Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Đạo trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 29)

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Về sản xuất nông, lâm nghiệp

Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013 của xã khá ổn định; giá trị sản xuất nông nghiệp (GCĐ 2013) đạt 45 triệu đồng/ ha . Tổng diện gieo trồng cây lúa cả năm là 705ha, giảm 1,0 tạ/ha so với cùng kỳ. Năng suất lúa bình quân đạt 46 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt cả năm đạt: 3.243 tấn giảm 70,5 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

+ Cây rau màu, bầu, bí mướp các loại 41 ha, giảm 16 ha so với cùng kỳ. - Năng xuất 69 tạ/ha.

- Sản lượng 282,9 tấn, giảm 110,4 tấn so với cùng kỳ. + Cây dưa hấu 15 ha, tăng 1,5 ha so với cùng kỳ.

- Năng xuất 84 tạ, sản lượng 126 tấn, tăng 12,6 tấn so với cùng kỳ. + Cây bí xanh 3,7 ha, tăng 1,2.

- Năng xuất 97 tạ/ha đạt 100% so với kế hoạch. - Sản lượng 35,9 tấn tăng 11,6 tấn so với kế hoạch. + Cây dưa bở 1,5 ha giảm 0,2 so với kế hoạch. - Năng xuất 83 tạ đạt 100% so với kế hoạch.

- Sản lượng 12,4 tấn giảm 16,6 tấn so với kế hoạch. + Cây cà chua 6,5ha đạt 100% so với kế hoạch. - Năng xuất 83 tạ/ha đạt 100% so với kế hoạch. - Sản lượng 53,9 tấn đạt 100% so với kế hoạch. + Cây Ớt 20,5ha đạt 100% so với kế hoạch.

23

- Năng xuất 69 tạ/ha đạt 100% so với kế hoạch. - Sản lượng 14,1 tấn đạt 100% so với kế hoạch. + Cây Lạc 35ha tăng 18ha so với cùng kỳ. - Năng xuất 18 tạ/ha tăng 1,5 so với cùng kỳ. - Sản lượng 63 tấn tăng 35 tấn so với cùng kỳ. + Nhóm cây ăn quả lâu năm 41 ha.

- Năng xuất 45 tạ/ha, giảm 25 tạ/ha so với cùng kỳ. - Sản lượng 184,5 tấn, giảm so với cùng kỳ 102,5 tấn.

* Về chăn nuôi

Chăn nuôi được Đảng ủy, chính quyền đề ra các giải pháp tuyên truyền khuyến cáo, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hang hóa, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, công tác tiêm phòng đạt tỷ lệ 80%.

+ Tổng đàn trâu bò cả năm là 2.157 con.

- Tổng đàn trâu: 1.007 con tăng 09 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn bò: 1.150 con tăng 134 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn lơn: 14.000 con tăng 500 con so với kế hoạch. + Dê 370 con tăng 05 con so với cùng kỳ

+ Ong lấy mật 150 tổ giảm 21 tổ so với cùng kỳ.

+ Tổng gia cầm: 97.000 con tăng 2.000 con so với cùng kỳ.

* Sản xuất công nghiệp - TTCN, Thương mại và Dịch vụ

Các loại phương tiện dịch vụ và dịch vụ nhỏ lẻ, dịch vụ tổng hợp có hướng phát triển, đã tạo việc làm tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Trong đó sản xuât tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ là 99 hộ tăng 2 hộ, dịch vụ tông hợp là 177 hộ tăng 5 hộ. Nhìn chung các hoạt động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp giải quyết được viêc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên việc giải quyết tạo việc làm cho người lao động còn nhiều khó khăn, chưa mở được ngành nghề mới để giải quyết việc làm ổn định lâu dài cho người lao động.

* Về xây dựng cơ bản:

Tập chung chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thiện các công trình đang xây dựng, nhận bàn giao 20 phòng học trường THCS II Đạo Trù đưa vào sử dụng, tiếp tục vận động nhân

24

dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dự án hồ chứa nước Đồng Mỏ và quy hoạch phân lô đất tái định cư, đất di giãn dân đến nơi ở mới, bàn giao cho đơn vị thi công, tổ chức hội nghị xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trong toàn xã và đo đạc bản đồ địa giới hành chính xã Đạo Trù, nhận bàn giao tiểu trạm y tế Vĩnh Thành vào sử dụng

* Tỷ lệ phát triển dân số tương đối cao, đất cho sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, mặt khác do nhu cầu phát triển của các ngành đã gây áp lực đối với đất đai ngày càng gay gắt, làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm. Do vậy trong tương lai để thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã cần phải xem xét kỹ việc khai thác sử dụng quỹ đất, để sử dụng một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đó là yếu tố quan trọng.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số và phân bố: Tính đến 31 tháng 12 năm 2013 dân số của xã

Đạo Trù có 14.443 người với tổng số là 3.375 hộ sống tập trung tại 13 thôn.Tình hình biến động dân số của xã trong 3 năm qua không lớn lắm. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện nay còn 1,44%.

