Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Đạo trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 26)

- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp lại tất cả các số liệu đã thu thập được và lập các bảng biểu, sơ đồ.

20

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Đạo Trù

4.1.1. V trí địa lý

Đạo Trù là xã miền núi. Nằm ở phía Tây Bắc của huyện Tam Đảo, có tổng diện tích tự nhiên là 7.450,84 ha, có tổng số 3.379 hộ với tổng số 14.443 nhân khẩu gồm có hai dân tộc chung sống trong cộng đồng là dân tộc Kinh và dân tộc Sán Dìu. Trong đó dân tộc Sán Dìu chiếm 87,5% còn lại là dân tộc Kinh.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Đạo Trù là xã của huyện miền núi có đặc thù chung là địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình từ 100 ÷ 350m so với mặt nước biển, dốc dần từ Bắc xuống Nam.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khu vực địa bàn xã Đạo Trù chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vòng cung Đông Bắc - Bắc Bộ.

- Nhiệt độ không khí bình quân năm 22,50 C

- Lượng mưa hàng năm 1418 mm, chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình quân/năm là 1276 mm chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 - tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình năm là 142 mm chiếm 10% lượng mưa cả năm.

- Chế độ gió: Hướng gió chủ đạo là Nam - Đông Nam, riêng mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Độ ẩm bình quân 83,4%.

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.243,4 mm (tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, cao nhất là tháng 7 (278,3 mm)

4.1.1.4. Điều kiện thuỷ văn

Chế độ thủy văn của xã Đạo Trù chủ yếu là phụ thuộc rất lớn vào dòng nước của đập Vĩnh Ninh và hồ chứa nước Đồng Mỏ cùng với đó là hệ thống các khe suối và hồ đập rải rác trên địa bàn và phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa theo mùa và khả năng điều tiết của lưu vực đập Vĩnh Ninh, hồ chứa nước Đồng Mỏ và các suối nhỏ. Có thể chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn.

21 - Chế độ thuỷ văn mùa lũ.

Mùa lũ bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, xuất hiện vào đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, tỷ lệ xuất hiện lũ nhiều vào các tháng 6; 7; 8 và 9.

- Chế độ thuỷ văn mùa cạn

Nhìn chung trên địa bàn xã Đạo Trù nói riêng và huyện Tam Đảo nói chung, mùa cạn của các sông, suối kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3). Lượng nước trên sông trong các tháng này bình quân mỗi tháng chỉ bằng 1,5 - 2,0% tổng lượng nước trên sông cả năm. Do đó trong các tháng mùa cạn nước trên sông suối thường không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Đất ở xã Đạo Trù nói riêng và huyện Tam Đảo nói chung, diện tích eo hẹp, manh mún, phân tán, chủ yếu là đất feralit và đất phù sa cổ nhưng tính chất của chúng (độ phì của đất) rất khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng.

-Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Đạo Trù có đập Vĩnh Ninh và hồ chứa nước Đồng Mỏ với lượng nước mặt dồi dào đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào.

Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên địa bàn xã.

Nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.Nguồn nước ngọt cần để tưới cho cây trồng và tắm cho gia súc. Nơi có nguồn nước dồi dào tạo nên các vùng nông nghiệp trù phú tuy nhiên ở xã Đạo Trù có sự phân hóa lượng nước theo mùa. Do đó, sản xuất nông nghiệp phải có những biện pháp thủy lợi tiêu nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô một cách hợp lí.

4.1.1.6 . Hiện trạng sử dụng đất

22

- Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn là 6.324,98ha chiếm 84,83% tổng diện tích đất tự nhiên, đã giao cho các hộ dân sản xuất chủ yếu là trồng lúa, màu và trồng cây nông nghiệp lâu năm.

- Diện tích đất trồng rừng 521,55(ha) chiếm 8,25% diện tích đất nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp là: 1.113,13ha chiếm 14,92% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng có diện tích nhỏ là 17,89ha chiếm 0,24% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất quy hoạch xây dựng khu dân cư 19,53ha chiểm 0,26% tổng diện tích đất tự nhiên.

4.1.2. Đặc đim kinh tế, văn hoá, xã hi

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Về sản xuất nông, lâm nghiệp

Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013 của xã khá ổn định; giá trị sản xuất nông nghiệp (GCĐ 2013) đạt 45 triệu đồng/ ha . Tổng diện gieo trồng cây lúa cả năm là 705ha, giảm 1,0 tạ/ha so với cùng kỳ. Năng suất lúa bình quân đạt 46 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt cả năm đạt: 3.243 tấn giảm 70,5 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

+ Cây rau màu, bầu, bí mướp các loại 41 ha, giảm 16 ha so với cùng kỳ. - Năng xuất 69 tạ/ha.

