Đánh giá chung và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Đạo trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 50)

4.5.1.Đánh giá chung

Nhìn chung trong vài năm gần đây nền kinh tế của xã Đạo Trù tăng cao do địa phương có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, người dân chăm lo sản xuất buôn bán hướng tới thị trường hàng hóa, ngành công nghiệp và nghề phụ từng bước phát triển.

44

Địa phương chăm lo cho phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, nên môi trường ở đây đang từng bước bị ô nhiễm.

Nguồn nước sinh hoạt mà các HGĐ sử dụng trên địa bàn xã Đạo Trù chủ yếu là nước giếng đào và nguồn nước suối tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, một số HGĐ sử dụng nước giếng khoan, số ít HGĐ sử dụng thiết bị lọc nhưng còn áp dụng phương pháp lọc thô sơ nên hiệu quả chưa cao.

Về nguồn nước thải của các HGĐ sau quá trình sử dụng thường được thải ra mương rãnh, ao, hoặc ngấm xuống đất, chưa có hệ thống cống thải chung của toàn xã gây ảnh hưởng tới mỹ quan chung, gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí đặc biệt là khi nhiệt độ lên cao.

Rác thải của xã chủ yếu là nguồn rác từ sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ…lượng rác trung bình thải ra của mỗi HGĐ không nhiều nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém, toàn xã chưa có các bãi tập kết rác cũng như các hố rác chung, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân chỉ được thu gom nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình, số còn lại người dân vứt bừa bãi ra môi trường.

Đánh giá về nhận thức của người dân trên địa bàn xã về các vấn đề môi trường, mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều.

Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường và các biểu hiện của Ô nhiễm môi trường nhìn chung còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tùy từng ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn khác nhau mà có sự nhận thức khác nhau, tuy nhiên nếu người dân có trình độ học vấn từ THPT trở lên và làm cán bộ công chức nhà nước sẽ có cái nhìn về môi trường chi tiết hơn là những đối tượng còn lại.

Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thông và bạn bè. Việc tiếp nhận thông tin về môi trường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội.

45

Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là quan trọng và rất quan trọng.Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn xã chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để.

Có một bộ phận nhỏ các hộ dân tự xử lý rác bằng cách chôn hoặc đốt rác trong các khu đất trống hoặc sau vườn của gia đình họ.

Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp dân để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn xã.

Việc tổ chức các chương trình chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thông tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi họp dân , và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề môi trường rất ít trong các cuộc họp ở dân nên người dân khó nắm bắt được hết các thông tin và có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường.

Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.

Nhận thức của người dân chưa cao, sự hiểu biết, nắm bắt về luật pháp, các thông tư, nghị định còn hạn chế.

4.5.2.Đề xut gii pháp

Từ những kết quả thu thập được và các đánh giá nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra các đề xuất sau đây để nâng cao nhận thức của người dân cũng như các giải pháp về quản lý cũng như tuyên truyền giáo dục về Môi trường như sau:

- Đề xuất với cơ quan cấp trên nên có hoạt động quan trắc môi trường khu vực xã để có kết luận chính xác về hiện trạng môi trường nơi đây để có các giải pháp cụ thể ngăn ngừa ONMT và các tác động của ONMT đến cuộc sống của người dân.

- Xây dựng khu dân cư tự quản BVMT, trong đó có thành lập các tổ tự quản BVMT để thường xuyên kiểm tra ý thức của người dân về BVMT và

46

thường xuyên tổ chức họp tiểu khu để lắng nghe ý kiến của người dân về các vấn đề môi trường.

- Địa phương nên đầu tư thùng rác ở những nơi tập trung đông dân cư như các khu chợ, các cơ quan nhà nước… Nếu trang bị được thùng rác để phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ thì càng tốt.

- Địa phương nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động vệ sinh môi trường của khu phố như dọn dẹp hành lang, phun thuốc diệt muỗi, phát quang cỏ ven đường….Tập hợp người dân trong xã tham gia đầy đủ và nhiệt tình.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về BVMT, muốn dần dần xóa bỏ được tập quán, thói quen không hợp vệ sinh của người dân cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, giáo dục cho mọi lứa tuổi từ trẻ em khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp những kiến thức khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu .

- Quy hoạch và xây dựng một số điểm tập kết rác trên địa bàn xã, thực hiện thu gom rác đúng quy định.

- Thành lập đội thu gom rác theo dịch vụ của từng thôn, tránh việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

47

Phần 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Về hình thức dẫn nước thải của các HGĐ có tới 84.62% (55/65 HGĐ) số hộ gia đình sử dụng cống thải lộ thiên và không có cống thải, họ có thói quen xả nước thải ra sông hoặc vườn, ao, mương rãnh gần nhà.Còn số hộ gia đình sử dụng cống thải có tỷ lệ rất nhỏ chỉ 13.85% (9/65 HGĐ).

Vấn đề rác thải, xã Đạo Trù hiện nay rác thải chủ yếu là từ sinh hoạt, dịch vụ. Có tới 83.07% ( 54/65 HGĐ) lượng rác thải ra được đổ tùy tiện ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan xung quanh đặc biệt là sức khỏe người dân.

Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng. Các nguồn thông tin về VSMT mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ đài phát thanh địa phương, bạn bè xung quanh, tivi ( chiếm 70,76%, 46/65 HGĐ) ngoài ra cũng từ các nguồn khác nhưng không đáng kể. So sánh giữa nam và nữ thì người dân là nam có nhiều nguồn tiếp nhận hơn nữ giới.

Về các khái niệm môi trường, tỉ lệ người dân nhận thức và hiểu biết về khía cạnh này chiếm 27.7% ( 18/65 HGĐ). Còn lại là 72.3% ( 47/65 HGĐ) người dân chưa hiểu đúng hoặc không hiểu và đa số những người này là những người làm nghề nông nghiệp, buôn bán dịch vụ.

Công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt chiếm 89.23% (58/65 HGĐ) người được hỏi đều trả lời vai trò là rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên, số HGĐ chưa thực hiện phân loại rác thải khi sử dụng cũng chiếm đa số.

Bằng việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn, phân tích và so sánh theo giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp tôi nhận thấy rằng người dân có trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ nhận thức về môi trường càng nhiều và chính xác. Bên cạnh đó những đối tượng còn lại ở một số khía cạnh khác của Môi trường, gần gũi với họ thì họ cũng có nhận thức đúng đắn. Mong rằng chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực này trong tương lai để xã Đạo Trù phát triển một cách bền vững.

48

5.2. Kiến nghị

- Xã Đạo Trù nên xây dựng các hố chứa rác, chứa nước thải tập trung và có mô hình xử lý nước thải, đầu tư thùng rác ở nơi tập trung đông dân cư.

- Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường, kết hợp cùng với đoàn thanh niên tại các thôn bằng cách mở các cuộc phun thuốc diệt muỗi, ruồi, bọ miễn phí cho nhân dân, vệ sinh đường làng ngõ xóm…

- Mở các buổi sinh hoạt khu phố để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân.

- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa.

- Có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định.

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết Chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, mà số KHCN07, tháng 12 năm 2001.

2. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2000-2010. 3. Cục Kiểm lâm năm 2004 - Thống kê chính thức.

4. Lê Văn Khoa (2000.), sách “Khoa học môi trường”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 5. Nhóm tác giả khoa Xã Hội Học Trường Đại học Bình Dương (2009), đề tài

“Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phương Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”.

6. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Bảo vệ Môi trường 2005, NXB

Lao động – xã hội, Hà Nội ( 2006).

7. Võ Quý, “Một số vấn đề về Môi trường toàn cầu”, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

8. Hoàng Thái Sơn, trường Đại học Y dược Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ học

“Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.

9. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh,TS Phạm Hùng Việt, “T điển Tiếng Việt Phổ Thông”, Viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM, 2010.

10. . UBND xã Đạo Trù, “Báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động công tác

Đảng năm 2013”

11. UBND xã Đạo Trù, “Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã

hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiện vụ 6 tháng cuối năm 2013”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. UBND xã Đạo Trù, “Báo cáo tổng kết công tác Đảng bộ năm 2013

phương hướng nhiệm vụ năm 2014”.

