Một số chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của lợn nái ngoại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 44)

* Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ)

Là khoảng thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn hậu bị có biểu hiện

động dục đầu tiên.Tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống và chế độ

chăm sóc. TĐDLĐđược tính theo công thức:

TĐDLĐ = ngày động dục lần đầu - ngày sinh của lợn nái.

Theo Phùng Thị Vân và cs (2001) [18] cho biết, chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 219,4 ± 4,09 ngày.

Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu muộn hơn lợn nuôi chăn thả.

* Tuổi phối giống lần đầu.(TPGLĐ)

Tuổi phối giống lần đầu của lợn cái hậu bị là một vấn đề cần được quan tâm. Phải phối giống cho lợn cái hậu bịđúng thời điểm lợn đã thành thục về tính, có tầm vóc và sức khoẻđạt yêu cầu, sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái và nâng cao được phẩm chất của đời sau. Nếu phối giống quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khoẻ của lợn mẹ. Nhưng thực tếđã

chứng minh rằng, nếu phối giống quá muộn sẽ lãng phí về kinh tế, ảnh hưởng

đến sinh sản, phát dục của lợn cũng như hoạt động về tính của nó.

*Khối lượng phối giống lần đầu (kg)

Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [6] cho rằng: Không nên phối giống

ở lần động dục đầu tiên, vì thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh.

Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳđộng dục đầu rồi mới cho phối giống.

Đối với lợn nái nội, thường phối giống lần đầu lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi khối lượng đạt 40 - 50kg. Lợn lai phối giống vào lúc 8 tháng tuổi với khối lượng không dưới 65 - 70kg, lợn nái ngoại tuổi phối giống lần đầu là 8 - 9 tháng khi lợn đạt 100 - 110kg.

* Tuổi đẻ lứa đầu.(TĐLĐ)

Là tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ được xác định là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến ngày lợn nái sinh con lứa đầu tiên.

TĐLĐ = ngày lợn nái đẻ lứa đầu - ngày sinh của lợn nái.

* Thời gian mang thai.

Là thời gian lợn nái từ khi thụ tinh (phối giống đạt) đến khi đẻ.

* Số con sơ sinh/ổ. (SCSS)

Là số con được sinh ra của ổ kể cả con sống và con chết, được tính khi lợn mẹđẻ xong con cuối cùng .

* Số con sống đến 24 giờ/ổ.

Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ

nhiều hay ít của giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống (quá bé), không phát dục

hoàn toàn, dị dạng… thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết.

- Tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờđược tính theo công thức sau

- Tỷ lệ sống (%) = Số con sống đến 24 giờ

x 100 Số con đẻ ra còn sống

* Số con để nuôi/ổ.

Là số con sau khi sinh ra được chọn để nuôi.

Lợn nái thường có 12 - 16 vú, phổ biến là 14 vú. Nếu số con sinh ra nhiều thì người ta thường để lại nhiều nhất là số con bằng số vú, nhưng tốt nhất là số con để lại nuôi nhỏ hơn số vú. Vì khả năng tiết sữa của lợn mẹ và số con để lại nuôi có mối tương quan chặt chẽ với nhau, khi số con để lại nuôi càng ít thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên cũng không để nuôi quá ít vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh giá hết tiềm năng sinh sản thực của nái.

* Số con cai sữa/nái /năm.

Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nước ta. Nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng con cai sữa/nái/năm. Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng con cai sữa trong mỗi lứa thì số

lượng lợn cai sữa/nái/năm sẽ cao.

* Khoảng cách lứa đẻ (KCLĐ).

Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo. KCLĐđược xác

định bằng tổng thời gian chờ phối, thời gian mang thai và thời gian nuôi con. Hay chính là thời gian từ ngày phối lứa này đến ngày phối lứa tiếp theo.

KCLĐ = thời gian chờ phối + thời gian mang thai + thời gian nuôi con

* Số lứa/ nái/năm

* Thời gian động dục trở lại và phối giống có kết quả.(TGPLCKQ).

Là khoảng thời gian từ khi cai sữa lứa trước đến khi phối giống có kết quả lứa tiếp theo.

TGPLCKQ = Ngày phối giống có kết quả - ngày cai sữa lợn con lứa trước.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)