Khả năng sản xuất của nái ngoại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 60)

Khả năng sinh sản của lợn nái không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào lứa đẻ. Ở những lứa đẻ khác nhau sẽ cho kết quả về năng

suất sinh sản là khác nhau. Kết quả đánh giá năng suất sinh sản của ba tổ hợp lai CP40, CP90 và CP909 được trình bày ở bảng 2.7 và 2.8.

Bảng 2.7. Khả năng sản xuất của nái kiểm định Chỉ tiêu CP40 (n = 60) CP90 (n = 60) CP909 (n = 60) (X±mX) Cv (%) (X±mX) Cv (%) (X±mX) Cv (%) Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,42 ± 0,02 8,59 1,43 ± 0,02 9,40 1,44 ± 0,01 7,64 Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg) 14,86a ± 0,23 11,90 16,28b ± 0,28 13,23 18,00c ± 0,21 9,02 Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,20 ± 0,07 8,67 6,30 ± 0,06 7,70 6,38 ± 0,06 7,06 Khối lượng cai sữa toàn ổ (kg) 64,69a ± 0,99 11,80 67,93b ± 1,15 13,07 69,43c ± 1,22 13,66 Khả năng tiết sữa 150,42 ± 2,94 15,14 154,31 ± 3,76 18,87 154,95 ± 3,48 17,34

Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu các số mang chữ cái khác nhau thì sai số

khác có ý nghĩa thống kê, với P<0,05

Từ bảng 2.7 cho thấy:

Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của nái kiểm định ở 3 tổ hợp lai CP40, CP90,CP909 với từng chỉ tiêu đều có chiều hướng tăng dần qua các dòng, cụ thể là:

- Khối lượng sơ sinh/con: liên quan đến khả năng nuôi thai của con mẹ

và số con đẻ ra. Khối lượng sơ sinh của lợn con đẻ ra có ảnh hưởng đến tốc

độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và tách mẹ đồng thời cũng

ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt của lợn con.

Mặt khác khối lượng lợn con sơ sinh cũng phụ thuộc nhiều vào chế độ

chăm sóc lợn mẹ giai đoạn mang thai. Nếu lợn mẹ mang thai bị ăn đói hoặc không đầy đủ dinh dưỡng thì khối lượng lợn con sơ sinh cũng thấp. Khối lượng lợn con sơ sinh/con có ảnh hưởng khá lớn tới khối lượng lợn con cai sữa sau này.

Tuy nhiên, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, khối lượng lợn con đẻ ra không nên quá cao cũng không nên thấp quá vì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của

đàn con theo mẹ. Kết quả theo dõi khối lượng sơ sinh/con trong thí nghiệm của tôi cũng nằm trong giới hạn tiêu chuẩn từ 1,42 - 1,44kg. Ở ba tổ hợp lai

đã có sự khác nhau về khối lượng sơ sinh/con, tổ hợp lai CP909 có khối lượng lớn hơn so với tổ hợp lai CP90 và CP40 tương ứng là (1,42kg;1,43kg và 1,44kg). Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn so với kết quả của tác giả Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ

(2003) [10] là 1,35 kg/con và 1,31 kg/con.

- Khối lượng sơ sinh toàn ổ: Tổ hợp lai CP40 là 14,85kg thấp hơn so với tổ hợp lai CP90 (18,27kg) và cao nhất là tổ hợp lai CP909 (19,77kg), sự

sai khác này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Kết quả này cao hơn so với kết quả theo dõi của Đinh Văn Chỉnh và cs (1995) [4] với giá trị tương ứng ở

Landrace và Yorkshire là 13,32 và 13,14 kg/ổ. Kết quả thu được cao hơn có thể là do các dòng lợn lai có khả năng sinh sản, sức sản xuất tốt hơn so với giống thuần.

