Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn huyện trong thờ

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 46)

huyện trong thời gian qua

2.2.1 Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bànhuyện trong thời gian quahuyện trong thời gian quahuyện trong thời gian qua huyện trong thời gian qua

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên số lượng và chất lượng đào tạo nghề của huyện Vũ Thư được tăng lên qua các năm. Kết quả đào tạo nghề qua các năm được thể hiện trong bảng 2.2.1.

Qua bảng ta thấy số lượng lao động được đào tạo dài hạn trên địa bàn huyện là chưa có. Đây là một bất cập cần sớm được giải quyết. Hiện nay những lao động có nhu cầu học nghề dài hạn phải đi đến các cơ sở đào tạo bên ngoài huyện làm cho chi phí học tập cũng như khả năng quay về làm việc tại huyện sau khi tốt nghiệp là rất thấp. Lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn năm 2009 là 5.326 lao động, năm 2011 là 5.350 lao động, tăng bình quân là 0,2%/năm. Số lao động được đào tạo tại doanh nghiệp bình quân hằng năm tăng 4,3% với số lao động được đào tạo năm 2009 là 1.976, năm 2011 tăng lên 2.150 lao động. Hình thức truyền nghề tại các làng nghề năm 2009 là 3.200 lao động nhưng đến năm 2011 giảm còn 3.100 lao động, giảm bình quân 1,6%/năm. Các lớp chuyển giao KHKT tại cộng đồng tăng bình quân 4,3% từ 9.690 lao động được tập huấn năm 2009 tăng lên 10.540 lao động được tập huấn năm 2011.

Kết quả đào tạo nghề cho thấy lao động qua đào tạo nghề dài hạn là chưa có và huyện cần sớm khắc phục tình trạng này. Số lượng lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn bao gồm đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề, tại các cơ sở sản xuất của DN và truyền nghề tại các làng nghề năm 2009 chiếm 35,5% và đến năm 2011 chiếm 33,7%. Trong đó chủ yếu lao động được đào tạo tại các làng nghề và các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện. Số lượng lớn lao động còn lại chỉ dừng lại ở tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng ở các lớp học tại cộng đồng.

Mặc dù qua mỗi năm, lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện có tăng lên về số lượng, tuy nhiên chất lượng thì chưa đáp ứng được cho thị trường lao động. Đào tạo nghề ngắn hạn mặc dù được triển khai ở nhiều cơ sở đào tạo với số lượng đông nhưng nếu nhìn mặt bằng chung thì con số này khá khiêm tốn. Nhiệm vụ chính của trung tâm dạy nghề là đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nhưng do điều kiện của trung tâm còn hạn chế nên số lượng lao động được đào tạo ở trung tâm còn khá thấp. Các lao động được đào tạo nghề ngắn hạn ở đây chủ yếu được đào tạo tại các DN sản xuất trên địa bàn huyện.

Bảng 2.2.1: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình (2009- 2014) STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 SL (người) SL (người) SL (người) SL (người) SL (người) SL (người)

Tổng số lao động qua đào tạo 525 886 969 888 1198 665

1 Dạy nghề dài hạn 0 0 0 0 0 0

2 Dạy nghề ngắn hạn 525 886 969 888 1198 665

Dạy nghề tại trung tâm 260 325 520 450 725 280

Dạy nghề tại doanh nghiệp 115 351 325 265 250 210

Truyền nghề tại làng nghề 150 210 124 173 223 175

Đối với các làng nghề trên địa bàn huyện, trong những năm qua đã đào tạo một số lượng lao động khá lớn, góp phần không nhỏ trong tổng số lao động qua đào tạo nghề của huyện. Qua ba năm, nhìn chung số lượng đào tạo nghề ở các làng nghề giữ ở mức ổn định khoảng 3.000 lao động/năm, với các nghề đào tạo như thêu ren, mây giang đan, nghề gốm và mộc. Với hình thức dạy nghề ở các làng nghề đã góp phần không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho người LĐNT, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân có thể kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và làm nghề truyền thống. Đồng thời với hình thức dạy nghề này còn giúp cho việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Ngoài dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề, tại các làng nghề, thì tại các xã, thị trấn của huyện hằng năm đã tổ chức nhiều lớp học tại cộng đồng để người nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và được tập huấn chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao. Kết quả, hằng năm bình quân đã bồi dưỡng được cho khoảng 10.000 LĐNT.

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 46)