Các giống lợn Yorkshire, Landrace, ... được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nghề chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và nhân ra khắp thế giới
bởi các ưu điểm của nó là khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, năng suất sinh sản khá, khả năng thích nghi tốt. Ở Liên Xô (cũ) lợn Yorkshire chiếm 85% còn ở Châu Âu chiếm khoảng 54%. Năm 1960, tỷ lệ giống lợn Landrace trong cơ cấu đàn lợn của Cộng hòa dân chủ Đức là
56,5%. Chính vì vậy mà cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và thông báo về khả năng sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace. White và cs (1991) [28] cho biết lợn Y có tuổi động dục lần đầu là 201 ngày, số con đẻ ra còn sống (SCĐRCS/ổ) là 7,2 con ở lứa 1. Các giống có nguồn gốc khác
nhau cho năng suất sinh sản khác nhau: Số con đẻ ra/ổ của Y Thụy Điển, Y
Anh và Y Ba Lan là 10,6; 9,7 và 10,5; còn L của Bỉ, L Bungary là 8,5 và 10 con/ổ. Theo John Millanrd, đàn lợn nái Y hạt nhân của Anh có SCĐRCS là 10,82 con/ổ.
Jose Bento và cs, (2006) [23] cho biết năng suất sinh sản của đàn lợn Landrace và Yorkshire Thụy Điển thu được từ 19 đàn hạt nhân bao gồm 20.275 lứa đẻ và 6,986 nái thuần từ giai đoạn 1994 - 1997 như sau: số con sơ
sinh/ổ lần lượt là 11,61 và 11,54; số con sơ sinh còn sống/ổ: 10,94 và 10,58 con; thời gian từ cai sữa đến phối giống: 5,6 và 5,4 ngày; tỷ lệ đẻ là 82,8 và 80,9%; tuổi đẻ lứa đầu là 355,6 và 368 ngày.
John (1992) [20] đã nghiên cứu về tuổi phối giống lần đầu thích hợp cho thấy, nên để đến lần động dục thứ 3 rồi mới phối giống lần đầu sẽ làm tăng mức độ rụng trứng. Việc quyết định phối giống vào chu kỳđầu tiên hay chu kỳ thứ 3 nên dựa vào nhiều yếu tố như: giá cả thức ăn, triển vọng xuất chuồng và các giá trị của đàn gia súc.