- Khối lượng cai sữa/con: là chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa và khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Bảng 2.7 cho thấy khối lượng cai sữa/con ở tổ hợp lai CP40, CP90 thấp hơn so với tổ hợp lai CP909 (6,2kg; 6,3kg; 6,38kg). Sự sai khác của 3 tổ hợp lai là không

có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của tôi thu được thấp hơn thông báo của một số tác giả như Đinh Văn Chỉnh và cs (1995) [4] cho biết khối lượng cai sữa/con của Landrace và Yorkshire là 7,46 và 8,72 kg/con, Đặng Vũ Bình và cs (1995) [1] là 8,2 và 8,1 kg/con.

- Khối lượng cai sữa toàn ổ: CP40 là 64,69kg; CP90 là 67,93kg và CP909 là 69,43kg.

- Khả năng tiết sữa của lợn nái tỷ lệ thuận với khối lượng lợn con lúc cai sữa.Lợn mẹ có sản lượng sữa cao thì khối lượng lợn con lúc cai sữa càng

cao. Kết quả nghiên cứu của tôi thu được nằm trong khoảng 150,42kg - 154,95kg. Bảng 2.8. Khả năng sản xuất của nái cơ bản Chỉ tiêu CP40 (n = 60) CP90 (n = 60) CP909 (n = 60) (X±mX) Cv (%) (X±mX) Cv (%) (X±mX) Cv (%) Khối lượng sơ sinh/con (kg) 1,42 ± 0,02 8,30 1,45 ± 0,02 8,37 1,46 ± 0,01 7,91 Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg) 16,85 a ± 0,22 10,05 18,27b ± 0,23 9,80 19,77c ± 0,25 9,97 Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,34 ± 0,06 6,99 6,43 ± 0,05 6,35 6,44±0,05 6,11 Khối lượng cai sữa toàn ổ (kg) 68,61 ± 0,95 10,77 70,07 ± 0,94 10,39 70,59 ± 0,97 10,64 Khả năng tiết sữa (kg) 153,38 ± 3,22 16,22 154,98 ± 2,98 14,91 155,34 ± 2,87 14,31

Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu các số mang chữ cái khác nhau thì sai số

khác có ý nghĩa thống kê, với P<0,05

Từ bảng 2.8 cho thấy:

- Khối lượng sơ sinh/con cả dòng CP40 là 1,42kg; CP90 là 1,45kg và cao nhất là CP909 là 1,46kg

- Khối lượng sơ sinh toàn ổ: CP40 là 16,85kg; CP90 là 18,27kg; CP909 là 19,77kg. Kết quả này cao hơn so với kết quả theo dõi của Đinh Văn Chỉnh và cs (2006) [4] với giá trị tương ứng ở Landrace và Yorkshire là 13,32 và 13,14 kg/ổ, Phùng Thị Vân và cs (2001) [18] là 13,53 và 13,09 kg/ổ, Nguyễn Khắc Tích (1995) [13] là 12,61 và 11,21kg/ổ. Kết quả thu được cao hơn có thể là do các dòng lợn lai có khả năng sinh sản, sức sản xuất tốt hơn so với giống thuần.

- Khối lượng cai sữa/con của ba dòng CP40, CP90, CP909 lần lượt là 6,34kg; 6,43kg; 6,44kg.

- Khối lượng cai sữa toàn ổ: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ trong thời gian nuôi con. Khối lượng càng cao thì hiệu quả chăn nuôi lợn càng lớn, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi lợn nái. Qua bảng 2.8 cho thấy khối lượng cai sữa/ổ của tổ hợp lai

CP909 là cao nhất (70,59kg) và thấp nhất là CP40 (68,61kg).

Như vậy khối lượng lợn con cai sữa/ổ khi là nái kiểm định của cả ba tổ

hợp lai đều thấp so với khi là nái cơ bản. Sở dĩ như vậy là do nái cơ bản khả

năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ chưa ổn định, tuyến sữa chưa phát triển so với các lứa tiếp theo.

- Khả năng tiết sữa của nái cơ bản ở cả ba dòng lần lượt là: CP40(153,38kg), CP90 (154,98kg), CP909 (155,34kg).

