Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

- Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã.

- Số liệu được tổng hợp và sử lý bằng chương trình Microsft Office Excel

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý của xã

Xã Bản Ngoại là một trong những xã trung du miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên 1.246,62 ha, có tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh là quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang chạy qua trung tâm xã. Với vị trí địa lý trên xã Bản Ngoại có những thuận lợi nhất định trong việc phát triển kinh tế so với các xã trên huyện, trong vùng.

Ranh giới hành chính của xã như sau: + Phía Bắc giáp xã Phú Lạc;

+ Phía Tây Nam giáp xã Hoàng Nông; + Phía Nam giáp xã Tiên Hội;

+ Phía Tây giáp xã Phú Xuyên và La Bằng; + Phía tây Bắc giáp xã Phú Thịnh;

4.1.1.2. Địa hình diện mạo của xã

Bản Ngoại là một xã thuộc vùng miền núi với nhiều đồi cao và hệ thống ao đầm, mặt khác xã có sông Công và suối La Bằng chảy qua nên diện tích đất bằng phẳng cũng khá lớn. Nhìn chung địa hình xã Bản Ngoại khá phức tạp đồi núi xen kẽ với đồng bằng.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Cùng chung với chế độ kí hậu của tỉnh Thái Nguyên. một năm chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Chế độ nhiệt: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao nhất trung bình 380C, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp nhất trung bình 90C, số giờ nắng trung bình năm 1637 giờ.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1750 mm. Trong năm lượng mưa phổ biến không đều chủ yếu tập trung vào 3 tháng 8,9,10.

Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa hàng năm.

- Chếđộ gió: Có 2 hướng thịnh hành.

+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang theo rét

+ Gió Phơn (gió Lào ) thổi từ tháng 4 đến tháng 9 gây khô hạn

- Độ ẩm không khí bình quân năm 80% cao nhất trong năm trên 90% thấp nhất trong năm dưới 70%

* Đặc trưng của khí hậu là: Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, chế độ mưa tập trùng với bão, mùa nắng nóng có gió phơn Tây Nam khô nóng, mùa lạnh có gió Đông Bắc giá Hanh biểu hiện rõ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc điểm của thời tiết nêu trên, cần bố trí cơ cấu cây trồng, cơ cấu thời vụ thích hợp, né tránh các yếu tố bất lợi, tăng cường sử dụng đất kết hợp với sử dụng nhiều biện pháp phù hợp để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo tài liệu thổ nhưỡng Thái Nguyên, kết hợp với điều tra khảo sát cho thấy: Trong tổng diện tích tự nhiên 1246,62 ha, ngoại trừ hệ thống kênh tưới, tiêu đất mặt nước chuyên dụng, ao hồ, phần diện tích còn lại chủ yếu là đất Feralit phát triển trên phù sa cổ, Đất xám mùn trên núi, Đất pha cát.

* Nguồn nước

Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ dòng Sông Công và suối La Bằng chảy qua địa bàn xã nên về mùa mưa lũ tình trạng ngập lụt xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên xã có hệ thống kênh mương nội đồng, các ao hồ trong khu dân cư nên tình trạng ngập úng không kéo dài.

* Tài nguyên khoáng sản

- Bản Ngoại có tiềm năng khai thác cát, sỏi trên sông Công và suối La Bằng chảy qua địa bàn xã

- Bản Ngoại có tiềm năng về khai thác quặng sắt mangan Đầm Bằng, với hai dự án khai thác tổng quy mô khoảng 100ha. Hiện nay dự án đang trong quá trình nghiên cứu thăm dò và triển khai. Đây là một trong những

nguồn lực, động cơ tác động mạnh đến sự gia tăng cơ học của xã, công việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

* Tài nguyên nhân văn

Xã Bản Ngoại có dân số 7103 người, chia làm 19 xóm dân cư tương đối đồng đều mang đậm nét phong tục tập quán vùng lúa nước, trình độ dân trí so với mặt bằng chung của huyện là cao, giàu truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Bản Ngoại từ năm 2011- 2013

