Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của công

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thành phố cần thơ (Trang 57)

4.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động

Tỷ số này đo lƣờng hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để nâng cao tỷ số này, nhà doanh nghiệp cần nhận biết đƣợc các loại tài sản, tài sản chƣa hoặc không dùng đến, tài sản không tạo ra thu nhập để sử dụng chúng hiệu quả hơn hoặc loại bỏ chúng đi.

Qua việc phân tích các tỷ số này, ban lãnh đạo công ty sẽ nhận thấy đƣợc những mặt tích cực cũng nhƣ những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó có thể đƣa ra giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những điểm mạnh thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.

47

Bảng 4.7:Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm

2010 – 2012

Nguồn: hòng kế toán - C ng ty ổ phần y Dựng Thành phố Cần thơ năm 2010 -2012

4.3.1.1 Vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao. Vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm đƣợc chi phí.

Dựa vào bảng 4.7 ta thấy trong năm 2012 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty đƣợc 2,01 vòng, mỗi vòng với thời gian là 70 ngày,

Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 2011 2012 (1)Giá vốn hàng bán Đồng 67.267.001.696 39.795.221.045 20.333.761.968 (2)Doanh thu thuần Đồng 71.172.208.911 41.172.208.911 21.228.432.915 (3)Vốn lƣu động bình quân Đồng 119.990.069.374 119.158.505.286 119.870.603.688 (4)Hàng tồn kho bình quân Đồng 10.007.470.189 10.096.905.186 10.096.905.186 (5)Tài Sản cố định bình quân Đồng 3.581.107.038 4.290.977.844 4.144.290.367 (6)Tổng tài sản BQ trong kỳ Đồng 128.264.796.468 127.790.655.342 128.351.365.296 Vòng quay vốn lƣu động(2/3) Vòng 0,59 0,35 0,18 Vòng quay HTK (1/4) Vòng 6,72 3,94 2,01 Vòng quay tài sản cố định (2/5) Vòng 19,87 9,60 5,12 Vòng quay tổng tài sản (2/6) Vòng 0,55 0,32 0,17 Số ngày vòng quay HTK Ngày 18 38 70 Số ngày vòng quay VLĐ Ngày 607 1042 2033

48

thấp hơn năm 2011 số vòng là 3,49 vòng, thời gian là 38 ngày cho mỗi vòng, thấp hơn năm 2010 là 6,72 vòng, thời gian mỗi vòng là 18 ngày. Vậy trong năm 2011 công ty đang gặp khó khăn trong trong việc ứ động vốn và giảm khả năng xoay vòng vốn. Sang năm 2012 công ty ứ động vốn càng xấu hơn và xoay vòng vốn càng ngày càng chậm hơn.

4.3.1. Vòng quay vốn lưu động

Từ bảng 4.7 trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lƣu động qua 3 năm giảm, số vòng luân chuyển tăng lên. Nguyên nhân là do công ty chƣa quản lý chặt chẽ các khoản nhƣ vốn bằng tiền, nợ phải thu, các khoản phải trả,...Cụ thể, năm 2010 số vòng quay vốn lƣu động là 0,59 vòng tức là một đồng vốn lƣu động tạo ra 0,59 đồng doanh thu và một vòng quay sẽ mất 607 ngày. Sang năm 2011 bình quân cứ một đồng vốn lƣu động công ty chỉ thu đƣợc 0,35 đồng nhƣng một vòng quay lại mất tới 1042 ngày. Đến năm 2012 hiệu quả sử dụng vốn giảm cứ bình quân một đồng vốn lƣu động chỉ tạo ra đƣợc 0,18 đồng doanh thu và số vòng quay phải mất rất là nhiều, tới 2033 ngày. Qua đó cho thấy công ty sử dụng vốn chƣa hiệu quả.

4.3.1.3 Vòng quay tài sản cố định

Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết đƣợc với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu đƣợc tạo ra.

Nhìn vào bảng 4.7 ta nhận thấy vòng quay tài sản cố định của công ty qua 3 năm giảm. Bình quân cứ một đồng tài sản cố định tạo ra 19,87 đồng doanh thu của năm 2010, năm 2011 tạo ra 9,60 đồng doanh thu và 5,12 đồng doanh thu cho năm 2012. Ta thấy số vòng quay của tài sản cố định giảm nên việc sử dụng tài sản ngày càng giảm, điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn cố định bị chậm lại. Vì thế công ty cần có biện pháp sử dụng, làm tăng khả năng luân chuyển vốn để khắc phục vấn đề này.

