Những công việc người dân và các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)

xây dựng nông thôn mới tại xã Bản Ngoại

4.2.2.1. Những công việc người dân và các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

Chương trình nông thôn mới là một chương trình lớn quốc gia và nguyên tắc là một chương trình phải có sự tham gia của người dân cũng như các tổ chức xã hội, vai trò của người dân cũng như các tổ chức chiếm vị trí rất quan trọng, quyết định sự thành bại của chương trình, vậy để phát huy hết vai

trò của người dân thì điều quan trọng đó là người dân tham gia xuyên suốt trong chương trình nói chung cũng như các khâu trong xây dựng các mô hình nông thôn mới nói riêng, những công việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới cụ thểđược thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.8: Những công việc của người dân khi tham gia vào xây dựng nông thôn mới

STT Những công việc Số lượng hộ

(n=60)

Tỷ lệ (%)

1 Bầu ban quản lý xây dựng 9 15 2 Giám sát thi công công trình 9 15 3 Tập huấn khuyến nông khuyến

lâm 37 61,67 4 Đóng góp ý kiến, lựa chọn nội dung thực hiện 45 75 5 Xây dựng kế hoạch 0 0 6 Trực tiếp thi công thực hiện 60 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy sự tham gia của người dân là rất quan trọng, họ tham gia xuyên xuốt vào quá trình xây dựng nông thôn mới, khi tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới để chương trình hoàn thành đúng kế hoạch và đạt chỉ tiêu, người dân phải bầu cho mình một ban quản lý xây dựng, trong xã ban quản lý xây dựng gồm 3 người, để chỉđạo và đảm bảo công trình đảm bảo đúng tiêu chuẩn và hoàn thành đúng kế hoạch được giao, và khi bầu ban quản lý xây dựng thì tchir những người đai diện cho người dân mới tham gia bầu, đó là mỗi xóm có 3 người đại diện tham gia tỷ lệ này chiếm 15% trong tổng số 60 người điều tra. Trong khâu giám sát thi công, như đã nói ở trên để đảm bảo quyền lợi, sự công bằng, an toàn và buổi thi công đạt kết quả họ phải bầu ra ban quản lý cũng như ban giám sát cho thôn mình, mỗi xóm bầu ra ban giám sát gồm 3 người, họ sẽ cùng người dân tham gia xuyên suốt quá trình thi công. Ban giám sát đó phải là những người có trách nhiệm cao và được người dân tín nhiệm.

Ngoài ra người dân trong xã còn được tham gia vào đóng góp ý kiến, lựa chọn nội dung thực hiện và tỷ lệ người dân tham gia vào công việc này chiếm 75% trong tổng 60 hộ điều tra, lựa chọn nội dung thực hiện là khâu quyết định ở người dân dựa vào nguồn lực của họ, chỉ người dân mới hiểu được mình cần làm gì?, và nguồn lực của mình đến đâu, khả năng của mình tới đâu?, và dựa vào định hướng của cán bộ phát triển nông thôn xã, người dân sẽ tham gai lựa chọn nội dung thực hiện cũng như lựa chọn mô hình nông thôn mới phù hợp cho mình, và mô hình giao thông nông thôn là mô hình quy hoạch đầu tiên được người dân xã thực hiện, và mô hình đó là nền tảng cho những mô hình khác. Khi đã lựa chọn mô hình đó người dân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, tỷ lệ người tham gia vào công việc này chiếm 100% trong tổng số hộđiều tra.

Để tham gia vào chương trình NTM người dân phải tham gia vào các lớp tập huấn để nâng cao năng lực của mình, tỷ lệ tham gia khá cao chiếm 61,67% trong tổng số 60 hộđiều tra, cũng có một số hộ không tham gia được tỷ lệ này chiếm 38,33% trong tổng số hộ điều tra, người dân không tham gia vào quá trình lập kế hoạch, khâu này chủ yếu chủ yếu là những cán bộ phát triển nông thôn ở xã lập vì những người này là cơ quan đại diện cho người dân, được người dân tin tưởng, và bầu lên họ là người lập kế hoạch cho chương trình nông thôn mới. Và những công việc khác người dân đều tham gia các khâu: Quản lý và sử dụng tài sản, khâu đóng góp nguồn vốn vào thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới, những khâu này đều có tỷ lệ 100% sự tham gia của người dân.

Kết luận: Nông thôn mới là chương trình cần sự tham gia xuyên suốt của người dân, và người dân tham gia vào tất cả các khâu trong chương trình nông thôn mới để biết được nguồn vốn của mình được sử dụng đúng mục đích, và người dân sẽ có trách nhiệm hơn khi sử dụng chính đồng tiền của mình. Vậy việc động viên tất cả người dân cùng tham gia thực hiện là điều quan trọng được đặt lên hàng đầu.

Các tổ chức là đại diện cho người dân và cũng như người dân họ tham gia hầu hết các khâu trong xây dựng mô hình nông thôn mới và xuyên suốt

quá trình thực hiện nông thôn mới, và cụ thể công việc của các tổ chức xã hội được thể hiện qua bảng dưới đây

Bảng 4.9: Những công việc của các tổ chức xã hội khi tham gia vào xây dựng nông thôn mới

STT

Những công việc

Tên các tổ chức

Hội phụ nữ Hội thanh niên Hội nông dân Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Bầu ban quản lý xây dựng 5 55,55 4 55,44 5 55,55

2 Giám sát thi công

công trình 2 22,22 2 22,22 2 22,22

3 Tập huấn khuyến

nông khuyến lâm 9 100 9 100 9 100

4 Đóng góp ý kiến lựa chọn nội dung thực hiện 9 100 9 100 9 100 5 Xây dựng kế hoạch 4 44,44 3 33,33 1 11,11 6 Trực tiếp thi công thực hiện 9 100 9 100 9 100 7 Công việc khác 9 100 9 100 9 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy các tổ chức cũng như người dân tham gia vào hầu hết các khâu trong xây dựng các mô hình nông thôn mới, 100% số người tham gia vào các khâu đóng góp ý kiến, lựa chọn nội dung thực hiện, và khâu trực tiếp thi công các công trình trong chương trình nông thôn mới và các công việc khác như: Quản lý và sử dụng tài sản, đóng góp nguồn vốn trong mô hình xây dựng nông thôn mới. Cả 3 tổ chức đều có tỷ lệ tham gia cao chiếm 100% trong tổng số 9 người điều tra tham gia tập huấn khuyến nông, khuyến lâm.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)