Web

13. http://gdtd.vn 14. http://nld.com.vn

15. http://yeumoitruong.com

50

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG

Người phng vn: Chu Quang Cháu

Lp 42B_MT, Khoa Môi Trường, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thi gian phng vn: Ngày ... tháng ... năm ... 2014

Kính thưa ông/bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, hiện nay, tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến môi trường ở khu vực xã Đạo Trù.Tôi kính mời ông bà tham gia vào việc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Sự tham gia của ông/bà vào việc khảo sát sẽ giúp tôi trong việc học tập và nghiên cứu thành công !

Rất mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn !

Xin ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây

(hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của

51

Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

1. Họ và tên: ... Tuổi :...

2. Địa chỉ: thôn, xóm..., xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 3. Số điện thoại liên lạc: ...

4. Giới tính: 1.Nam 2.Nữ 5. Trình độ học vấn 1. Mù chữ

2. Biết đọc, biết viết

3. Tiểu học

4. Trung học cơ sở

5. Trung học phổ thông

6. Trung cấp, cao đẳng

7. Đại học hoặc trên đại học

6. Nghề nghiệp 1. Nông nghiệp 2. Buôn bán

3. Cán bộ, viên chức nhà nước 4. Học sinh, sinh viên

5. Về hưu/già yếu không làm việc 6. Nghề tự do

7. Nghề khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Số nhân khẩu trong gia đình: ...người

8. Số người hiện đang lao động (có thu nhập): ...người Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN

2.1. Hiện trạng môi trường tại xã Đạo Trù

(1) Vn đề s dng nước sinh hot ti địa phương

1. Hiện nay, nguồn nước ông/bà đang sử dụng là ?

52

Giếng đào sâu...m Nguồn nước khác (ao, hồ, suối...)

2.Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại bao nhiêu mét ?

...

....

3. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hay hệ thống lọc nào không?

Không Có, theo phương pháp nào?...

4. Nguồn nước gia đình hiện đang sử dụng cho ăn uống có vấn đề về ? Không

Mùi... Vị... Màu sắc...

5. Trữ lượng nước có đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của gia đình không?

Đủ vào mùa mưa, thiếu vào mùa khô Không

(2) Vn đề nước thi ti địa phương

6. Gia đình ông/bà hiện có

Cống thải có nắp đậy(ngầm) Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác...

7. Nước thải sinh hoạt của gia đình được thải đi đâu( nguồn tiếp nhận nước thải)

Cống thải chung Bể chứa

Ngấm xuống đất Bể tự hoại Ao, suối Nơi khác

(3) Vn đề rác thi ti địa phương

8. Trong gia đình ông/bà, lượng rác thải được tạo ra trung bình 1 ngày ước tính khoảng:

<5 kg 5 – 10 kg 10 – 20 kg > 20kg

Trong đó:

53

Hoạt động nông nghiệp...% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ...%

9. Tỷ lệ các thành phần rác thải như thế nào? - Rác hữu cơ:...

- Nilon: ...

- Đất đá: ...

- Rác thái khác: ...

10. Loại chất thải nào được tái sử dụng? nếu có thì lượng tái sử dụng là bao nhiêu và như thế nào ? Loại chất thải Cách tái sử dụng (ví dụ làm phân bón hay chất đốt) Không có Chất hữu cơ Giấy Nhựa nilông Chai lọ Các loại khác ... ... ... ... ... ... ...

11. Gia đình ông/bà hiện có: Hố rác riêng Đổ rác tuỳ nơi Đổ rác ở bãi rác chung Được thu gom rác theo hợp đồng, dich vụ Đơn vị nào thu gom: ...

12. Hàng tháng gia đình có phải nộp tiền thu gom rác ?

Có Không Số tiền nộp: ...VNĐ

13. Ông/bà có tiến hành phân loại từng rác thải riêng biệt trước khi vứt bỏ ra ngoài không?

Có Không

14. Ông bà thấy hệ thống quản lý và thu gom rác tại xã như hiện nay đang ở mức độ nào ?

Rất tốt Tốt

54

15. Ông/bà có nhận xét gì về việc quản lý rác thải hiện nay không?

... ...

(4) Vn đề v sinh môi trường

16. Kiểu nhà vệ sinh ông/bà đang sử dụng là:

Không có Nhà vệ sinh tự hoại Hố xí hai ngăn Hố xí đất Cầu tõm, bờ ao Khác...

17. Nước thải từ nhà vệ sinh được thải vào

Cống thải chung Ao làng Bể tự hoại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Đạo trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 50)