Loại đất Năm sử dụng 2011 2012 2013 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) I. Tổng Din tích đất t nhiên 1246,62 100 1246,6 2 100 1246,6 2 100 1Đất nông nghiệp 905,54 72,64 913,72 73,30 918,63 73,69 1.1Đất sản xuất nông ngiệp 436,6 35,02 459,06 36,82 465,2 37,32 1.2 Đất lâm nghiệp 414,29 33,23 398,29 31,95 406,16 32,58 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 54.65 4,32 56,37 4,46 46,07 3,695 1.4 Đất nông nghiệp khác 0 0 0 0 1.2 0.096 2 Đất phi nông nghiệp 329,74 26,45 320,43 25,7 318,9 25,58

2.1 Đất ở tại nông thôn 35,2 2,82 38,45 3,08 41,09 3,296 2.2 Đất vườn tạp 208,36 16,7 200,96 16,12 202,83 16,27 2.3 Đất tôn giá, di tích tín ngưỡng 1,62 0,13 0,93 0,075 0,62 0,05 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 8,57 0,69 8,57 0,687 8,57 0,687 2.5 Đất kênh mương thủy lợi, sông suối 34,62 2,78 32,62 2,62 32,62 2,62 2.6 Đất có nước mặt chuyên dùng 41,37 3,32 38,9 3,12 32,81 2,63 3. Đất chưa sử dụng 11,34 0.91 12,47 1,0 9,09 0,73 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 10,45 0,84 11,77 0,94 8,42 0,675 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,98 0,079 0,7 0,06 0,67 0,054

Qua bảng 4.1 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên từ năm 2011 đến năm 2013 của toàn xã là không đổi 1.246,62 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 918,63 ha (chiếm 73,69%) và đất phi nông nghiệp là 318,9ha (chiếm 25,58%) và đất chưa sử dụng là 9,09ha (chiếm 0,73% )

- Đất sản xuất nông nghiệp hầu hết là loại đất màu mỡ, độ phì nhiêu ổn định, nhưng do quá trình sản xuất của người dân mang tính truyền thống nên quá trình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả chưa cao.

- Do địa hình của xã nên diện tích đất lâm nghiệp phân bố đều các xóm, nhưng chủ yếu là các loại cây ăn quả và cây chè và một số it các loại cây vườn tạp.

- Diện tích đất chưa sử dụng ở đây phân bố không đều, chỉ rải rác ở một số xóm vì diện tích đất này chưa có khả năng khai thác sử dụng nên để hoang.

Tóm lại, qua phân tích tình hình sử dụng đất ở xã Bản Ngoại, có thể thấy xã Bản Ngoại là một xã thuần nông có vị trí đại lý, địa hình phức tạp đồng bằng xen kẽ đồi núi, đất đồi núi dễ bị xói mòn, rửa trôi khi có mưa bão, gây hiện tượng bạc mầu của đất nên hiệu quả và năng suất cây trồng chưa cao.

4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

a) Tình hình sản xuất ở xã Bản Ngoại - Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp * Ngành nông nghiệp

- Trồng trọt:

Trong những năm qua ngành trồng trọt đã từng phá thế độc canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi thích hợp theo hướng sản xuất hàng hóa. Các loại giống cũ có năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh kém đã từng bước được thay thế bằng các loại giống mới có năng suất cao, nhưng đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn, bị thương lái ép giá nên các mặt hàng nông nghiệp thay đổi theo từng năm.

Đến năm 2013 diện tích gieo cấy lúa cả năm là 374,45 giảm 10,05 ha so với năm 2011. Tình hình sản xuất được thể qua bảng sau :

Bảng 4.2: Bảng tình hình sản xuất một số cây trồng chính tại xã Bản Ngoại qua 3 năm 2011 - 2013

