Một số giải pháp để nâng cao sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 73)

chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.4.1. Giải pháp chung

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức về xây dựng nông thôn mới trên đài phát thanh của mỗi xóm, trên báo, tổ chức phát động thi đua xây dựng NTM. Tổ chức tọa đàm, ngoài tuyên truyền trên loa phát thanh còn làm những băng rôn, khẩu hiệu và cuộc thi đua tìm hiểu và thực hiện nông thôn mới, kết hợp với tổ chức đoàn thanh niên để cùng thực hiện và qua đó thu hút được sự quan tâm của họ chung tay xây dựng NTM.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nông thôn mới cho người dân và các tổ chức xã hội, và bồi dưỡng kiến thức đời sống, pháp luật.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các bộ thực hiện công tác xây dựng NTM các cấp.

Xây dựng hoàn chỉnh tài liệu về mức độ đạt 19 tiêu chí để phổ biến cho các địa phương thực hiện, tổ chức tham gia các mô hình xây dựng NTM trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm.

4.4.2. Giải pháp cụ thể

- Huy động nguồn lực:

+ Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn nông ghép khác như nguồn vốn từ chương trình 135, để xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch. Vận động các nguồn lực bên ngoài và hỗ trợ của nhà nước theo phương châm: Huy động nguồn lực toàn dân, trong cộng đồng là quyết định; Huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp là quan trọng; Ngân sách nhà nước là cần thiết.

+ Huy động sự tham gia trực tiếp của người dân và các tổ chức vào xây dựng chương trình nông thôn mới tại xóm mình.

+ Tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân có thu nhập ổn định hơn, để tham gia vào nguồn đóng góp hiệu quả hơn

- Các thể chế chính sách:

+ Cần phải linh hoạt, không lên quá cứng nhắc, vì như thế sẽ làm khó cho người dân, đặc biệt là khi người dân muốn vay vốn để mở rộng sản xuất nhưng vốn vay lại ít không mang lại kết quả cao, vậy nên những cơ chế chính sách phù hợp, có thể cho vay theo mục đích cảu người dân, nếu người dân vay để mở rộng sản xuất thì cho vay với nguồn vốn cao hơn, và các thủ tục cho vay cần ngắn gọn, không quá rườm rà. Các ngân hàng chính sách nên ổn định và giảm lãi suất cho vay, vì hầu hết người dân muốn vây để sản xuất nhưng lãi xuất lại không ổn định, như thế thì sẽ tác động tâm lý của người dân. Nhưng cũng qua đó cán bộđại phương cần có sự khảo sát để những hộ vay sử dụng đúng mục đích, đưa ra những quy chế cho những hộ vay không đúng mục đích.

- Đào tạo việc làm tăng thu nhập:

+ Liên kết với các trung tâm dạy nghề để tạo tau nghề cho người dân, để người dân mở

+ Các nhà máy ở trên địa bàn xã cần tuyển người dân đại bàn để tạo sự ổn định trong cơ cấu lao động của địa phương

+ Nghề thủ công trong xã chưa phát triển, nên chính quyền cần có chính sách hỗ trợ để người dân tham gia, chẳng hạn nhu nghề làm mộc, thêu thùa ,… Hay tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp như cây chè là loại cây trồng truyền thống của xã.

- Cần lập ra một nhóm cán bộ mà có trình độ chuyên môn về chương trình nông thôn mới ở xã để có thời gian tiếp xúc với người dân và tạo được tình cảm giữa người dân với cán bộ phát triển nông thôn, qua đó sẽ trao đổi thông tin một cánh dễ dàng hơn.

- Đối với các tổ chức xã hội cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo cho các chi hội truongr của các tổ chức bằng cách: Mở các lớp tập huấn cho các tổ chức về kiến thức lãnh đạo và mở rộng về kiến thức sản xuất, pháp luật, giáo dục và văn hóa,…, để hộ tự tin tham gia vào mô hình nông thôn mới này. Vì họ là đại diện tổ chức cho người dân, nên họ thường xuyên tiếp xúc với cán

bộ phát triển nông thôn đểđược tuyên chuyền về kiến thức nông thôn mới, để từ đó tuyên truyền cho người dân, vì họ là một tổ chức gần gũi với người dân, nên thông tin về người dân cũng rất dễ dàng.