4.3.1.4 Vòng quay tổng tài sản

Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 vòng quay tổng tài sản là 0,55 vòng tức trong năm cứ bình quân một đồng công ty đầu tƣ vào tài sản sẽ tạo ra đƣợc 0,55 đồng doanh thu, đến năm 2011 con số này giảm xuống còn 0,32 vòng, giảm 0,23 vòng so với năm 2010. Sang năm 2012 vòng quay này lại giảm xuống còn 0,17 vòng, giảm so với năm 2008 là 0,16 vòng. Do doanh thu đều giảm qua 3 năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng thấp, tuy nhiên vẫn đảm bảo khả năng sinh lời của công ty.

49

4.3.2 Nhóm chỉ tiêu các tỷ số th nh khoản

. Tỷ số th nh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là thƣớc đo khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng chi trả nợ ngắn hạn của công ty. Nó cho biết tại một thời điểm thì ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có bao nhiêu đồng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán cho các khoản nợ đó. Nếu tỷ

số giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm.

Bảng 4.8: Nhóm các tỷ số thanh khoản qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Nguồn: hòng kế toán - C ng ty ổ phần y Dựng Thành phố Cần thơ năm 2010 -2012

Dựa vào bảng 4.8 ta nhận thấy các chỉ số thanh toán ngắn hạn và thanh khoản nhanh của công ty không biến động nhiều, có tăng nhƣng rất ít không đáng kể qua 3 năm: năm 2010 là 1,26 lần, chỉ số này nói lên rằng cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo 1,26 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2011 là 1,267 lần và năm 2012 chỉ số giảm xuống còn 1,26 lần. Qua những chỉ số trên ta nhận thấy hệ số thanh toán ngắn hạn quá cao điều này lại không tốt vì nó phản ảnh công ty đầu tƣ quá nhiều vào tài sản lƣu động, mà trong đó chủ yếu là hàng tồn kho. Trong cơ cấu tài sản lƣu động của công ty có hàng tồn kho và các khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng lớn, điều này là không tốt vì nếu đến hạn thanh toán nợ ngắn hạn mà công ty không giải phóng đƣợc hàng hóa hay chƣa thu hồi đƣợc các khoản phải thu thì sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và tài sản lƣu động dƣ thừa thƣờng không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều vốn của mình vào tài sản lƣu động, số vốn

Chỉ tiêu Đvt

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Giá trị Giá trị

1.Tài sản ngắn hạn đồng 119.097.773.314 119.219.237.257 120.521.970.118 2. Nợ ngắn hạn đồng 94.360.033.013 94.225.332.326 95.331.159.468 3. Hàng tồn kho (HTK) đồng 10.096.905.186 10.096.905.186 10.096.905.186 Tỷ số thanh khoản ngắn hạn(1/2) Lần 1,26 1,27 1,26 Tỷ số thanh khoản nhanh ((1-3)/2) Lần 1,15 1,16 1,16

50

đó sẽ không đƣợc sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, công ty cần thực hiện tốt công tác thanh toán hiện hành đối với nợ ngắn hạn đảm bào không ảnh hƣởng xấu đến tình hình tài chính của công ty.

. Tỷ số th nh toán nh nh

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng giá trị các loại tài sản lƣu động có tính thanh khoản cao. Vì hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lƣu động khác, nên giá trị của nó không đƣợc tính vào giá trị tài sản lƣu động khi tính tỷ số

thanh toán nhanh. Do đó tỷ số này phản ánh chính xác hơn hệ số thanh toán

ngắn hạn.

Dựa vào số liệu trong bảng 4.8 ta nhận thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty cũng kông thay đổi nhiều năm 2010 là 1,15 lần. Con số này nói lên cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo bởi 1,15 đồng tài sản ngắn hạn. Trong năm 2011 tỷ số này là 1,16 lần và đến năm 2012 tỷ số này vẫn không thay đổi là 1,16 lần. Tóm lại, từ năm 2010 đến năm 2012 thì tỷ số thanh toán nhanh đều cao hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty tƣơng đối tốt. Hệ số thanh toán nhanh cao thì khả năng thanh toán của công ty càng đƣợc tin tƣởng nhƣng công ty cần phải có chính sách kịp thời nhằm tăng việc thu hồi các khoản phải thu để nâng cao khả năng thanh toán nhanh của mình nhằm tránh tình trạng mất khả năng thanh toán nếu có biến động bất ngờ xảy ra.

4.3.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa phần doanh thu trong kỳ và toàn bộ chi phí tƣơng xứng tạo nên doanh thu đó. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng nhƣ từng lĩnh vực hoạt động của đơn vị thì ta cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị nào đã thực hiện đƣợc, với tài sản và với vốn chủ sở hữu đã bỏ ra.

Nhƣ ta đã biết, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể.