STT Cây Trồng ĐV 2011 2012 2013 1 Lúa Diện tích Ha 384,50 349,1 374,45 Năng suất Tạ/ha 56,3 56,04 56,55 Sản lượng Tấn 2164,74 1956,35 2117,51 2 Ngô Diện tích Ha 4,7 16,1 28 Năng suất Tạ/ha 40 39,8 40,57 Sản lượng Tấn 18,8 64,07 113,6 3 Dưa Hấu Diện tích Ha 16,3 26 21,7 Năng suất Tạ/ha 270 242 256 Sản lượng Tấn 440,1 629,2 555,52 4 Đậu Diện tích Ha 10 29 16 Năng suất Tạ/ha 450 376,7 428,5 Sản lượng Tấn 450 1092,4 685,6 5 Chè Diện tích Ha 243,04 243,04 247 Năng suất Tạ/ha 110 103 110 Sản lượng Tấn 2673,4 2503,3 2717,0 6 Khoai lang Diện tích Ha 18,2 17,4 15,6 Năng suất Tạ/ha 106 101 104 Sản lượng Tấn 192,9 175,7 162,24 7 Lạc Diện tích Ha 9 13 11 Năng suất Tạ/ha 16,4 17,2 15,4 Sản lượng Tấn 14,7 22,36 16,94

(Nguồn: Thống kê UBND xã Bản Ngoại)

Tổng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ cả năm 2011 là 384,50 ha, năng suất lúa tăng lên, từ 56,3 ta/ha năm 2011 lên 65,55 ta/ha năm 2013, tương ứng với sản lượng 2164,74 tấn năm 2011 lên 2117,51 tấn năm 2013, năng suất lúa tăng nhưng diện tích gieo trồng lúa bị thu hẹp làm cho sản lượng lúa bị giảm

xuống. Diện tích ngô của xã có xu hướng tăng mạnh, là do lượng thiếu hụt ngô cho các nhà máy chế biến của huyện Đại Từ và thu mua ngô của người dân phục vụ cho chăn nuôi. Diện tích gieo trồng các nông sản như dưa hấu, đậu và lạc có sự biến đổi tăng giảm theo các năm. Diện tích dưa hấu từ 16.3 ha năm 2011 lên 26 ha và giảm xuống 21,7 ha năm 2013,nguyên nhân là do tâm lý chạy theo đám đông của người dân gieo trồng nhiều năm 2012 nhưng không có đầu ra tiêu thụ chậm dẫn tới thua lỗ cho người dân, và gây mất lòng tin đối với người dân, vì vậy năm 2013 một số hộ dân đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng khác. Riêng diện tích trồng chè vẫn ở mức ổn đinh năm 2011 và 2012 diện tích chè của xã là 243,04 ha và năm 2013 diên tích tăng lên 247 ha, nguyên nhân la do mặt hàng nông sản này có thị trường ổn đinh nhờ vào việc thành lập các hợp tác xã chè, và cung cấp các loại chè có chất lượng cho thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng.

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm, và thủy sản có sự phát triển cả về chất và lượng, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp ngành chăn nuôi đã chuyển dần sang hình thức sản xuất hàng hóa, tốc độ phát triển nhanh về quy mô lẫn cơ cấu đàn. Mặc dù hình thức chăn nuôi mới ở mức hộ gia đình nhưng do nắm bắt được yêu cầu thị trường, có thị trường tiêu thụ do giá cả tăng cao, tạo tâm lý tốt cho người dân yên tâm sản xuất, sản phẩm từ chăn nuôi được tiêu thụ kịp thời, người dân đã chủđộng lựa chọn được loại vật nuôi và hình thức phù hợp.

Bên cạnh đó người dân đã chủ động nắm bắt và đáp ứng được kỹ thuật chăn nuôi, chọn lựa được các giống tốt nên dù tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp nhưng xã đã tổ chức công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh tốt, sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Đây là một điểm mạnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp của xã.

Bảng 4.3: Bảng tình hình chăn nuôi ở xã Bản Ngoại qua 3 năm 2011- 2013 STT Khoản mục Đơn vị 2011 2012 2013 1 Đàn trâu con 460 361 383 2 Đàn bò con 11 15 13 3 Lợn con 3469 3047 3231 4 Đàn gia cầm con 38110 38150 48070 5 Thủy sản Tấn 30 40 39

(Nguồn: Thống kê UBND xã Bản Ngoại 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chăn nuôi của xã Bản Ngoại qua 3 năm đã có nhiều biến động, đàn gia cầm tăng chậm, nhưng thủy sản tăng mạnh vào năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013, đàn trâu, và đàn lợn có xu hướng giảm xuống là do xã bắt đầu sử dụng nhiều loại máy phục vụ cho nông nghiệp thay sức kéo của trâu làm cho số lượng trâu giảm mạnh.

*Lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 414,29 ha được trồng: cây keo, bạch đàn, hàng năm thu lại cho dân hàng trăm triệu đồng. Diện tích đất nông nghiệp tuy có xu hướng giảm nhưng do người dân đã đầu tư và chăm bón nên năng suất vẫn cao, hàng năm góp phần thu nhập cao cho người dân. Các nghành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã chưa phát triển mạnh. ngành nghề công nghiệp chủ yếu là cơ sở chế biến gỗ, nông sản, chè, chế biến, xay xát theo hình thức hộ gia đình, xã chưa có điểm sản xuất hàng hóa lớn. Do đó nguồn thu nhập và đóng góp giá trị của các ngành này cho xã chưa tạo ra bước chuyển mới cho cơ cấu ngành kinh tế của xã trên địa bàn xã có một nhà máy dệt may tư nhân lớn, và 3 doanh nghiệp chè hoạt động về lĩnh chế biến và sản xuất ,… tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người dân trong xã.

Năm 2012 xã đã mở các lớp tập huấn về dạy nghề truyền thống cho những xóm có tiềm năng về nghê như xóm: Ba Giăng, Quang Trung, Lê Lợi. Các nghề truyền thống như nghề thổ cẩm, nghềđan lát.

4.1.2.2. Đặc điểm về xã hội

- Tình hình dân số và lao động

Tổng số nhân khẩu toàn xã là 7103 người, với 2117 hộ, trong đó có 1902 hộ làm nông nghiệp, 215 hộ phi nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo của xã chiếm 25%

- Tỷ lệ tăng dân số chung của toàn xã là 1,1%

- Tổng số lao động trong các nghàn kinh tế của xã là 5266 người, trong đó: + Lao động nông nghiệp 4394 người chiếm (83,45%)

+ Lao động phi nông nghiệp 872 người chiếm (16,55%)

Bảng 4.4: Tình hình dân số và lao động xã Bản Ngoại qua 3 năm 2011-2013 Danh Mục Đơn vị Năm 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Người SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ I SỐ DÂN 1.Số nhân khẩu Người 7024 100 7054 100 7103 100 100,43 100,69 100,56 Nhân khẩu nn Người 6730 95,815 6739 95,54 6747 94,99 100,13 100,25 100,19

Nhân khẩu phi nn Người 294 4,185 315 4,46 356 5,01 107,14 113,02 110,08

2. số hộ Hộ 2045 100 2081 100 2117 100 101,67 101,73 101,7

Hộ nn, thủy sản Hộ 1831 89,54 1864 89,57 1902 89,85 101,8 102,04 101,9

Hộ phi nn Hộ 214 10,46 217 10,43 215 10,15 101,4 99,08 100,24

3. Số lao động Người 5030 100 5209 100 5266 100 103,56 101,09 102,33

Lao động nn Người 4255 84,59 4311 82,76 4394 83,45 101,3 101,93 101,6

Lao động phi nn Người 775 15,41 898 17,24 872 16,55 115,87 97,1 106,5

II Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Người 3,44 - 3,39 - 3,355 - 98,55 98,97 98,76

2. Lao động/hộ Người 2,46 - 2,5 - 2,49 - 101,63 99,6 100,62

3. lao động nn/hộ Người 2,08 - 2,07 - 2,08 - 99,52 100,5 100,01

Qua bảng 4.4 cho ta thấy nhìn chung lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động, và lao động phi nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng, với tốc độ tăng mạnh bình quân là 106,5%. Trong tổng số lao động phi nông nghiệp chủ yếu là những người đi làm ăn xa, ở Hà Nội, và những thành phố lớn khác và xuất khẩu lao động ra nước ngoài với nguồn thu nhập cao, và hiện nay trong xã có một số nhà máy nên số người tham gia vào sản xuất trong nhà máy sẽ tăng, kéo theo tỉ lệ lao động phi nông nghiệp cũng tăng, và lao dộng nông nghiệp sẽ có xu hướng giảm. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã nếu biết sử dụng hợp lý nguồn lao dộng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bản Ngoại, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)