7 Đại học/ trên đại học 2 3,0
Tổng 65 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.3 ta thấy rằng số lượng người dân có trình độ học vấn của người dân ở khu vực nghiên cứu còn khá thấp từ Trung học trở lên chiếm đa số (50,69%); thêm nữa số người dân được phỏng vấn đa số đều ở trong độ tuổi lao động, có đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm trong gia đình và có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực trong cuộc sống.
28
Bảng 4.4: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn
TT
Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ %
Nông nghiệp 50 76,92
1 Buôn bán, dịch vụ 8 12,3
2 Nghề tự do 4 6,15
3 Học sinh, sinh viên 0 0,0
4 Cán bộ, công viên chức nhà nước 1 1,54
5 Về hưu, già yếu, không làm việc 2 3,07
Tổng 65 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.4 ta thấy người dân trên địa bàn xã nói chung và người dân trong khu vực nghiên cứu có các nghề nghiệp khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Nhưng hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 76,92% ) nên các nghề buôn bán tự do, công chức nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp (Nghề buôn bán , dịch vụ chiếm 12,3%, nghề cán bộ, công viên chức nhà nước chiếm 1,54%).
4.2.2. Kết quảđiều tra về sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương
Bảng 4.5: Các hình thức cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt tại địa phương
STT Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỉ lệ %
1 Nước máy 0 0,0
2 Giếng khoan 3 4,61
3 Giếng đào 29 44,61
4 Nguồn khác (ao, sông, suối) 33 50,76
Tổng 65 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.5 cho thấy xã Đạo Trù có đập Vĩnh Ninh, đập Đồng Mỏ và các con suối nhỏ chảy qua nên hầu hết người dân sử dụng nước từ các khe suối (chiếm 50,76%) làm nước dùng cho sinh hoạt, và nước giếng đào độ sâu từ 8 - 15m chiếm 44,61%, nước giếng khoan chiếm tỷ lệ rất ít 4,61%.
29
Bảng 4.6 Đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại địa phương TT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 37 56,92 2 Có mùi 14 21,4 3 Có vị 7 10,77 4 Màu sắc 7 10,77 Tổng 65 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt. Qua phỏng vấn điều tra, số hộ gia đình nước sinh hoạt không có mùi vị gì chiếm 56,92%. Còn lại 43,08% là nước có mùi, vị và màu sắc khác thường. Nguyên nhân do các ao, hồ tù phần lớn bị ô nhiễm do sự thiếu ý thức của người dân, đổ rác không đúng nơi quy định hay xả nước thải của gia đình mình ra đó. Tuy nhiên, do đặc điểm cấu tạo địa chất, xung quanh có các dãy núi đá vôi bao quanh nên nguồn nước sinh hoạt của một số khu vực của xã bị nhiễm đá vôi.Trên địa bàn xã vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước máy cho các hộ dân, người dân chỉ sử dụng nước giếng và nước suối.
Hầu hết nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem sử dụng luôn.
4.2.3. Tình hình xả nước thải tại địa phương
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).
30
Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường.Thực trạng đó được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.7: Tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải
STT Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ %
1 Cống thải có nắp đậy 9 13,85
2 Cống thải lộ thiên 28 43,08
3 Không có cống thải 27 41,54
4 Loại khác 1 1,53
Tổng 65 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.7 ta thấy, số HGĐ đã sử dụng cống thải có nắp đậy chỉ chiếm 13,85%. Đa số, các HGĐ không có cống thải và không sử dụng cống thải vẫn còn nhiều chiếm 84,62%, và tập trung ở các thôn Đồng Quạ, Phân Lân Thượng, Phân Lân Hạ, Đạo Trù Thượng, Đạo Trù Hạ. Nguyên nhân là do trình độ dân trí còn thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Vì vậy mà người dân chưa chú trọng vào việc bảo vệ môi trường sống của mình. Các cấp chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ người dân xây dựng cống thải chung của địa phương, hạn chế tình trạng xả thải bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.
Bảng 4.8: Tỷ lệ % số HGĐ có các nguồn thải
TT Nguồn thải Số lượng Tỷ lệ %
1 Cống thải chung 0 0,0 2 Thải vào ao hồ…. 46 70,77 3 Bể chứa 3 4,61 4 Bể tự hoại 4 6,15 5 Ngấm xuống đất 11 16,92 6 Nơi khác 1 1,54 Tổng 65 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Xã Đạo Trù chưa có cống thải, nguồn thải của các hộ gia đình chủ yếu thải trực tiếp ra ao làng và ngấm xuống đất chiếm 87,69%. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước mặt của xã, về lâu dài sẽ ảnh
31
hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm. Số HGĐ sử dụng các bể tự hoại để chứa nước thải sinh hoạt là không nhiều, chỉ chiếm 6,15%.
