Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 41)

Qua tìm hiểu một số nước, tác giả thấy rằng Chính phủ các nước đều quan tâm đến việc xác định nhu cầu học nghề của người lao động trước khi đưa ra các quyết sách cho việc dạy nghề, đặc biệt là công tác hoạch định chính sách đối với dạy nghề cho lực lượng LĐNT. Từ những thành quả đạt được của các nước chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác đào tạo nghề tại Việt Nam trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: hình thức và nội dung đào tạo được xác định thông qua việc nghiên cứu nhu cầu học nghề kết hợp định hướng theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Thứ hai: cần phân cấp rõ vai trò của việc quản lý đào tạo nghề theo ngành dọc, bảo đảm tính chủ động trong việc triển khai công tác dạy nghề gắn với nhu cầu người học đồng thời tạo việc làm cho người LĐNT sau khi ra trường.

Thứ ba: chương trình đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực có sự cân đối giữa số lượng dạy nghề với việc sử dụng lao động tạo ra sự cân đối cung - cầu trong đào tạo nghề.

Thứ tư: công tác đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai trên các mặt hoạt động đồng thời theo các hướng đào tạo gồm: đào tạo chuyển dịch cơ cấu

lao động đi đôi với quá trình CNH; có sự phân phối giữa đào tạo lý thuyết với thực hành tại nơi sử dụng lao động.

Những kinh nghiệm này cần được vận dụng linh hoạt ở Việt Nam trong quá trình phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo ra nguồn nhân lực đạt trình độ cao có thể đáp ứng được sứ mạng CNH, HĐH đất nước.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố nên trên tác giả sẽ có những đề xuất để áp dụng cho việc dạy nghề cho lao động nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I trên cơ sở trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan tới việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề đồng thời học tập một số kinh nghiệm của các nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản trong việc đào tạo nghề

Từ đó tác giả đúc rút ra một số kinh nghiệm nhằm củng cố, chuẩn bị các vấn đề, các ý kiến đề xuất cho chương II.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của ĐTN cho LĐNT, tác giả nhận thấy: Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Vũ Thư là rất có ý nghĩa và hết sức cần thiết trong giai đoan hiện nay

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TẠI HUYỆN VŨ THƯ – TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w