Bảng 4.1: Dân số xã Đạo Trù

STT Tên Thôn Tổng số hộ Nhân khẩu

1 Đồng Qụa 365 1339 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Vĩnh Ninh 465 1835

3 Tân Tiến 222 942

4 Phân Lân Thượng 255 1144

5 Phân Lân Hạ 230 1041 6 Xóm Gò 300 1303 7 Tân phú 245 1031 8 Đạo Trù Thượng 175 846 9 Đạo Trù Hạ 240 1014 10 Tiên Long 157 706 11 Tân Lập 213 1021 12 Lục Liễu 258 1028 13 Đồng Giếng 250 1192 Cng 3375 14443 (Nguồn: UBND Xã Đạo Trù )

25

Xã Đạo Trù gồm các dân tộc: Kinh (chiếm 12,73%), Sán Dìu (chiếm 87,27% )

* Lao động, việc làm và thu nhập: thành phần kinh tế của các hộ gia

đình đa phần là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng ( chiếm 74%), tiếp đến là các hộ gia đình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ( chiếm 16,7%), còn lại là các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, thương mại (chiếm 8,9%). Trình độ dân trí, đời sống vật chất và văn hóa của người dân xã được đánh giá ở mức trung bình so với toàn huyện. Tổng số GDP của toàn xã năm 2013 là 79,5 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân đầu người 5,5 triệu đồng/năm.

4.1.3. Tình hình cơ s h tng

* Về giao thông: Xã Đạo Trù có đường quốc lộ 2C, tỉnh lộ 314, hệ

thống đường giao thông liên xã Đạo Trù - Yên Dương, Đạo Trù – Đại Đình; hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, kinh tế phát triển ổn định.

* Trường học:

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng đạt chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số học sinh bỏ học giảm, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện, tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực

trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

- Năm học 2013 - 2014 học sinh 07 khối trường là: 3.012 em, tăng 46 em, so với cùng kỳ tăng 08 lớp

Trong đó: - 02 trường Mầm non: 44 lớp = 934 học sinh. - 03 trường Tiểu học: 64 lớp = 1.261 học sinh. - 02 trường THCS: 25 lớp = 819 học sinh.. - Học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện: 24 học sinh.

- Giáo viên giỏi cấp huyện: 29 thầy cô.

Trong công tác giáo dục còn có nhiều mặt hạn chế, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội chưa đồng bộ, tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn, nhất là THCS.

* Y tế :

Công tác y tế được duy trì thường xuyên , đã từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực

26

hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, kết quả thực hiện năm 2013 khám bệnh cho 19.629/ 12.500 lượt người, đạt 157% kế hoạch.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống sốt rét: Tổng số bệnh nhân được tiêm sốt rét lâm sang là 288/230 đạt 99,1 % kế hoạch, trạm y tế kết hợp với y tế dự phòng xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét là 67/500 đạt 13,4% kế hoạch.

* Hoạt động văn hóa thông tin thể thao.

Đảng ủy đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch các hoạt động văn hóa từ đầu năm, chỉ đạo và phối hợp giữ các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động:” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tuyên

truyền các ngày lễ trọng đại của đất nước, chỉ đạo các câu lạc bộ sinh hoạt gắn với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước đối với thành viên, hội viên, văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Chất lượng thông tin được nâng cao, toàn dân đã thực hiện tốt chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và 03 của Tỉnh ủy về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa…Phong

trào” Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở thôn dân cư ” được đẩy mạnh. Công tác thong tin tuyên truyền được đổi mới, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

* Hệ thống điện.

Hiện tại Xã đã có 4 trạm biến áp. 100% hộ gia đình có điện thắp sáng và đáp ứng đủ nhu cầu. Cán bộ quản lý hệ thống có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. Hiện trạng môi trường tại xã Đạo Trù

4.2.1. Thông tin vđối tượng điu tra

Như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu về nhận thức của người dân xã Đạo Trù về một số vấn đề môi trường. Theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, em tiến hành nghiên cứu nhận thức của 65 hộ gia đình tại 13 thôn gồm: Đồng Qụa, Vĩnh Ninh, Tân Phú, Đạo Trù Hạ, Đạo Trù Thượng, Phân Lân Hạ, Phân Lân

27

Thượng, Tân Đồng, Tiên Long, Đồng Giếng, Lục Liễu, Tân Tiến, Xóm Gò bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra. Đồng thời em tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách địa chính môi trường của xã.

