Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 50)

Để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của ngành chăn nuôi, từ nhừng năm 60 nước ta đã nhập giống lợn cao sản Landrace và Yorkshire, nhằm mục đích cải tạo đàn lợn nội. Đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về

khả năng sinh sản của các giống kể trên. Kết quả nghiên cứu là tìm ra các biện pháp kỹ thuật tối ưu nhất có thểđem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [14], khả năng sinh sản của lợn Landrace được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.1. Năng suất sinh sản của lợn Landrace

Chỉ tiêu n X ±mx

Số con sơ sinh/ ổ (con) 293 8,61 ± 0,15 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 284 1,41 ± 0,02 Số con để nuôi/ ổ (con) 251 7,95 ± 0,11 Số con 21 ngày tuổi/ổ (con) 248 7,21 ± 0,1 Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg) 248 33,32 ± 0,54

Theo Nguyễn Thị Viễn, (2004) [19] thì nái lai Y × L có số con sơ sinh/

ổ tăng lên 0,24 - 0,62 con và có thể đẻ lứa đầu sớm hơn 4 - 11 ngày. Nái lai L × Y tăng khối lượng sơ sinh/ổ là 0,65 - 3,29kg. Cả 2 nhóm nái lai đã giảm

được 0,25 - 0,42 ngày chờ phối, tăng trọng giai đoạn 90 - 150 ngày tuổi tăng lên 2,03 - 3,48% so với nái thuần. Ưu thế lai càng có nhiều máu ngoại càng cho năng suất cao. (Nguyễn Quế Côi, 2006) [5].

Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1999) [2] về năng suất sinh sản của Landrace và Yorkshire được trình bày qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Năng suất sinh sản của một số giống lợn ngoại nuôi tại Việt Nam Giống

Chỉ tiêu

Yorkshire Landrace

n X ±mx n X±mx

Số con sơ sinh/ổ (con) 560 9,33 ± 0,01 293 8,61 ± 0,15 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 545 1,28 ± 0,01 284 1,41 ± 0,02 Số con để nuôi/ổ (con) 507 8,75 ± 0,07 251 7,95 ± 0,11 Số con 21 ngày tuổi/ổ (con) 493 7,93 ± 0,06 248 7,21 ± 0,10 Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg) 490 36,39 ± 0,37 248 33,32 ± 0,54 Số con 60 ngày tuổi/ổ (con) 479 7,26 ± 0,07 243 6,93 ± 0,09 Khối lượng 60 ngày tuổi/ổ (kg) 459 79,76 ± 1,07 244 73,78 ± 1,40 Khối lượng 60 ngày tuổi/con (kg) 459 10,55 ± 0,12 243 10,71 ± 0,16 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 380 203,79 ± 0, 29 261 202,67 ± 3,40

Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1995) [1] về các tính trạng năng suất sinh sản của đàn lợn nái Yorkshire và Landrace được thể hiện

ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Các tham số thống kê về các tính trạng năng suất sinh sản của đàn lợn nái Yorkshire và Landrace

Chỉ tiêu Yorkshire Landrace

n X ±mx n X ±mx

Số con đẻ ra (con) 3875 10,12 ± 0,03 680 10,41 ± 0,08 Số con còn sống (con) 3875 9,70 ± 0,03 680 9,91 ± 0,08 Số con để nuôi (con) 3875 9,12 ± 0,02 679 9,23 ± 0,05 Số con cai sữa (con) 3766 8,25 ± 0,02 662 8,29 ± 0,06 Khối lượng sơ sinh toàn ổ (kg) 3872 12,41 ± 0,04 680 12,96 ± 0,10 Khối lượng sơ sinh / con (kg) 3872 1,28 ± 0,00 680 1,31 ± 0,01 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 428 395,33 ± 2,45 113 401,15 ± 3,80 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 2220 183,85 ± 0,79 448 179,62 ± 1,42 Thời gian mang thai (ngày) 2870 114,20 ± 0,03 370 114,19 ± 0,08

Để nâng cao năng suất và chất lượng trong chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản giai đoạn đẻ và nuôi con thì ta phải thực hiện tốt quy trình cai sữa sớm cho lợn con. Muốn cai sữa sớm cho lợn con đạt kết quả tốt phải thực hiện quy trình tập cho lợn con ăn sớm. Vấn đề này đang được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [11] lý do mà các nhà chăn nuôi nên cho lợn tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày là:

+ Sau 21 ngày tiết sữa lượng sữa mẹ giảm dần do chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh dưỡng của lợn con

+ Cho lợn tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển. Điều đó sẽ giúp lợn con sau khi cai sữa sẽ ăn, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt và làm giảm được hao hụt lợn mẹ.

+ Tránh được nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và giảm số con đẻ ở

những lứa tiếp theo.

+ Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm thức ăn cho lợn nái trong thời gian này.

+ Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của một nái/năm cao.

Vì vậy trong thời gian lợn con theo mẹ cần phải tập ăn sớm cho lợn con trước khi lượng sữa của lợn mẹ cung cấp thiếu bằng cách tập cho lợn con ăn sớm.

Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của các giống lợn ngoại và các tổ hợp lai đã được nhiều tác giả trong nước tiến hành và thông báo kết quả. Các kết quả đó cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai qua đó xác định được các giống lợn phù hợp và có hiệu quả

kinh tế đối với chăn nuôi trang trại tại các địa phương trên cả nước đặc biệt là của miền Bắc nước ta.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)