dảnh có nõn héo (giai đoạn trước trỗ) và bông bạc (giai đoạn sau trỗ). Đánh giá theo thang điểm của IRRI.

+ Điểm 1: 1-10% số dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11-20 % số dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 5: 21-35 % số dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 7: 36-50 % số dảnh hoặc bông bị hại.

+ Điểm 9: 51-100 % số dảnh hoặc bông bị hại.

- Bệnh đạo ôn: Theo dõi bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông. Cách lấy mẫu như theo dõi sâu đục thân, đánh giá theo thang điểm của IRRI.

+ Đối với bệnh đạo ôn lá:

Điểm 1: Vết bệnh mầu nâu hình kim, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử. Điểm 2: Vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài, đường kính từ 1-2 mm, có vết màu nâu rõ, hầu hết các lá phía dưới đều bị bệnh.

Điểm 3: Dạng vết bệnh như điểm 2 nhưng vết bệnh phát triển ở các lá trên.

Điểm 4: Vết bệnh điển hình, dài 3 mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh <4% diện tích lá.

Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá. Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá. Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá. Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá. Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm 76-100% diện tích lá.

+ Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông. Điểm 0: Không có vết bệnh

Điểm 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2

Điểm 3: Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông

Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông

Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc

Điểm 9: Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%.

- Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây).

+ Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: Vết bệnh 20-30% chiều cao cây. + Điểm 5: Vết bệnh 31-45% chiều cao cây. + Điểm 7: Vết bệnh 46-65% chiều cao cây. + Điểm 9: Vết bệnh > 65% chiều cao cây.

- Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết, đánh giá theo thang điểm của IRRI.

+ Điểm 0: Không bị hại.

+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.

+ Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị “cháy rầy”.

+ Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.

+ Điểm 7: Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. + Điểm 9: Tất cả cây bị chết.

- Độ rụng hạt: Giữ chặt cổ bông và vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng. Số bông mẫu: 5.

+ Điểm 1: Khó rụng: <10% số hạt rụng. + Điểm 5: Trung bình: 10-50% số hạt rụng. + Điểm 9: Dễ rụng: >50% số hạt rụng.

- Khả năng chống đổ: Theo dõi bằng phương pháp quan sát trực quan ở giai đoạn lúa chín sinh lý, đánh giá theo thang điểm của IRRI.

+ Điểm 1: Khả năng chống đổ tốt (cây không bị nghiêng).

+ Điểm 3: Khả năng chống đổ khá (hầu hết các cây hơi nghiêng). + Điểm 5: Khả năng chống đổ trung bình (các cây nghiêng vừa). + Điểm 7: Khả năng chống đổ kém (hầu hết các cây nằm rạp). + Điểm 9: Khả năng chống đổ rất kém (tất cả các cây đều đổ rạp). * Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số hạt chắc trên bông: Tuốt toàn bộ số hạt ở các khóm mẫu, phân loại hạt chắc, lép, đếm toàn bộ số hạt chắc, hạt lép.

+ Khối lượng 1000 hạt: Hạt thóc đã tách ra khỏi bông, phơi khô đến độ ẩm 13 – 14 % sau đó cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam.

- Năng suất lý thuyết:

Số bông/ m2 x số hạt chắc / bông x P1000 hạt

NSLT = (tạ/ha) 10.000

- Năng suất thống kê: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt lấy hạt, phơi khô đến độ ẩm 13 – 14 % quạt sạch rồi cân và quy ra tạ/ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh dòng lúa akita komachi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)