Khả năng sinh sản của nái ngoại

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 57)

Khả năng sinh sản của lợn nái là một chỉ tiêu quan trọng, vì để đánh giá được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thì đàn lợn nái phải có sức sinh sản cao. Đàn lợn nái có sức sinh sản cao sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn và ngược lại. Ở những lứa đẻ khác nhau sẽ cho kết quả về khả năng sinh sản là khác nhau. Trên sơ sở đó mà chúng tôi đã tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của ba tổ hợp lai CP40, CP90 và CP909. Kết quả được trình bày ở bảng 2.5 và 2.6. Bảng 2.5. Khả năng sinh sản của nái kiểm định Chỉ tiêu CP40 ( n = 60) CP90 (n = 60) CP909 (n = 60) (X±mX) Cv (%) (X±mX) Cv (%) (X±mX ) Cv (%) Số con sơ sinh /ổ (con) 10,48 a ± 0,18 13,26 11,53b ± 0,21 14,01 12,70c ± 0,22 13,39 Số con sống đến 24 giờ /ổ(con) 10,28a ± 0,17 12,77 11,26b ± 0,20 13,57 12,42c ± 0,20 12,45 Số con để nuôi/ổ (con) 11,23 ± 0,12 8,38 11,46 ± 0,11 7,55 11,51± 0,12 7,78 Số con cai sữa/ổ (con) 10,45 ± 0,14 10,07 10,78 ± 0,15 10,58 10,88 ± 0,16 11,20 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 93,02 94,04 94,57 Thời gian động dục trở lại (ngày) 5,45 ± 0,13 19,16 5,24 ± 0,15 22,11 4,98 ± 0,49 21,93

Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu các số mang chữ cái khác nhau thì sai số

Bảng 2.6. Khả năng sinh sản của nái cơ bản Chỉ tiêu CP40 (n = 60) CP90 (n = 60) CP909 (n = 60) (X±mX ) Cv (%) (X±mX) Cv (%) (X±mX) Cv (%)

Số con sơ sinh/ổ (con) 11,82 a ± 0,17 11,37 12,71b ± 0,20 11,95 13,69c ± 0,23 12,75 Số con sống đến 24 giờ/ổ

(con)

11,59a ± 0,16 10,89 12,40b±0,19 11,97 13,33c ± 0,21 12,05

Số con để nuôi/ổ (con) 11,45 ± 0,11 7,48 11,61 ± 0,09 5,99 11,63 ± 0,09 6,24 Số con cai sữa/ổ (con) 10.83 ± 0,12 8,72 10,88 ± 0,14 8,63 10,95 ± 0,12 8,16 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 94,51 94,57 94,67 Thời gian động dục trở lại (ngày) 5,02 ± 0,14 21,83 4,96 ± 0,13 20,82 4,91 ± 0,14 21,36

Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu các số mang chữ cái khác nhau thì sai số

khác có ý nghĩa thống kê, với P<0,05

Qua bảng 2.5 và 2.6 ta thấy: một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái ở tổ hợp lai CP40, CP90 và CP909 là tương đương nhau, cụ thể là:

- Số con sơ sinh/ổ: Kết quảở bảng 2.5 và 2.6 cho thấy số con sơ sinh/ổở

lợn nái kiểm định CP909 là 12,70 con/ổ cao hơn so với lợn nái CP90 là 11,53 con/ổ và CP40 là 10,48 con/ổ. Sự sai khác của 3 tổ hợp lai có ý nghĩa thống kê (P<0,05);số con sơ sinh/ổ ở lợn nái cơ bản CP909 là 13,69 con/ ổ cao hơn so với lợn nái CP90 (12,71 con/ổ) và CP40 (11,82 con/ổ).Số con sơ sinh/ổ ở nái cơ bản cao hơn rõ rệt so với nái kiểm định.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được về các chỉ tiêu năng suất sinh sản của ba tổ hợp lai phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả đã công

bố như Phùng Thị Vân và cs (2001) [18] cho biết số con đẻ ra tăng dần từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 4 và thứ 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 10. Để giải thích hiện tượng này, tác giả Đặng Vũ Bình (1995) [2] cũng cho rằng nguyên nhân của sự tăng giảm đó là do số trứng rụng tăng dần từ lứa 2. Tác giả còn cho biết năng suất sinh sản của lứa đẻ 1 thấp sau đó tăng dần đến lứa 5 và giảm từ

lứa 6.

