Sau 4 năm thực hiện, chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng, khẳng định việc
lấy xã là địa bàn tổ chức thực hiện và tổ chức xây dựng mô hình theo bộ tiêu chí nông thôn mới là phù hợp.
Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn nông thôn mới được thực hiện trên 11 xã, gồm Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương (Hà Nội), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Lập (Bình Phước), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (TP. Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và Đình Hòa (kiên Giang). Mục tiêu của chương trình nhằm thử nghiệm các nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách, xác định trách nhiệm và mối quan hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc xâu dựng nông thôn mới; Hình thành các mô hình trên thực tiễn về nông thôn mới để rút ra kinh nghiệm triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên diện rộng.
Theo kết quả đánh giá của các địa phương, hầu hết các xã thí điểm đã thực hiện được trên 50% số lượng tiêu chí đề ra (trong đó, một số tiêu chí đã lượng hóa được thông qua các chỉ tiêu cụ thể, như: xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; huy động và sử dụng các nguồn lực; phát triển sản xuất; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; phát triển sự nghiệp y tế, văn hoá giáo dục,…), mô hình nông thôn mới xây dựng phù hợp với điều kiện địa phương. Trong 19 tiêu chí thì việc lấy tiêu chí quy hoạch đặt lên hàng đầu là phù hợp vì đó là điều kiện tiên quyết. Hạ tầng là khâu đột phá nên đặt ở vị trí thứ 2 là cần thiết bởi có tác động trực tiếp đến phát triển Kinh tế - Xã hội nông thôn. Các tiêu chí khác như văn hóa, y tế, giáo dục môi trường, thu nhập đời sống của dân cư nông thôn, xóa đói giảm nghèo, an ninh thôn xóm,... Bố trí ở các tiêu chí sau cũng khá hợp lý vì đó vừa là mục tiêu vừa là kết quả của phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Như quy hoạch và thực hiện quy hoạch tốt ở Hải Dương; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập ở Mỹ Long Nam; huy động nguồn lực ở Thanh Chăn và Định Hòa; phát triển sản xuất gắn với quy hoạch đồng ruộng và cơ sở hạ tầng ở Tan Thước; phong trào cải thiện điều kiện sống ở các hộ dân cư ở Tân Thịnh; liên kết sản xuất ở nông dân với doanh nghiệp ở Thụy Hương, Tân Hội; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn ở Tân Thông Hội, Tân Lập… hiện các mô hình này là những điểm thực tiễn được các địa phương khác đến tham quan và học tập. Phát
triển sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ môi trường được xác định là nội dung trọng tâm đặc biệt quan trọng của chương trình và được đẩy mạnh triển khai trong năm 2010. Đến nay, mỗi xã có ít nhất 4 đến 7 dự án, điểm trình diễn về sản xuất nông nghiệp được thực hiện. Ngoài sản xuất tập trung theo các dự án , hầu hết các xóm đã tăng nguồn vốn hỗ trợ nông dân thông qua chương trình khuyến nông, khuyến công, đặc biệt là vốn tín dụng để hình thành các mô hình, dự án sản xuất có hiệu quả kinh tế. Việc thực hiện kinh tế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới đã có hình thức đa dạng hơn, thu hút người dân tham gia nhiều hơn. Xây dựng nông thôn mới được nhiều cán bộ, nhân dân ở cơ sở phấn khởi đón nhận, các xã điểm đã tổ chức để người dân đóng góp ý kiến vào đề án quy hoạch và bản kế hoạch xây dựng nông thôn mới của xã, tham gia bàn bạc, lựa chọn công trình xây dựng hoặc các công việc nào cần làm trước, làm sau
* Tình hình xây dựng nông thôn mới ở một xã địa phương trong nước
a, Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình
Trong những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã đầu tư cho các lĩnh vực: điện; thủy lợi; giao thông; giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa, thể thao; lao động, việc làm, giảm nghèo; đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân; sinh hoạt và vệ sinh môi trường… Đến nay, diện mạo nông thôn tỉnh Hòa Bình đã có nhiều thay đổi, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên. Tuy nhiên, thực trang nông thôn tỉnh Hòa Bình có điểm xuất phát thấp so với Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định 491/QD-TTg ngày 16-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ. Để nông thôn của tỉnh Hòa Bình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Và để có tính pháp lý cũng như tính khả thi cao, ngày 6/8/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 1285/2010/QĐ- UBND về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020, trong đó chọn làm điểm 11 xã (mỗi huyện, thành phố 01 xã) trong 3 năm (2011- 2013) để rút kinh nghiệm về phương pháp tổ chức triển khai, cách thức quản lý, hình thức huy động các nguồn lực, đặc biệt là sự đóng góp của người dân trước khi tiến hành trên diện rộng