- Sản lượng 282,9 tấn, giảm 110,4 tấn so với cùng kỳ. + Cây dưa hấu 15 ha, tăng 1,5 ha so với cùng kỳ.

- Năng xuất 84 tạ, sản lượng 126 tấn, tăng 12,6 tấn so với cùng kỳ. + Cây bí xanh 3,7 ha, tăng 1,2.

- Năng xuất 97 tạ/ha đạt 100% so với kế hoạch. - Sản lượng 35,9 tấn tăng 11,6 tấn so với kế hoạch. + Cây dưa bở 1,5 ha giảm 0,2 so với kế hoạch. - Năng xuất 83 tạ đạt 100% so với kế hoạch.

- Sản lượng 12,4 tấn giảm 16,6 tấn so với kế hoạch. + Cây cà chua 6,5ha đạt 100% so với kế hoạch. - Năng xuất 83 tạ/ha đạt 100% so với kế hoạch. - Sản lượng 53,9 tấn đạt 100% so với kế hoạch. + Cây Ớt 20,5ha đạt 100% so với kế hoạch.

23

- Năng xuất 69 tạ/ha đạt 100% so với kế hoạch. - Sản lượng 14,1 tấn đạt 100% so với kế hoạch. + Cây Lạc 35ha tăng 18ha so với cùng kỳ. - Năng xuất 18 tạ/ha tăng 1,5 so với cùng kỳ. - Sản lượng 63 tấn tăng 35 tấn so với cùng kỳ. + Nhóm cây ăn quả lâu năm 41 ha.

- Năng xuất 45 tạ/ha, giảm 25 tạ/ha so với cùng kỳ. - Sản lượng 184,5 tấn, giảm so với cùng kỳ 102,5 tấn.

* Về chăn nuôi

Chăn nuôi được Đảng ủy, chính quyền đề ra các giải pháp tuyên truyền khuyến cáo, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hang hóa, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, công tác tiêm phòng đạt tỷ lệ 80%.

+ Tổng đàn trâu bò cả năm là 2.157 con.

- Tổng đàn trâu: 1.007 con tăng 09 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn bò: 1.150 con tăng 134 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn lơn: 14.000 con tăng 500 con so với kế hoạch. + Dê 370 con tăng 05 con so với cùng kỳ

+ Ong lấy mật 150 tổ giảm 21 tổ so với cùng kỳ.

+ Tổng gia cầm: 97.000 con tăng 2.000 con so với cùng kỳ.

* Sản xuất công nghiệp - TTCN, Thương mại và Dịch vụ

Các loại phương tiện dịch vụ và dịch vụ nhỏ lẻ, dịch vụ tổng hợp có hướng phát triển, đã tạo việc làm tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Trong đó sản xuât tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ là 99 hộ tăng 2 hộ, dịch vụ tông hợp là 177 hộ tăng 5 hộ. Nhìn chung các hoạt động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp giải quyết được viêc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên việc giải quyết tạo việc làm cho người lao động còn nhiều khó khăn, chưa mở được ngành nghề mới để giải quyết việc làm ổn định lâu dài cho người lao động.

* Về xây dựng cơ bản:

Tập chung chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thiện các công trình đang xây dựng, nhận bàn giao 20 phòng học trường THCS II Đạo Trù đưa vào sử dụng, tiếp tục vận động nhân

24

dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dự án hồ chứa nước Đồng Mỏ và quy hoạch phân lô đất tái định cư, đất di giãn dân đến nơi ở mới, bàn giao cho đơn vị thi công, tổ chức hội nghị xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trong toàn xã và đo đạc bản đồ địa giới hành chính xã Đạo Trù, nhận bàn giao tiểu trạm y tế Vĩnh Thành vào sử dụng

* Tỷ lệ phát triển dân số tương đối cao, đất cho sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, mặt khác do nhu cầu phát triển của các ngành đã gây áp lực đối với đất đai ngày càng gay gắt, làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm. Do vậy trong tương lai để thực hiện được chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã cần phải xem xét kỹ việc khai thác sử dụng quỹ đất, để sử dụng một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đó là yếu tố quan trọng.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số và phân bố: Tính đến 31 tháng 12 năm 2013 dân số của xã

Đạo Trù có 14.443 người với tổng số là 3.375 hộ sống tập trung tại 13 thôn.Tình hình biến động dân số của xã trong 3 năm qua không lớn lắm. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện nay còn 1,44%.