4.2.4. Vấn đề rác thải tại địa phương
* Lượng rác thải được tạo ra ở các HGĐ tại xã trung bình một ngày không nhiều, chủ yếu là thức ăn thừa, rác bụi, túi nilon, tro bếp và các loại khác…ước tính chỉ <5kg rác/ngày/HGĐ. Tuy ít nhưng nếu tính trên toàn xã, với số dân 14.443 người thì đây là một lượng rác không hề nhỏ
* Khi hỏi người dân về các loại chất thải sinh hoạt của gia đình có được tái sử dụng không (ví dụ như thức ăn thừa có được đem đi ủ và làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm không?....), thì có đến 62/65 phiếu (chiếm 95,4%) người dân nói rằng chất thải của gia đình họ có được tái sử dụng, đa số là người dân sống trên địa bàn xã, là các hộ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Nên tất cả chất thải như các chất thải từ sinh hoạt như rau, thực phẩm thừa…loại này được bà con tái dùng làm thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng hoặc từ hoạt động nông nghiệp như rơm, rạ, tro…được người dân dùng làm chất đốt nấu cơm và làm phân bón, còn các loại giấy, nhựa, chai lọ thì được tái sử dụng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua. Chỉ một số ít hộ gia đình không tái sử dụng các chất thải, số này chỉ có 3/65 phiếu (chiếm 4,61%) hộ gia đình. Các hình thức đổ rác của người dân trên địa bàn xã được mô tả qua bảng sau: Bảng 4.9. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác STT Hình thức đổ rác Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Hố rác riêng 11 16,92 2 Đổ rác ở bãi rác chung 0 0,0 3 Đổ rác tuỳ nơi 54 83,07
4 Được thu gom rác theo hợp đồng 0 0,0
Tổng 65 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.9 ta thấy: Tất cả rác thải sinh hoạt của HGD đều không được thu gom và đổ đúng nơi quy định. Hiện tại xã chưa có bãi tập kết rác, hố rác chung cũng như hình thức thu gom rác thải theo hợp đồng dịch vụ. Vì vậy mà rác thải sinh hoạt hàng ngày của bà con thải ra bừa bãi, một số ít được đốt bỏ
32
còn đa số là vứt ra môi trường. Đây là một vấn đề cần được giải quyết vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
4.2.5. Tình hình sử dụng nhà vệ sinh trong xã
Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loang quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ HGĐ sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.10: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh
STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %
1 Không có 0 0,0
2 Nhà vệ sinh đất 11 16,92
3 Nhà vệ sinh hai ngăn 49 75,4
4 Nhà vệ sinh tự hoại 5 7,7
5 Loại khác 0 0,0
Tổng 65 100,0
((Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Qua bảng 4.10 ta thấy: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh nếu xét theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011 (QCVN 01 : 2011/BYT) , thì chỉ có 7,7% HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh, đó là số HGĐ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, số còn lại có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. Số HGĐ dùng nhà vệ sinh hai ngăn và nhà vệ sinh đất chiếm tới 92,32%. Qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn xã thì số đó hầu như là không hợp vệ sinh vì người dân không tuân theo quy chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng, nhiều HGĐ lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng).
33
Bảng 4.11: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh
STT Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ %
1 Cống thải chung 0 0,0
2 Ngấm xuống đất 19 29,23
3 Ao làng 20 30,77
4 Bể tự hoại 4 6,15
5 Nơi khác (sông, suối) 22 33,85
Tổng 65 100,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Bảng 4.11 thể hiện các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ta thấy tỷ lệ HGĐ thải nước thải vệ sinh ra sông suối, ao làng và ngấm xuống đất còn rất cao (93,85%). Đáng lo ngại hơn đó là hầu hết các HGĐ nằm ở ven đập Vĩnh Ninh đều có công trình phụ thải ra đập, gây ô nhiễm nước đập nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong xã. Vì vậy các cấp chính quyền cần có biện pháp khắc phục như xây dựng, lắp đặt hệ thống cống thải chung của địa phương để xử lý, các HGĐ cũng nên đầu tư hơn vào công trình phụ của gia đình mình để giữ gìn vệ sinh chung cho toàn xã.
4.3. Hiểu biết của người dân về môi trường
Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng dựa vào các tiêu chí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh, đánh giá của cộng đồng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, tôi tiến hành phân tích đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của các đối tượng được nghiên cứu, so sánh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
34
4.3.1. Hiểu biết của người dân về các khái niệm môi trường
Môi trường là ngành bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhiều khái niệm liên quan. Tuy nhiên, các khái niệm chung như Môi trường là gì? Thế nào là nước sạch?Rác vô cơ, hữu cơ là gì? Ô nhiễm môi trường là gì?...Là các khái niệm thường xuyên gặp trong cuộc sống, thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy là đơn giản nhưng tùy từng đối tượng mà có các nhận thức khác nhau và tỷ lệ biết cũng khác nhau tùy theo trình độ học vấn khác nhau. Tôi tiến hành điều tra người dân và có kết quả sau:
Bảng 4.12: Nhận thức của người dân về các khái niệm liên quan đến môi trường
STT Nội dung hỏi
Trả lời đúng Trả lời sai Không biết Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
1 Khái niệm môi
trường là gì? 18 27,69 0 0,0 47 72,31
2 Ô nhiễm môi
trường là gì? 17 26,15 0 0,0 48 73,85
3 Thế nào là rác vô
cơ và rác hữu cơ? 16 24,61 0 0,0 49 75,39
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Theo kết quả điều tra, đa số người dân tham gia đều không hiểu và không biết về khái niệm Môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2005 của nước ta. Bên cạnh đó, số người dân hiểu về môi trường cũng đưa ra các khái niệm gần đúng, một số người dân còn đưa ra các khái niệm hết sức mới và đặc biệt: “Môi trường là những cái chúng ta cần hướng đến’’
hoặc “ Môi trường trong sạch tốt cho cuộc sống của con người’’.
Đối với khái niệm “Ô nhiễm môi trường là gì?’’, đây này là khái niệm đã phản ánh rõ sự phân hóa nhận thức giữa người dân có các trình độ khác nhau. Cụ thể là, chỉ có 17/65 người (chiếm 26,15% ) hiểu gần đúng và đúng về ONMT, hầu hết đều là người dân có trình độ từ THCS trở lên. Trong đó có 10/17 người (chiếm 58,82% ) có trình độ THCS, 5/17 người (chiếm 41,18%)
35
có trình độ THPT, 2/17 người (chiếm 11,76%) có trình độ đại học/trên đại học. Còn lại 48/65 người (chiếm 73,85% ) chưa có nhận thức về khái niệm này.
Cũng giống như khái niệm ÔNMT là gì, khái niệm “ Rác vô cơ, hữu cơ
là gì ’ cũng đã làm rõ được nhận thức chưa đầy đủ của người dân, khi mà có
đến 49/65 người (chiếm 75,4%) chưa nêu được thành phần của rác vô cơ và hữu cơ hoặc nêu chưa đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, khi được gợi ý, giải thích về khái niệm trên và nêu ra một vài loại rác thải và yêu cầu phân loại thì đa số người dân có thể phân loại đúng và gần đầy đủ.Từ đó có thể nói việc tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân là hết sức quan trọng.
Bảng 4.13: Thành phần của chất thải rắn
TT Rác thải hữu cơ Rác thải vô cơ
1 Giấy Thủy tinh
2 Giấy catton, bìa cứng Vỏ hộp
3 Nhựa Nhôm 4 Hàng dệt Các kim loại khác 5 Cao su Tro, các chất bẩn 6 Da Đất cát, gạch ngói vỡ 7 Gỗ 8 Thực phẩm 9 Cành cây, cỏ lá (Nguồn: ISWM)
Các khái niệm trên đều là các khái niệm về Môi trường chung nhất, cơ bản nhất. Tuy nhiên, số người dân hiểu và nhận biết chưa đầy đủ, còn phân hóa theo trình độ học vấn rất nhiều. Người dân càng có trình độ cao thì hiểu biết càng chính xác và đầy đủ. Chính quyền địa phương nên có các chương trình giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn xã.
4.3.2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người sức khỏe của con người
Chúng ta đã biết ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây nên, một nguyên nhân rất quan trọng đó là ý thức của con người. Con người tác động
36
vào môi trường, làm biến đổi các tính chất, các quá trình của tự nhiên, do đó