Xây dựng văn hóa nông thôn mới được xác định trên hai mặt cơ bản: xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, đó cũng chính là nội dung của 2/19 tiêu chí (số 6 và số 16) về lĩnh vực văn hóa. Hiệu quả của các chương trình mục tiêu và đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong 10 năm qua tạo tiền đề rất lớn để thực hiện các tiêu chí này
Việc lồng ghép thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa- Làng văn hóa.v.v… ngày càng đa dạng, phong phú. Đến hết năm 2011, toàn tỉnh có 65% số làng được công nhận Làng văn hóa; 78% gia đình đạt tiểu chuẩn gia đình văn hóa; 100% số thôn, bản đã xây dựng được hương ước
Bên cạnh những thành tựu đạt được, tỉnh Hòa Bình còn một số hạn chế nhu mức hưởng thụ đời sống văng hóa tinh thần của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn chênh lệch với khu đô thị, vẫn còn một số hủ tục dị đoan đốt vàng mã.v.v… tràn lan ở một số lễ hội đã ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và đời sóng tinh thần của người dân (http:// sovanha.hoabinh.gov.vn) [27].
Trong những năm tới cần tiếp tuc đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã tạo nền tảng vững chắc cùng với cơ chế, chính sách hỗ trợ các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn. Có như vậy, tỉnh Hòa Bình mới hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 góp phần vào thành tích xây dựng nông thôn mới của cả nước.
b, Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình:
Triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới được 4 năm, thời gian không phải là dài đối với một chủ trương lớn, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội... nhưng tỉnh Thái Bình đã thu được những kết quả khá tốt, trở thành một trong những điểm sáng trong cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Là một tỉnh đồng bằng ven biển, Thái Bình có trên 100 nghìn ha đất nông nghiệp, dân số gần 1,8 triệu người. Trong đó, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp.
Thực tế cho thấy, khu vực nông thôn Thái Bình nhiều năm qua mặc dù đã có những bước phát triển khá toàn diện, đời sống nông dân không ngừng được nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực đô thị. Cơ sở vật chất hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đồng bộ và chưa đạt chuẩn về quy mô, chất lượng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất, đời sống.
Xác định rõ điều đó, trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã có nhiều giải pháp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Do đó, kinh tế nông thôn có sự thay đổi khá mạnh trên từng lĩnh vực: nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ...
Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức xã hội hợp lý, gắn với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định giàu bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của người dân được đảm bảo, nâng cao, các huyện đã đề ra kế hoạch xây dựng nông thôn mới ởđịa phương. Về cơ chế phát huy vốn, huyện đã đưa ra và đa dạng hóa các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, vốn của các cấp tỉnh, huyện, xã trực tiếp đầu tư vào ngân sách, vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, vốn đóng góp tự nguyện của dân theo pháp lệnh dân chủ cơ sở. Mặt khác huyện tiếp nhận, quản lý, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã và cán bộ thôn, khối.
Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện cũng đã thực hiện tốt việc phân cấp đầu tư. Chủđầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã do UBND các xã thành lập. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, các cáp chính quyền đã lấy ý kiến từ công đồng dân cư về báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình cơ sở hạ tầng. Ban giám sát công trình gồm đại diện HĐND, mặt trận, các đoàn thể đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu, thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư cộng đồng.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU