đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình
Kết quả điều tra cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề trên địa bàn huyện Vũ Thư, tất cả các ý kiến đều cho rằng công tác dạy nghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và nhu cầu học nghề của LĐNT. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong dạy nghề đó là do công tác đào tạo nghề trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, mức đầu tư còn hạn hẹp, cơ chế quản lý lỏng lẻo…
Ngành nghề đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo nghề. Ngành nghề phải đa dạng, phong phú, phù hợp với thị trường lao động mới thu hút được các học viên tham gia học. Theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên mặc dù đã có nhiều cố gắng để mở rộng ngành nghề đào tạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghề phù hợp với nhu cầu học của người lao động và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhưng vẫn chưa mở lớp hoặc những nghề đã mở có tính chất thiết thực nhưng lại không được sự hưởng ứng của người lao động. Các
ngành nghề được trung tâm dạy nghề mở hiện nay gồm có may công nghiệp, thêu ren, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp, tin học... các ngành nghề khác như cơ khí, điện, hàn số lượng học viên đăng ký học hầu như không có. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ phận lao động. Hình thức đào tạo nghề cho người lao động cũng được đánh giá là đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về thời gian, trình độ của nhiều đối tượng khác nhau.
Bảng 2.2.3. Kết quả điều tra cán bộ, giáo viên về công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện năm 2014
STT Nội dung Số ý kiến %
Tổng số 10 100
1 Phát triển công tác dạy nghề
Rất cần thiết 8 80 Cần thiết 2 20 Không cần thiết - - 2 Ngành nghề đào tạo Đa dạng 3 30 Chưa đa dạng 7 70 Do cơ sở vật chất nghèo nàn 8 80
Do lao động không có nhu cầu 2 20
Do nghề học không có tính cạnh tranh 4 40
3 Hình thức đào tạo
Đa dạng 2 20
Chưa đa dạng 8 80
Thiếu kinh phí 6 60
Chưa quan tâm mở rộng 4 40
Nguyên nhân khác - -
(Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ, giáo viên dạy nghề huyện Vũ Thư)[6]
Theo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề thì có 80% ý kiến cho rằng phát triển công tác dạy nghề là một việc làm hết sức cần thiết, nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động địa phương mà còn là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình phát triển đào tạo nghề cần linh hoạt và phát
triển đa dạng các ngành nghề đào tạo cho LĐNT ở địa phương. Muốn phát triển kinh tế - xã hội của huyện, một biện pháp quan trọng là cần giải quyết việc làm cho bộ phận LĐNT, đặc biệt là với bộ phận lao động bị mất đất sản xuất nông nghiệp bằng hình thức đào tạo nghề một cách bài bản, khoa học để có thể lập nghiệp sau khi kết thúc khóa đào tạo.
Với tình hình trên, để công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện phát triển, và nâng cao được chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT thì cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, cần mở rộng và phát triển quy mô ngành nghề, hình thức đào tạo cần đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của LĐNT và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình mới.
Trung tâm dạy nghề huyện Vũ Thư ngay từ khi mới thành lập (tháng 10- 2004, chính thức đi vào hoạt động tháng 6 năm 2005) đã tiến hành ngay công tác đào tạo nghề cho người lao động. Trong 5 năm thực hiện Đề án 1956 từ 2009 đến 2014 trung tâm dạy nghề của huyện Vũ Thư đã đào tạo được tổng số 1500 lao động học trong các ngành là thêu ren, may công nghiệp, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp. Tay nghề của người lao động được trung tâm dạy nghề huyện đánh giá được thể hiện trong hình 2.1:
Hình 2.1: Đánh giá tay nghề của người lao động tại trung tâm dạy nghề huyện sau các khóa đào tạo. [6]
Ta thấy trong tổng số lao động đã qua đào tạo tại trung tâm dạy nghề huyện Vũ Thư trong 5 năm 2009 – 2014 có kết quả sau khi học được đánh giá khá tốt. Số lao động được đánh giá có chất lượng tay nghề sau đào tạo Khá và Tốt chiếm 84,6% trong tổng số lao động được đào tạo. Số lao động có tay nghề được đánh giá là trung bình chiếm 15,1% và số lao động có tay nghề yếu chiếm 0,3%. Kết quả đó đạt được là nhờ sự cố gắng học tập của người lao động cũng như sự cố gắng của trung tâm dạy nghề huyện trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học viên.
Các học viên sau khi kết thúc khóa học được giới thiệu việc làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện do trung tâm đứng ra giới thiệu. Trên 90% số lao động được đào tạo nghề tại trung tâm sau khi kết thúc khóa đào tạo đều được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp trong huyện nếu có nhu cầu. Số còn lại thì tự kiếm việc làm tại các tổ chức khác hoặc tự nhận hàng về nhà làm (đối với nghề thêu ren). Thu nhập của người lao động cũng tăng hơn