Đối với phiếu giao việc

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 5 thông qua các bài tập tình huống thực tiễn (Trang 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Đối với phiếu giao việc

Lớp Tổng Số HS Tóm tắt và nhận diện mô hình bài toán Chọn công thức, quy tắc Thực hiện phép tính Đạt Chƣa đạt Đúng Sai Đúng Sai 5A (Đối chứng) 40 54,6 % 45,4 % 82,6 % 17,4% 91,5% 8,5 % 5B (Đối chứng) 39 61, 5 % 38,5 % 86,2 % 13,8 % 95,5% 4,5 % 5C (Thực nghiệm) 43 72,5% 27,5 % 96,8% 3,2 % 98,8% 1,2% 5D (Thực nghiệm) 41 89,7% 10,3 % 98,8% 1,2 % 98,5% 1,5 % Đánh giá:

3.2.1.1. Về việc tóm tắt và nhận diện mô hình bài toán

- Đối với hai lớp đối chứng, việc tóm tắt và nhận diện mô hình bài toán có 54,6 % và 61, 5 % số HS chỉ ở mức Đạt. Có 45,4 % và 38,5 % số HS ở mức Chƣa đạt. Nguyên nhân là do ở hai lớp này GV còn chƣa rèn nhiều cho HS về kĩ năng giải bài tập thực tiễn. Trong dạy học chủ yếu là dạy học giải bài tập theo hình thức thụ động, kiểu “mớm sẵn kiến thức” nghĩa là chỉ luôn ra cho HS cách làm, cách tính mà chƣa chú ý đến việc tổ chức các hoạt động học tập để HS phải thông qua hoạt động tƣ duy mà tìm ra kiến thức.

Hơn nữa trong khi chữa bài tập toán, GV còn ít cho HS tiến hành toán học hoá tình huống thực tiễn. Cụ thể là ít cho HS làm các thao tác phân tích đề toán, ít cho HS liên hệ giữa các tình huống thực tiễn với kiến thức toán đã học. Chƣa luyện kĩ năng dịch chuyển ngôn ngữ thông thƣờng với ngôn ngữ toán. Trong quá trình dạy học và chữa bài tập, GV chƣa chú ý cho HS tự kiểm

tra, đánh giá về bài làm của mình và đánh giá chéo nhau để thấy rõ, khắc sâu kiến thức và phát hiện và xử lí các sai lầm mắc phải. Đối với HS, do ở lứa tuổi tiểu học, một bộ phận HS kinh nghiệm sống và vốn ngôn ngữ còn hạn chế dẫn đến việc tóm tắt bài toán gặp lúng túng, diễn đạt không chính xác. Nhiều em HS cho rằng, để giải đƣợc các bài tập toán chỉ cần làm theo đúng hƣớng dẫn ở SGK là đƣợc, không cần phải liên hệ với thực tiễn cho phức tạp, rắc rối.

- Đối với hai lớp thực nghiệm:

Có 72,5% và 89,7%5 % số HS ở mức Đạt. Có 27,5 % và 10,3 % số HS ở mức Chƣa đạt. Rõ ràng kết quả cao hơn hai lớp đối chứng.

Sở dĩ có kết quả cao hơn nhƣ vậy, theo chúng tôi, có hai điểm mấu chốt, đó là:

- Thứ nhất: Do GV đã áp dụng các biện pháp KT, ĐG đã nêu ra ở chƣơng 2. Cụ thể là, trƣớc khi tiến hành KT, ĐG, GV đã chú trọng cho HS tiến hành toán học hoá tình huống thực tiễn. Cho HS làm các thao tác phân tích đề toán, tích cực cho HS liên hệ giữa các tình huống thực tiễn với kiến thức toán đã học, tăng cƣờng luyện kĩ năng dịch chuyển ngôn ngữ thông thƣờng với ngôn ngữ toán. HS tự kiểm tra, đánh giá về bài làm của mình và kiểm tra, đánh giá chéo nhau để thấy rõ, khắc sâu kiến thức và phát hiện và xử lí các sai lầm mắc phải.

- Thứ hai: Do hệ thống các bài tập ở lớp thực nghiệm đã đƣợc thực tiễn hoá, cho nên bài tập trở nên gần gũi, dễ hiểu và kích thích đƣợc tính tò mò ham hiểu biết, ham khám phá của lứa tuổi tiểu học. Do vậy, HS dễ dàng phân tích, chuyển hoá các yêu cầu thực tiễn thành mô hình toán học đã biết. Từ đó thuận lợi cho việc tóm tắt và nhận diện mô hình bài toán.

3.2.1.2. Về chọn công thức, quy tắc

- Đối với hai lớp đối chứng. Có 82,6 và 86, 2 % số HS ở mức Đúng. Có 17,4 % và 13,8 % số HS ở mức Sai. Việc lựa chọn công thức, quy tắc để giải quyết bài tập ở một số HS còn hạn chế (chiếm 17,4 % và 13,8 % số HS). Điều

này phản ánh đúng thực trạng của việc dạy học thụ động và chữa bài tập theo hình thức “mớm sẵn kiến thức”. Do ít đƣợc làm quen với việc toán học hoá tình huống thực tiễn cho nên số HS này rất khó khăn khi phân tích đề bài tập, gặp hạn chế khi “quy lạ về quen”, dịch chuyển tình huống thực tiễn thành tình huống có vấn đề toán học để làm cơ sở cho việc nhận dạng bài toán và dịch chuyển thành mô hình tình huống thực tiễn thành mô hình toán học. Nhiều em lập kế hoạch “thời gian biểu” rất sơ sài, thiếu chính xác, điều này thể hiện kiến thức về khái niệm thời gian (cụ thể là các phép tính về số đo thời gian) của các HS này chƣa tốt.

- Đối với hai lớp thực nghiệm:

Có 96,8% và 98,8% số HS ở mức Đúng. Có 3,2 % và 1,2 % số HS ở mức Sai. Rõ ràng kết quả cao hơn hai lớp đối chứng. Nguyên nhân là do ở hai lớp thực nghiệm, GV đã tích cực rèn cho HS năng lực toán học hoá các tình huống thực tiễn. Đặc biệt nhiều em đã có kế hoạch cá nhân trong đó sắp xếp, tính toán giờ giấc rất chính xác, rất khoa học và hợp lý, thể hiện kiến thức về khái niệm thời gian là tốt.

3.2.1.3. Về thực hiện phép tính

- Đối với hai lớp đối chứng, có 91,5% và 95,5% số HS ở mức Đúng. Có 8,5% và 4,5% số HS ở mức Sai. Nhƣ vậy, ở hai lớp đối chứng vẫn còn HS thực hiện sai phép tính, điều này cho thấy cần phải có cách khắc phục. Nguyên nhân có nhiều, về phía GV, có thể đã ít cho HS luyện tập các kĩ năng tính toán trên lớp. Đối với HS có thể một số em này đã không đƣợc rèn luyện nhiều hoặc bị hổng kiến thức, yếu về kĩ năng tính toán, dẫn đến việc thực hiện phép tính trong giải bài tập còn hạn chế.

- Đối với hai lớp thực nghiệm, có 98,8% và 98,5% số HS ở mức Đúng. Tuy nhiên vẫn còn 1,2% và 1,5% số HS ở mức Sai. Kết quả này cho thấy khả năng tính toán của HS ở hai lớp thực nghiệm cao hơn hẳn.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 5 thông qua các bài tập tình huống thực tiễn (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)