Môi trường là ngành bao gồm rất nhiều khía cạnh, nhiều khái niệm liên quan. Tuy nhiên, các khái niệm chung như Môi trường là gì? Thế nào là nước sạch?Rác vô cơ, hữu cơ là gì? Ô nhiễm môi trường là gì?...Là các khái niệm thường xuyên gặp trong cuộc sống, thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy là đơn giản nhưng tùy từng đối tượng mà có các nhận thức khác nhau và tỷ lệ biết cũng khác nhau tùy theo trình độ học vấn khác nhau. Tôi tiến hành điều tra người dân và có kết quả sau:
Bảng 4.12: Nhận thức của người dân về các khái niệm liên quan đến môi trường
STT Nội dung hỏi
Trả lời đúng Trả lời sai Không biết Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
1 Khái niệm môi
trường là gì? 18 27,69 0 0,0 47 72,31
2 Ô nhiễm môi
trường là gì? 17 26,15 0 0,0 48 73,85
3 Thế nào là rác vô
cơ và rác hữu cơ? 16 24,61 0 0,0 49 75,39
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)
Theo kết quả điều tra, đa số người dân tham gia đều không hiểu và không biết về khái niệm Môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2005 của nước ta. Bên cạnh đó, số người dân hiểu về môi trường cũng đưa ra các khái niệm gần đúng, một số người dân còn đưa ra các khái niệm hết sức mới và đặc biệt: “Môi trường là những cái chúng ta cần hướng đến’’
hoặc “ Môi trường trong sạch tốt cho cuộc sống của con người’’.
Đối với khái niệm “Ô nhiễm môi trường là gì?’’, đây này là khái niệm đã phản ánh rõ sự phân hóa nhận thức giữa người dân có các trình độ khác nhau. Cụ thể là, chỉ có 17/65 người (chiếm 26,15% ) hiểu gần đúng và đúng về ONMT, hầu hết đều là người dân có trình độ từ THCS trở lên. Trong đó có 10/17 người (chiếm 58,82% ) có trình độ THCS, 5/17 người (chiếm 41,18%)
35
có trình độ THPT, 2/17 người (chiếm 11,76%) có trình độ đại học/trên đại học. Còn lại 48/65 người (chiếm 73,85% ) chưa có nhận thức về khái niệm này.
Cũng giống như khái niệm ÔNMT là gì, khái niệm “ Rác vô cơ, hữu cơ
là gì ’ cũng đã làm rõ được nhận thức chưa đầy đủ của người dân, khi mà có
đến 49/65 người (chiếm 75,4%) chưa nêu được thành phần của rác vô cơ và hữu cơ hoặc nêu chưa đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, khi được gợi ý, giải thích về khái niệm trên và nêu ra một vài loại rác thải và yêu cầu phân loại thì đa số người dân có thể phân loại đúng và gần đầy đủ.Từ đó có thể nói việc tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân là hết sức quan trọng.
Bảng 4.13: Thành phần của chất thải rắn
TT Rác thải hữu cơ Rác thải vô cơ
1 Giấy Thủy tinh
2 Giấy catton, bìa cứng Vỏ hộp
3 Nhựa Nhôm 4 Hàng dệt Các kim loại khác 5 Cao su Tro, các chất bẩn 6 Da Đất cát, gạch ngói vỡ 7 Gỗ 8 Thực phẩm 9 Cành cây, cỏ lá (Nguồn: ISWM)
Các khái niệm trên đều là các khái niệm về Môi trường chung nhất, cơ bản nhất. Tuy nhiên, số người dân hiểu và nhận biết chưa đầy đủ, còn phân hóa theo trình độ học vấn rất nhiều. Người dân càng có trình độ cao thì hiểu biết càng chính xác và đầy đủ. Chính quyền địa phương nên có các chương trình giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn xã.