2.5. Kết luận và đề nghị

2.5.1. Kết lun

Ba tổ hợp lai CP40, CP90, CP909 đều có ưu thế lai tốt hơn nhiều so với giống thuần trong đó dòng CP909 cho ưu thế lai tốt nhất. Lợn nái ngoại dòng CP909 có khả năng sinh sản và sức sản xuất cao nhất thể hiện:

- Khả năng sinh sản của nái CP909:

+ Số con sơ sinh/ổ: nái cơ bản là 13,69 con và nái kiểm định là 12,70 con

+ Số con sống đến 24 giờ/ổ: nái cơ bản là 13,33 con và nái kiểm định là 12,42 con

+ Số con đẻ nuôi/ổ: nái cơ bản là 11,63 con và nái kiểm định 11,51 con + Số con cai sữa/ổ: nái cơ bản 10,95 con và nái kiểm định 10,88 con - Khả năng sản xuất của nái CP909:

+ Khối lượng sơ sinh/con: nái cơ bản là 1,46kg và nái kiểm định là 1,44kg

+ Khối lượng sơ sinh toàn ổ: nái cơ bản là 19,77kg và nái kiểm định là 19,77kg

+ Khối lượng cai sữa/con của ba dòng CP40, CP90, CP909 lần lượt là : Nái cơ bản: 6,34kg; 6,43kg; 6,44kg

Nái kiểm định: 6,2kg; 6,3 kg; 6,38kg + Khối lượng cai sữa toàn ổ:

Nái cơ bản: CP40 là 64,69kg; CP90 là 67,93kg và CP909 là 69,43kg Nái kiểm định: CP40 là 64,69kg; CP90 là 67,93kg và CP909 là 69,43kg

2.5.2. Tn ti

- Do thời gian theo dõi ngắn nên chưa đánh giá toàn diện được các chỉ tiêu sinh sản.

- Kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, số lượng mẫu theo dõi còn ít nên kết quả phản ánh chưa thật đầy đủ và khách quan.

2.5.3. Đề ngh

Các trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản nên chọn dòng nái CP909 để có hiệu quả chăn nuôi cao và ổn định hơn các dòng nái còn lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Vũ Bình (1995), “Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace”. Kỷ yếu kết quả

nghiên cứu khoa học Khoa Chăn nuôi Thú y (1991 - 1995), Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

2. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại”, Kết quả

nghiên cứu khoa học Khoa chăn nuôi thú y (1996 - 1998), Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

3. Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi, Giáo

trình sau Đại học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt, Vũ Ngọc Sơn (1995),

“Năng suất sinh sản của lợn nái Y và L nuôi tại Trung tâm giống gia súc

Hà Tây”, Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Chăn nuôi - Thú y (1991-

1995), Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

5. Nguyễn Quế Côi (2006), Chăn nuôi lợn, Bài giảng dành cho sau đại học, Trường Ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội .

6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Văn Lệ Hằng, Đào Đức Thà, Chu Đình Tới (2008), Sinh sản vật nuôi,

NXB Giáo Dục.

8. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức

ăn và dinh dưỡng gia súc, gia cầm. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Khắc Tích (1995), “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục, khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Hưng Yên”. Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Chăn nuôi Thú y (1991 - 1995).

13. Nguyễn Khắc Tích (2002), Chăn nuôi lợn, (Bài giảng cho cao học và nghiên cứu sinh), Trường Ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

14. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình Sinh lý học vật nuôi, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội tr 196.

15. Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996), Nâng cao năng suất sinh sản của

gia súc cái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Thiện, Vũ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan

(1998), Chăn nuôi lợn, Giáo trình Sau Đại học, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 17. Trần Văn Thịnh (1982), Sổ tay chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Phùng Thị Vân, Lê Thị Kim Ngọc, Trần Thị Hồng (2001),“ Khảo sát khả

năng sinh sản và xác định tuổi loại thải thích hợp đối với lợn nái L và Y”,

Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, phần chăn nuôi gia súc (2000- 2001),

Viện Chăn nuôi Quốc Gia.

19. Nguyễn Thị Viễn (2004), “Năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa hai nhóm giống Yr và Lr”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi- Thú y, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu dịch

20. John R.Dichl (1992), Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có

hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)