Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Akita Komachi vụ mùa 2013 và vụ xuân năm 2014 tại huyện Định Hóa
Giai đoạn từ gieo đến … (ngày) Thí nghiệm Công thức Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 1 22 41 57 84 Thí nghiệm 2 (vụ mùa 2013) 2 22 42 59 86 1 23 43 58 87 Thí nghiệm 3 (vụ xuân 2014) 2 23 44 60 90 Qua bảng 3.8 ta thấy:
Ở vụ mùa năm 2013, khi gieo cấy lúa gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng nên thời gian từ khi gieo đến khi cây lúa đẻ nhánh ở tất cả các công thức thí nghiệm là 22 ngày, thời gian từ gieo đến làm đòng là 41 ngày đối với công thức 1 (công thức bón phân đơn thông thường N, P, K) và là 42 ngày đối với công thức 2 (công thức bón phân viên nén dúi sâu); thời gian từ gieo đến trỗ là 57 ngày đối với công thức 1 và 59 ngày đối với công thức 2; thời gian sinh trưởng là 86 ngày đối với công thức 1, và là 88 ngày đối với công thức 2. Như vậy, công thức bón phân viên nén dúi sâu làm cho lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn so với bón phân đơn thông thường từ 1-2 ngày.
Ở vụ xuân năm 2014, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên thời gian sinh trưởng của các công thức kéo dài hơn so với vụ mùa năm 2013. Cụ thể: thời gian từ gieo đến đẻ nhánh ở cả hai công thức là 23 ngày; thời gian từ gieo đến làm đòng là 41 ngày đối với công thức 1 và là 42 ngày đối với công thức 2; thời gian từ gieo đến trỗ của công thức 2 là 60 ngày, dài hơn công thức 1 là 2 ngày; thời gian từ gieo đến chín đối với công thức 2 là 90 ngày và đối với công thức 1 là 87 ngày.
Qua thí nghiệm của 2 vụ cho thấy, công thức 2 (công thức bón phân viên nén dúi sâu) có thời gian sinh trưởng dài hơn công thức 1 (công thức bón phân đơn thông thường) từ 2-3 ngày. Tuy nhiên, thực tế khi theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy ở công thức 2 khi thu hoạch bộ lá lúa vẫn giữ được màu xanh.