Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [16] thì việc đánh giá sức sản xuất của lợn nái dựa vào các chỉ tiêu như sau:
* Khối lượng sơ sinh toàn ổ
Khối lượng sơ sinh toàn ổđược cân sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và cho bú sữa đầu.
Trọng lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi
Trọng lượng sơ sinh càng cao càng tốt, vì lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau.
* Khối lượng sơ sinh/con.
Là khối lượng từng con được cân sau khi sinh ra.
* Số con sống đến cai sữa/ổ
Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái. Nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con.
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) =
Số con sống đến cai sữa
x 100 Số con để lại nuôi
* Khối lượng cai sữa (KLCS).
Là khối lượng của lợn con sau khi cai sữa. KLCS được xác định là trung bình khối lượng lợn con cai sữa của ổ.
KLCS = khối lượng lợn con toàn ổ khi cai sữa/số lợn con .
* Khả năng tiết sữa
Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá sức sản suất của lợn nái, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống cũng như khối lượng cai sữa của lợn con sau này.
Quy luật tiết sữa của lợn mẹ có đặc điểm là năng suất sữa tăng dần từ
lúc mới đẻ và đạt sản lượng cao nhất vào lúc 21 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Căn cứ vào đặc điểm này, trong thực tế sản xuất người ta lấy khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đểđánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ.
Qua theo dõi, sản lượng và chất lượng sữa ở các vị trí vú khác nhau cũng không giống nhau. Các vú ở phía trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm chất tốt còn các vú phía sau nhìn chung thấp. Theo Trương Lăng (2003) [10] thì vú trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Trong chu kỳ tiết sữa, lợn con bú vú sau được 32 - 39kg sữa thì lợn con bú vú trước được khoảng 36 - 45kg sữa, vì oxytoxin theo máu đến tuyến vú phía trước sớm hơn, kéo dài hơn nên vú trước nhiều sữa hơn.
Trần Văn Thịnh (1982) [17] cho rằng: Thức ăn đầu tiên của lợn con là sữa đầu. Sữa đầu có màu trong hơi vàng và đặc, tiết ra trong 2 - 3ngày đầu khi
đẻ. Trong sữa đầu, các thành phần hoá học đều đặc hơn sữa thường như: lượng protein gấp 3 lần sữa thường (17 - 18% so với 5 - 6%). Trên 50% protein của sữa đầu là globulin, đặc biệt là γ - globulin. Hàm lượng γ - globulin giảm rất nhanh, sau 12 giờ đã giảm đi 3/4, γ - globulin là thành phần quan trọng tạo nên sức đề kháng chống đỡ bệnh tật của lợn con sơ sinh.
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [8], nhất thiết lợn con sơ sinh cần phải
được bú sữa đầu giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa đầu có albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là các chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần cho lợn con bú sữa trong ba ngày đầu, đảm bảo toàn bộ số con trong ổđược bú hết lượng sữa đầu của lợn mẹ.
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm rõ rệt sau 3 tuần tiết sữa nuôi con.
Đồng thời, hàm lượng các chất khoáng đặc biệt là sắt và canxi còn rất ít, không
đủđáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con. Lúc này mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của lợn con nảy sinh. Đó cũng là lúc ta cần bổ sung thức ăn sớm cho lợn con (Từ Quang Hiển và cs, 2001)[8].
Để lợi dụng khả năng tiết sữa của lợn mẹ, người ta thường cho lợn con cai sữa sớm vào ngày thứ 21 hoặc ngày thứ 28, hoặc ngày thứ 42… tuỳ theo trình độ chăn nuôi của từng cơ sở (Nguyễn Thiện và cs, 1996) [15].
Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng… Vì vậy, trong giai đoạn lợn mẹ nuôi con thì thức ăn cho lợn mẹ cần đủ chất dinh dưỡng. Chăm sóc lợn mẹ ăn với khẩu phần đầy
đủ chất dinh dưỡng không ngừng nâng cao sản lượng sữa mà còn giảm tỷ lệ
hao mòn của lợn mẹ
* Độđồng đều.
Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch về khối lượng giữa các cá thể trong đàn.
Độ đồng đều là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của lợn nái về khả năng sinh sản. Bởi vì khi so sánh giữa hai đàn lợn con có thể khối lượng sơ sinh giữa hai đàn lợn con hơn kém nhau không nhiều, nhưng độ đồng đều của lợn con giữa các đàn có thể chênh lệch nhau lớn.