Bảng 4.1: Dân số xã Đạo Trù

STT Tên Thôn Tổng số hộ Nhân khẩu

1 Đồng Qụa 365 1339

2 Vĩnh Ninh 465 1835

3 Tân Tiến 222 942

4 Phân Lân Thượng 255 1144

5 Phân Lân Hạ 230 1041 6 Xóm Gò 300 1303 7 Tân phú 245 1031 8 Đạo Trù Thượng 175 846 9 Đạo Trù Hạ 240 1014 10 Tiên Long 157 706 11 Tân Lập 213 1021 12 Lục Liễu 258 1028 13 Đồng Giếng 250 1192 Cng 3375 14443 (Nguồn: UBND Xã Đạo Trù )

25

Xã Đạo Trù gồm các dân tộc: Kinh (chiếm 12,73%), Sán Dìu (chiếm 87,27% )

* Lao động, việc làm và thu nhập: thành phần kinh tế của các hộ gia

đình đa phần là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng ( chiếm 74%), tiếp đến là các hộ gia đình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ( chiếm 16,7%), còn lại là các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, thương mại (chiếm 8,9%). Trình độ dân trí, đời sống vật chất và văn hóa của người dân xã được đánh giá ở mức trung bình so với toàn huyện. Tổng số GDP của toàn xã năm 2013 là 79,5 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân đầu người 5,5 triệu đồng/năm.

4.1.3. Tình hình cơ s h tng

* Về giao thông: Xã Đạo Trù có đường quốc lộ 2C, tỉnh lộ 314, hệ

thống đường giao thông liên xã Đạo Trù - Yên Dương, Đạo Trù – Đại Đình; hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, kinh tế phát triển ổn định.

* Trường học:

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng đạt chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số học sinh bỏ học giảm, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện, tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực

trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

- Năm học 2013 - 2014 học sinh 07 khối trường là: 3.012 em, tăng 46 em, so với cùng kỳ tăng 08 lớp

Trong đó: - 02 trường Mầm non: 44 lớp = 934 học sinh. - 03 trường Tiểu học: 64 lớp = 1.261 học sinh. - 02 trường THCS: 25 lớp = 819 học sinh.. - Học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện: 24 học sinh.

- Giáo viên giỏi cấp huyện: 29 thầy cô.

Trong công tác giáo dục còn có nhiều mặt hạn chế, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội chưa đồng bộ, tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn, nhất là THCS.

* Y tế :

Công tác y tế được duy trì thường xuyên , đã từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực

26

hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, kết quả thực hiện năm 2013 khám bệnh cho 19.629/ 12.500 lượt người, đạt 157% kế hoạch.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống sốt rét: Tổng số bệnh nhân được tiêm sốt rét lâm sang là 288/230 đạt 99,1 % kế hoạch, trạm y tế kết hợp với y tế dự phòng xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét là 67/500 đạt 13,4% kế hoạch.

* Hoạt động văn hóa thông tin thể thao.

Đảng ủy đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch các hoạt động văn hóa từ đầu năm, chỉ đạo và phối hợp giữ các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động:” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tuyên

truyền các ngày lễ trọng đại của đất nước, chỉ đạo các câu lạc bộ sinh hoạt gắn với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước đối với thành viên, hội viên, văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Chất lượng thông tin được nâng cao, toàn dân đã thực hiện tốt chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và 03 của Tỉnh ủy về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa…Phong

trào” Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở thôn dân cư ” được đẩy mạnh. Công tác thong tin tuyên truyền được đổi mới, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

* Hệ thống điện.

Hiện tại Xã đã có 4 trạm biến áp. 100% hộ gia đình có điện thắp sáng và đáp ứng đủ nhu cầu. Cán bộ quản lý hệ thống có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững.

4.2. Hiện trạng môi trường tại xã Đạo Trù

4.2.1. Thông tin vđối tượng điu tra

Như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu về nhận thức của người dân xã Đạo Trù về một số vấn đề môi trường. Theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên, em tiến hành nghiên cứu nhận thức của 65 hộ gia đình tại 13 thôn gồm: Đồng Qụa, Vĩnh Ninh, Tân Phú, Đạo Trù Hạ, Đạo Trù Thượng, Phân Lân Hạ, Phân Lân

27

Thượng, Tân Đồng, Tiên Long, Đồng Giếng, Lục Liễu, Tân Tiến, Xóm Gò bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra. Đồng thời em tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách địa chính môi trường của xã.

Số liệu trong các bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài mà em đã thu thập được.

Bảng 4.2: Giới tính của người tham gia phỏng vấn

TT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nam 50 76,92

2 Nữ 15 23,08

Tổng 65 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Theo kết quả của bảng 4.2 ta thấy rằng tỷ lệ giới tính của 65 người tham gia phỏng vấn có sự chênh lệch. Nam giới chiếm 76,92% và nữ giới chiếm 23,08%.

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn

STT Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ %

1 Mù chữ 1 1,54

2 Biết đọc, biết viết 17 26,15

3 Tiểu học 14 21,53

4 Trung học cơ sở 22 33,84

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Đạo trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)