51 Bảng 4.9: Nhóm các tỷ số khả năng sinh lợi qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Nguồn: hòng kế toán - C ng ty ổ phần y Dựng Thành hố Cần thơ năm 2010 -2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Giá trị Giá trị

1. Doanh thu thuần Đồng 71.172.208.911 41.172.208.911 21.228.432.915

2. Lợi nhuận ròng(LNST) Đồng 2.603.356.038 50.188.037 18.585.367

3. Tổng tài sản bình quân trong kỳ Đồng 128.264.796.468 127.790.655.342 128.351.365.296 4. Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 27.944.929.639 33.427.972.673 33.418.119.399

5. Tổng chi phí Đồng 70.878.766.304 41.313.732.041 21.330.470.997

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)[(2/4)*100] % 3,66 0,12 0,09

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)[(2/3)*100] % 2,03 0,04 0,01

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE)[(2/4)*100] % 9,32 0,15 0,06

52

4.3.3.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu sẽ cho ta biết đƣợc mức lợi nhuận thu đƣợc trong mức doanh thu có đƣợc thông qua quá trình cung cấp dịch vụ cũng nhƣ quá trình tiêu thụ thành phẩm trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này càng cao thì càng tốt đối với mỗi doanh nghiệp.

Qua bảng số liệu 4.9 ta nhận thấy, lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010 là cao nhất, và thấp nhất là năm 2012. Cụ thể, tỷ số này của năm 2010 là 3,66%, điều này có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu có đƣợc và sau khi đã trang trải cho các khoản chi phí thì còn lại 3,66 đồng lợi nhuận. Năm 2011 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đã giảm xuống chỉ còn 0,12%, có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu tạo ra có 0,12 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2010 là 3,54% tức trong 1 đồng doanh thu của năm 2011 tạo ra có lợi nhuận giảm 3,54 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là 44,03%, trong khi đó tốc độ giảm của lợi nhuân sau thuế lại cao hơn là 98,07%. Đến năm 2012 tỷ số này tiếp tục giảm xuống 0,09% nghĩa là trong 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra đƣợc 0,09 đồng lợi nhuận.

Qua phân tích trên cho biết đây là dấu hiệu cho thấy công ty kinh doanh không có hiệu quả. Qua đó cho thấy tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty biến động theo chiều hƣớng đi xuống và dễ làm cho công ty khó kiểm soát đƣợc tình hình hoạt động của mình, công ty cần có biện pháp kiểm soát tốt hơn với tỷ số này.

4.3.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản đƣợc đầu tƣ, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 1 đồng tài sản đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Dựa vào bảng phân tích 4.9 cho thấy tỷ số này qua các năm đều giảm. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng giảm, cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu về lợi nhuận 2,03% đồng của năm 2010, 0,04 đồng năm 2011 và 0,01 đồng năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm mạnh là do tốc độ giảm tổng tài sản của công ty năm 2011 giảm 29 triệu đồng tƣơng ứng là 0,02% so với năm 2010, trong khi đó tốc độ giảm lợi nhuận sau thuế năm 2011 lại giảm hơn so với năm 2010 là 2.553 triệu đồng tƣơng ứng 98,07%. Qua năm 2012 do tốc độ của tổng tài sản tăng nhẹ là 0,90% trong khi lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh là 32 triệu đồng,

53

tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 62,97%, vì thế tỷ suất trên tổng tài sản của công ty lại giảm xuống.

Qua tỷ s ố t r ê n cho thấy sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản của công ty chƣa hữu hiệu, chƣa đạt hiệu quả cao trong việc đầu tƣ tài sản, công ty cần phải tìm biện pháp nhằm cải thiện tình hình sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn trong thời gian tới.

4.3.3.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ s hữu (ROE)

Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra tài sản cho công ty. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Dựa vào bảng 4.9, ta thấy rằng ROE của công ty cao hơn ROA, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ. Năm 2010, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty là 9,32%, năm 2011 gảm xuống rất mạnh còn 0,15% giảm 9,17% so với năm 20010 tức cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 9,32 đồng lợi nhuận năm 2010 và 0,15 đồng, năm 2011 giảm 9,17 đồng so với năm 2010, do trong năm công ty không bổ sung thêm vốn chủ sở hữu, giảm 34 triệu đồng, tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu 0,10%, trong khi đó tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế cao hơn tới 98,08%, chính các nhân tố này tác động làm ROE giảm mạnh.

Sang năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại giảm xuống còn 0,06% nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho công ty 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,09 đồng so với năm 2011, do tốc độ của vốn chủ sở hữu tăng 0,04% trong khi lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 32 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 62,97%, vì thế tỷ suất trên vốn chủ sở hữu công ty lại giảm xuống.

Qua phân tích chỉ tiêu ROE, ta nhận thấy rằng công ty chƣa khai thác và sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả hoạt động kinh doanh ở năm 2011 và 2012. Công ty cần có biện pháp, đề ra những kế hoạch và phƣơng hƣớng để

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thành phố cần thơ (Trang 57)