Tình hình cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)

a. Vềđường giao thông

Chạy qua địa bàn xã có 3,341km đường Quốc lộ 37, nền đường rộng 7 m, kết cấu thảm nhựa, đều đạt chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn Quốc gia.

- Toàn xã hiện có 69,85 km đường giao thông liên xã, trục thôn và ngõ xóm do xã quản lý, trong đó có 11,5 km bê tông hóa chiếm 15,75% , còn 58,85 km chiếm 84,25%, đường giao thông nội đồng là đường đất nên chưa thuận lợi cho phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đường giao thông trong xã hiện nay đang dần được bê tông hóa toàn phần theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, giao thông nội đồng đang được GPMB bê tông hóa và đáp ứng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Đến năm 2013: 17/19 xóm đã giải tỏa xong các tuyến đường liên thôn thôn là 29,3 km, đường ngõ xóm 17,61 km, đường nội đồng dài 8,73 km, được cứng hóa đểđảm bảo quá trình sản xuất của người dân trong xã

Bảng 4.5: Tình hình cơ sở hạ tầng qua 3 năm 2011-2013 Danh Mục Đơnvị Năm 2011 2012 2013 So sánh 11/12 (%) 12/13 (%) BQ (%) I Đường Liên Xã Km 16,95 16,95 16,95 1 1 1

II Đường liên thôn đổ bê tông Km 8 11,5 11,5 1,44 1 1,22 III Hệ thống công trình thủy lợi

1 Đắp đê M3 0 0 0

2. Trạm bơm cái 4 4 4 1 1 1

3. Kênh mương bê tông km 10,22 15,41 15,41 1,507 1 1,25 IV. Hệ thống điện

1. Trạm biến áp Cái 4 4 4 1 1 1

2. Đường dây trung thế Km 5 5 5 1 1 1

3 Đường dây hạ thế Km 26,3 26,3 26,3 1 1 1 V. Công trình phúc lợi và phương tiện vận tải 1 Nhà trẻ, mẫu giáo Cái 2 2 2 1 1 1 Số phòng Phòng 8 14 14 1,75 1 1 2 Trường tiểu học Cái 1 1 1 1 1 1 Số phòng Phòng 26 26 26 1 1 1 3 Trường thcs Cái 1 1 1 1 1 1 Số phòng phòng 27 27 27 1 1 1

(Nguồn: Thống kê UBND xã Bản Ngoại )

Nhìn chung tình hình tình hình cơ sở hạ tầng ở xã đã có nhiều cải thiện đáng kể, tuy đường bê tông thôn xóm được thực hiện nhưng với số lượng còn ít, hệ thống công trình thủy lợi được bê tông hóa nhưng do nguồn vốn còn thiếu nên xã chưa thể xây dựng và nâng cấp thêm. Xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn được Đảng và Nhà Nước đầu tư về cơ sở hạ tầng trường lớp, năm 2011 nhà trẻ mẫu giáo chỉ có 8 phòng sang năm 2012 đã tăng lên 14 phòng và được đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất. Trường tiểu học được mở rộng từ năm 2001 đến nay trường có thêm một số phòng như thư viện, phòng máy tính,… để học sinh có cơ hội học hỏi thêm nhiều hơn, một số phòng học được xây dưng từ năm 1996 đến nay chất lượng công trình đã xuống cấp nặng.

b) Về mạng điện

Hệ thống điện của xã được nâng cấp và sửa chữa năm 2011, nên việc sử dụng điện của người dân dễ dàng và an toàn hơn. Trên địa bàn xã có một tuyến đường dây trung thế 35KV chạy qua xã cấp điện cho trạm biến áp tiêu thụ của nhân dân trong xã, toàn xã có 4 trạm biến áp 35/0,4KV, trạm 1 ở Khâu Giáo 1, trạm 2 ở nhà máy chè Đại Hưng, trạm 3 ở Lê Lợi, trạm 4 ở Na Dạ, tổng chiều dài của đường dây điện khép kín trên toàn xã dài 26,3 km, đáp ứng nhu cầu 100% hộ dân được dùng điện.

c) Cơ sở giáo dục

Quan tâp và xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí là trong những mục tiêu phát triển của xã. Xã có 3 cấp trường: Trung học cở sở, tiểu học và mầm non. Trong đó trường trung học có 402 học sinh, và 32 giáo viên, trường tiểu học có 568 học sinh, và 39 giáo viên, trường mầm non có 380 học sinh, và 33 giáo viên. Hiện trạng phát triển phổ cập giáo dục trung học và tiểu học xã đạt tiêu chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học đạt 98%, số học sinh phổ cập giáo dục trung học đạt 100% nhìn chung các trường trong xã đã và đang dần được hoàn thiện hơn về cở sở vật chất các phòng ban để phòng ban có điều kiện được học hỏi nhiều hơn.

d) Về y tế

Trạm y tế được xây dựng mới năm 2010 tại khu vực trung tâm xã đằng sau nhà văn hóa xóm Ba Giăng có diện tích 575 m2, nhà 2 tầng kiên cố có 12 giường bệnh, 1 bác sỹ, 5 y sỹ phục vụ khám và cấp thuốc, trạm y tế có vườn thuốc nam. Năm 2010 trạm đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

e) Công trình thủy lợi

Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy từ suối La Bằng, và dòng sông công chảy qua địa bàn xã, đây cũng là nguồn tưới chính của xã, nguồn nước cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và chăn nuôi của nhân dân.

- Nhìn chung hệ thống tưới tiêu thủy lợi cơ bản đã hoàn chỉnh, mạng lưới kênh tưới tiêu được bố trí hợp lý, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trên địa bàn.

+ Hệ thống kênh mương dài 40,55 km, trong đó kênh mương cấp II: huyện Đại Từ quản lý 1100m,

+ Kênh mương cấp III: xã Bản Ngoại quản lý 13.000 m trong đó đã kiên cố 9.000 m còn 4.000 m chưa kiên cố, kênh mương nội đồng dài 26.450m đã kiên cốđược 1220m, còn lại là 25.230 m chưa kiên cố.

Nhìn chung hệ thống mương đang dần được xây dựng và bê tông hóa, phục vụ và đáp ứng nhu cầu sản xuất cho người dân.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 41)