Số liệu trong các bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài mà em đã thu thập được.

Bảng 4.2: Giới tính của người tham gia phỏng vấn

TT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nam 50 76,92

2 Nữ 15 23,08

Tổng 65 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Theo kết quả của bảng 4.2 ta thấy rằng tỷ lệ giới tính của 65 người tham gia phỏng vấn có sự chênh lệch. Nam giới chiếm 76,92% và nữ giới chiếm 23,08%.

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn

STT Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ %

1 Mù chữ 1 1,54

2 Biết đọc, biết viết 17 26,15

3 Tiểu học 14 21,53

4 Trung học cơ sở 22 33,84

5 Trung học phổ thông 9 13,85

6 Trung cấp/ cao đẳng 0 0,0

7 Đại học/ trên đại học 2 3,0

Tổng 65 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.3 ta thấy rằng số lượng người dân có trình độ học vấn của người dân ở khu vực nghiên cứu còn khá thấp từ Trung học trở lên chiếm đa số (50,69%); thêm nữa số người dân được phỏng vấn đa số đều ở trong độ tuổi lao động, có đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm trong gia đình và có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực trong cuộc sống.

28

Bảng 4.4: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn

TT

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ %

Nông nghiệp 50 76,92 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Buôn bán, dịch vụ 8 12,3

2 Nghề tự do 4 6,15

3 Học sinh, sinh viên 0 0,0

4 Cán bộ, công viên chức nhà nước 1 1,54

5 Về hưu, già yếu, không làm việc 2 3,07

Tổng 65 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.4 ta thấy người dân trên địa bàn xã nói chung và người dân trong khu vực nghiên cứu có các nghề nghiệp khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Nhưng hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 76,92% ) nên các nghề buôn bán tự do, công chức nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp (Nghề buôn bán , dịch vụ chiếm 12,3%, nghề cán bộ, công viên chức nhà nước chiếm 1,54%).

4.2.2. Kết quđiu tra v s dng nước sinh hot ti địa phương

Bảng 4.5: Các hình thức cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt tại địa phương

STT Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỉ lệ %

1 Nước máy 0 0,0

2 Giếng khoan 3 4,61

3 Giếng đào 29 44,61

4 Nguồn khác (ao, sông, suối) 33 50,76

Tổng 65 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.5 cho thấy xã Đạo Trù có đập Vĩnh Ninh, đập Đồng Mỏ và các con suối nhỏ chảy qua nên hầu hết người dân sử dụng nước từ các khe suối (chiếm 50,76%) làm nước dùng cho sinh hoạt, và nước giếng đào độ sâu từ 8 - 15m chiếm 44,61%, nước giếng khoan chiếm tỷ lệ rất ít 4,61%.

29

Bảng 4.6 Đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại địa phương TT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 37 56,92 2 Có mùi 14 21,4 3 Có vị 7 10,77 4 Màu sắc 7 10,77 Tổng 65 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt. Qua phỏng vấn điều tra, số hộ gia đình nước sinh hoạt không có mùi vị gì chiếm 56,92%. Còn lại 43,08% là nước có mùi, vị và màu sắc khác thường. Nguyên nhân do các ao, hồ tù phần lớn bị ô nhiễm do sự thiếu ý thức của người dân, đổ rác không đúng nơi quy định hay xả nước thải của gia đình mình ra đó. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu tạo địa chất, xung quanh có các dãy núi đá vôi bao quanh nên nguồn nước sinh hoạt của một số khu vực của xã bị nhiễm đá vôi.Trên địa bàn xã vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước máy cho các hộ dân, người dân chỉ sử dụng nước giếng và nước suối.

Hầu hết nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem sử dụng luôn.

4.2.3. Tình hình x nước thi ti địa phương

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).

30

Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường.Thực trạng đó được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.7: Tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải

STT Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Cống thải có nắp đậy 9 13,85

2 Cống thải lộ thiên 28 43,08

3 Không có cống thải 27 41,54

4 Loại khác 1 1,53

Tổng 65 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.7 ta thấy, số HGĐ đã sử dụng cống thải có nắp đậy chỉ chiếm 13,85%. Đa số, các HGĐ không có cống thải và không sử dụng cống thải vẫn còn nhiều chiếm 84,62%, và tập trung ở các thôn Đồng Quạ, Phân Lân Thượng, Phân Lân Hạ, Đạo Trù Thượng, Đạo Trù Hạ. Nguyên nhân là do trình độ dân trí còn thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Vì vậy mà người dân chưa chú trọng vào việc bảo vệ môi trường sống của mình. Các cấp chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ người dân xây dựng cống thải chung của địa phương, hạn chế tình trạng xả thải bừa bãi gây ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Đạo trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 29)