- Đối với các tổ chức đoàn thanh niên nên quan tâm và thu hút những sự tham gia đặc biệt là chú trọng những thành viên ở nhà, những thành viên tham gia sản xuất ở quê hương, mở các lớp tập huấn dành riêng cho thanh niên, định hướng nghề nghiệp trong tương lai để thu hút sự tham gia của họ.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu trong đề tài này khẳng định lại sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng NTM là đặc biệt quan trọng, có tính quyết định cho sự thành công đối với xây dựng NTM ở mỗi xã.

Những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế cũng cho thấy nếu phát huy tốt sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội thì mới thực hiện thành công mục đích của chương trình xây dựng NTM.

Xã Bản Ngoại có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn, là xã 135 và là một xã thuần nông, trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều, tình hình cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tình hình sản xuất chưa đạt hiệu quả cao, vậy để cho cuộc sống của người dân được ổn định hơn, xã Bản Ngoại đã được lựa chọn làm xã điểm của huyện trong xây dựng NTM, khi được triển khai và đi vào thực hiện người dân và cán bộ xã đã nỗ lực hết mình và quyết tâm thực hiện để đạt 19 tiêu chí trong năm 2015.

- Qua quá trình điều tra thực tế về thực trạng sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xã vào chương trình nông thôn mới, tôi thấy được tỷ lệ 100% người dân trong xã đều có biết về chương trình nông thôn mới và sự tham gia của người dân thể hiện hiệu quả công việc mà người dân tham gia vào chương trình nông thôn mới, người dân và các tổ chức tham gia xuyên suốt vào chương trình này, từ khâu gián tiếp tham gia lập kế hoạch đến khâu quản lý và sử dụng tài sản hình thành trong chương trình nông thôn mới, người dân và các tổ chức chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn đóng góp xây dưng công trình chiếm 84,803%trong tổng nguồn chi phí, ngoài đóng góp về tiền còn đóng góp cả về sức lao động, người dân và các tổ chức là chủ thể chủ yếu trong chương trình nông thôn mới này

Qua quá trình nghiên cứu đề tài cũng đã chỉ ra một số vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân là:

+ Trình độ dân trí của người dân và các tổ chức xã hội còn thấp, nên thông tin tuyên truyền tới người dân chưa thực sự hiệu quả.

+ Nguồn vốn: Nguồn vốn huy động từ người dân còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập của người dân trong xã chưa ổn định.

+ Năng lực của cán bộ thực hiện chương trình nông thôn mới chưa cao, và chưa có kinh nghiệm thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng từ những khó khăn đó chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong chương trình nông thôn mới:

+ Nâng cao dân trí của người dân và năng lực cho cán bộ phát triển nông thôn mới là biện pháp quan trong nhất, khi trình độ của người dân được nâng cao thì người dân cũng sẽ tiếp thu những thông tin nhanh hơn, có tính chọn lọc cao.

+ Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền: Ngoài những thông tin được phát trên loa đài mỗi xóm, báo chí, ti vi kênh địa phương thì cán bộ phát triển nông thôn cần phải thường xuyên xuống địa phương để tuyên truyền và giải đáp những thắc mắc cho người dân.

+ Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ thực hiện chương trình nông thôn mới.

Trong kết quả nghiên cứu trên cũng khẳng định để xây dựng NTM hiệu quả và bền vững cần sự tham gia của tất cả người dân và các tổ chức xã hội của địa phương.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với các cấp chính quyền

* Đối với cơ quan nhà nước

- Tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thông qua các phương tiên thông tin đại chúng.

- Nâng cao trình độ dân trí thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người dân.

- Cần có những chính sách phù hợp với điều kiện của người dân nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển những thế mạnh sẵn có của mình như chính thuế, trợ giá, ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông để nâng cao năng lực của người dân.

* Đối với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội:

- Đề nghị các ban, ngành cấp huyện tạo điều kiện cho địa phương để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy trên địa bàn. Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ khi được trích đo hoàn toàn.

- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới của xã là phấn đấu hoàn thiện trong những năm 2011- 2015 nên công tác quy hoạch xây dựng, nguồn vốn đề nghị UBND huyện tạo điều kiện hỗ trợ.

- Khi triển khai các kế hoạch nông thôn mới phải lấy ý kiến trực tiếp từ người dân, và khả năng của người dân, không mang tính áp đặt từ trên xuống. - Trên loa đài của các xóm phải thường xuyên tuyên truyền về vấn đề nông thôn mới để người dân lắm được và hiểu biết về chương trình này rõ ràng hơn.

- Đề nghị phòng công thương huyện, không thu lệ phí thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự án các công trình thược diện nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 73)