Cách lây lan bệnh dịch tả

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm vi khuẩn vibrio spp. trên ốc bươu ở một số chợ thuộc quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 34)

Bệnh tả lây mạnh nhất ở giai đoạn toàn phát của bệnh. Thời gian thải vi khuẩn thƣờng kéo dài khoảng 1 tuần sau khi hết tiêu chảy cấp (Đặng Đức Trạch, 1993). Bệnh dịch tả dễ lan truyền về mùa nóng nực. Bệnh có thể lây truyền theo hai cách:

Lây lan gián tiếp:

Vi khuẩn tả lây bệnh qua thức ăn, nƣớc uống nhiễm khuẩn. Ngƣời mắc bệnh tả và ngƣời lành mang mầm bệnh là nguồn chứa vi khuẩn nguy hiểm và ngƣời bệnh thải trừ vi khẩn ra phân từ thời gian ủ bệnh.

Một số ít bệnh nhân có thể gây nhiễm sau khi mắc bệnh nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng do khả năng đào thải vi khuẩn tả từng đợt theo phân.. Các yếu tố lây truyền vi khuẩn tả là nƣớc, thực phẩm tƣơi sống, thực phẩm đã qua chế biến, bàn tay, dụng cụ ăn uống, đồ dùng cá nhân. Ngoài ra tôm cua, ốc, cá, sò, nghêu nếu sống ở hồ, ao có vi trùng dịch tả, nó cũng là kẻ

Vi khuẩn Dạ dày Ruột non Bị diệt bởi acid Bám vào niêm mạc ruột Độc tố tả Kích hoạt Adenylcyclase Tăng nồng độ AMP Tăng đào thải nƣớc

và ion vào lòng ruột Tiêu

chảy và nôn

Sơ đồ 1: Tóm tắt cơ chế gây bệnh của vi khuẩn tả

mang vi trùng gây bệnh và lây truyền qua đƣờng ăn uống. Ngƣời mắc bệnh chủ yếu là do ăn thức ăn hải sản hoặc nƣớc biển có chứa vi khuẩn chƣa đƣợc nấu chín hoặc bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Ngoài phƣơng pháp truyền bệnh trên, ruồi nhặng là kẻ truyền bệnh gián tiếp

Lây lan trực tiếp:

Những ngƣời chăm sóc, giặc giũ quần áo ngƣời bệnh, đều có thể bị nhiễm khuẩn bằng tay bẩn. Các điều kiện nhà ở, sinh hoạt không thỏa đáng và việc vi phạm các quy tắc vệ sinh sẽ giúp cho bệnh dịch tả phát triển. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lan truyền bệnh tả là mật độ dân cƣ đông đúc, đời sống kinh tế, xã hội và dân trí thấp, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, nguồn nƣớc sinh hoạt khan hiếm, thiếu nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, vệ sinh môi trƣờng không tốt, thực hành vệ sinh cá nhân kém, khu vực bị lũ lụt và sau lũ lụt (Đào Ngọc Phong, 1997).

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm vi khuẩn vibrio spp. trên ốc bươu ở một số chợ thuộc quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 34)