- Số lợn con sơ sinh sống đến 24giờ/ổ: Số con sống đến 24 giờ/ổ là chỉ

tiêu quan trọng đểđánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai tốt của lợn mẹ trong giai đoạn mang thai, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đối với lợn nái mang thai cũng như kỹ thuật phối giống và công tác trợ sản. Chỉ tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với số con cai sữa. Do vậy, nó sẽ quyết định

đến việc nâng cao số con cai sữa/ổ. Theo kết quả thu được của nghiên cứu này thì số con còn sống/ổở lợn nái CP909 cao hơn so với lợn nái CP90 và CP40 (nái kiểm định lần lượt là 12,42 con;11,26 con và 10,28 con; nái cơ bản lần lượt là 13,33 con; 12,4 con và 11,59 con), tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05). So sánh với các kết quả nghiên cứu khác trên giống lợn thuần, tác giả Đặng Vũ Bình (1999) [3] cho biết: số con đẻ ra còn sống/ổ ở lợn L là 9,86 con còn ở lợn Y là 9,77 con. Như vậy, kết quả theo dõi của tôi trên các tổ hợp lai CP40, CP90 và CP909 đều cao hơn so với công thức phối giống thuần của tác giả.

Số lợn con để nuôi/ổ: Chỉ tiêu này biểu thị tỷ lệ lợn con sơ sinh loại thải/số lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ/ổ. Chỉ tiêu này có liên quan đến chất lượng tinh trùng của con đực và kỹ thuật chăm sóc lợn mẹ giai đoạn mang thai.

Kết quả bảng 2.5 và 2.6 ta thấy: Số lợn con để nuôi của CP40 nái kiểm

con/ ổ; CP909 là 11,51 con/ổ và 11,63 con/ổ. Số lợn con để nuôi của lợn nái CP909 cao hơn lợn nái CP90 và CP40.

Kết quả chúng tôi thu được cao hơn của nhiều tác giả đã công bố như:

Đinh Văn Chỉnh và cs (2001) [6] thì số lợn con để nuôi/ổ của Landrace và Yorkshire là 9,72 và 9,70 con/ổ, Phùng Thị Vân và cs (2001) [18] là 9,35 và 9,73 con/ổ.

Như vậy số lợn con để nuôi là gần bằng số lợn con sinh ra sống/ổ, điều

đó cho thấy rằng tỷ lệ loại thải lợn sơ sinh là rất thấp và điều này cũng thể

hiện chất lượng tinh trùng của lợn đực giống của trại và các khâu chăm sóc lợn nái mang thai là rất tốt.

Số lợn con cai sữa/ổ (con): Số lợn con cai sữa/ổ là chỉ tiêu kinh tế, kỹ

thuật rất quan trọng, quyết định đến năng suất của nghề chăn nuôi lợn nái, cùng với chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con sẽ giúp cho việc đánh giá năng suất sinh sản và hiệu quả kinh tế của lợn nái sau mỗi lứa đẻ. Từ bảng 2.5 và 2.6 ta thấy số con cai sữa/ổ từ khi là nái kiểm định đến khi là nái cơ bản của tổ hợp lai CP909 đạt tỷ lệ cao nhất (94,57% và 94,67%) sau đó đến CP90 (94,04% và 94,57%) và cuối cùng là CP40 (93,02% và 94,51%)

Thời gian động dục trở lại sớm sẽ tăng số lứa/nái/năm từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy dòng CP909 là sớm nhất (nái kiểm định là 4,98 ngày và nái cơ bản là 4,91 ngày)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)