thải sinh hoạt
Với một tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa, dân cư ngày càng đông, việc phân loại chất thải sinh hoạt trong các hộ gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và xã Đạo Trù nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết.
Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau.
Bảng 4.15 : Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính
STT Đánh giá việc phân loại rác Giới tính Tổng Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 26 53,06 10 62,5 36 55,38 2 Quan trọng 16 32,65 6 37,5 22 33,85 3 Không quan trọng 2 4,08 0 0,0 2 3,07 4 Không biết 5 10,20 0 0,0 5 7,69 Tổng 49 100 16 100 65 100
38
Qua bảng số liệu ta thấy, 42/49 số lượng nam giới chiếm 85,71% cho rằng việc phân loại rác thải là rất quan trọng và quan trọng, còn lại 7/49 số lượng nam giới chiếm 14,3% cho rằng không quan trọng và không biết. Với nữ giới, số lượng cho rằng rất quan trọng và quan trọng cũng chiếm 100%, không cá nhân nào trả lời là không biết và không quan trọng
So sánh mức độ quan tâm giữa nam và nữ ta thấy được, đa số cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là rất quan trọng và quan trọng. Điều đó cho thấy, nam giới đang ngày càng có xu hướng quan tâm đến vấn đề môi trường nói chung và việc phân loại rác thải sinh hoạt của gia đình nói riêng. Tuy có đôi chút khác biệt trong việc đánh giá mức độ quan trọng của việc phân loại rác sinh hoạt giữa nam và nữ nhưng nhìn chung họ đều đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, chỉ một số ít hộ trong những hộ tham gia trả lời tỏ ra không quan tâm đến vấn đề phân loại mà thôi.
Mức độ nhận thức là như vậy nhưng trên thực tế, việc phân loại rác trong cộng đồng người dân ở xã lại chưa được nhiều HGĐ áp dụng. Cụ thể, theo khảo sát đa số hộ dân được phỏng vấn không phân loại rác tại gia đình là 48/65 chiếm 73,85%. Số còn lại người dân đã biết phân loại thức ăn thừa để làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nhưng tỉ lệ này không lớn, chỉ chiếm 26,15% và tập trung vào các HGĐ chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường với một lượng rác thải lớn được thải ra mà không qua bất kỳ khâu phân loại xử lý nào,gây lãng phí nguồn rác thải có thể sử dụng để tái chế, nếu nguồn rác thải này được phân loại thì sẽ tiết kiệm được nguồn nguyên liệu để tái chế. Mặt khác khâu xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.
Việc phân loại rác thải là quan trọng, nhưng việc thu gom và xử lý rác thải cũng không kém phần quan trọng. Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được các kết quả sau:
39
Bảng 4.16: Đánh giá về mức độ thu gom, xử lý rác của người dân trong xã hiện nay
STT Nghề nghiệp SL (%) Mức độ Tổng Rất tốt Tốt Chưa tốt Khó trả lời 1 Nông nghiệp SL 3 6 24 17 50 (%) 6,0 12,0 48,0 34,0 100,0 2 Buôn bán, dịch vụ SL 0 1 4 3 8 (%) 0,0 12,5 50,0 37,5 100,0 3 Nghề tự do SL 0 3 0 1 4 (%) 0,0 75,0 0,0 25,0 100,0
4 Học sinh, sinh viên SL 0 0 0 0 0
(%) 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
5 Cán bộ, công viên chức nhà nước
SL 0 0 0 1 1
(%) 0,0 0,0 0,0 100,0 100,0
6 Về hưu, già yếu, không làm việc
SL 0 0 2 0 2
(%) 0,0 0,0 100,0 0,0 100,0
Tổng SL 3 10 30 22 65
(%) 4,61 15,4 46,15 33,85 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 20% hộ tham gia trả lời cho rằng việc thu gom, xử lý rác của địa phương hiện nay là tốt và rất tốt và có tới 80% người dân cho biết việc xử lý rác là chưa tốt và khó trả lời.
Đánh giá sự khác nhau trong nghề nghiệp của người dân ta thấy: Đa phần người dân thuộc các nghề nghiệp khác nhau đều đánh giá hệ thống thu gom rác của xã là chưa tốt và rất khó trả lời, cụ thể: 82% người dân làm nông nghiệp; 87,5% người dân buôn bán, dịch vụ, nghề tự do là 25%; cán bộ CNVC 100%; về hưu, già yếu, không làm việc là 100%. Điều này cho thấy đa số người dân chưa thực sự quan tâm đến việc thu gom, xử lý rác của địa phương, lượng rác thải sinh hoạt tạo ra hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của người dân, nó ảnh hưởng trức tiếp đến sức khỏe, môi trường và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Thực tế cho thấy việc thu gom rác trên địa bàn xã chưa được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ chủ yếu rác được thu gom nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình và
40
chưa được xử lý một cách triệt để. Một số nơi tập trung dân cư đông đúc như chợ Đạo Trù, cổng trường học,… rác thải ở đây chưa được thu gom triệt để.
4.3.4.Hiểu biết của người dân về luật bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan
Việt Nam ban hành luật Bảo vệ Môi trường vào năm 2003. Tuy nhiên, cùng với thời gian nước ta đã có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, vì thế luật BVMT 2003 không còn phù hợp nữa. Ngày 27 tháng 11 năm 2005, Luật BVMT 2005 được Quốc hội khóa X thông qua, thay thế cho luật BVMT 2003 và được áp dụng cho đến hôm nay. Việt Nam cũng ban hành các nghị định quy định tội phạm môi trường, các hình thức xử phạt cho các loại tội phạm môi trường. Xã Đạo Trù chưa có hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử phạt, nhưng tỉ lệ người dân có nhận thức về các văn bản liên quan đến lĩnh vực môi trường còn hạn chế.
Bảng 4.17: Nhận thức của người dân về luật môi trường theo nghề nghiệp
STT Nghề nghiệp Số lượng
(%)
Mức độ Tổng
Biết Không biết
1 Nông nghiệp SL 26 25 51 % 51,0 49,0 100,0 2 Buôn bán, dịch vụ SL 4 4 8 % 50,0 50,0 100,0 3 Nghề tự do SL 2 1 3 % 66,67 33,33 100,0
4 Học sinh, sinh viên SL 0 0 0
% 0,0 0,0 0,0
5 Cán bộ, công viên chức nhà nước
SL 1 0 1
% 100,0 0,0 100,0
6 Về hưu, già yếu, không làm việc
SL 2 0 2
% 100,0 0,0 100,0
Tổng SL 35 30 65
% 53,85 46,15 100,0
41
Qua bảng ta thấy được phần lớn người dân trên địa bàn xã Đạo Trù có hiểu biết về Luật Môi trường của Việt Nam. Tỉ lệ người dân biết chiếm 53,85%, phần lớn là người là cán bộ, công chức nhà nước . Còn lại là 46,15% người dân không biết và không trả lời nội dung này. Điều này cho thấy Luật BVMT rất quan trọng với đời sống của người dân cả nước, số bộ phận người dân chưa hiểu biết về Luật Môi Trường cũng chiếm một bộ phận lớn.Đa số người dân làm nghề sản xuất nông nghiệp, một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên là chưa biết về vấn đề này.
Khi hỏi về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT của Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND huyện, và trách nhiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các cơ quan chức năng, đa số người dân được hỏi đều trả lời là không biết, đó là minh chứng rõ ràng cho việc nhận thức còn hạn chế của người dân xã.