7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Biện pháp 3 Xây dựng hệ thống bài tập, bài kiểm tra tƣơng tự bà
bài toán trong sách giáo khoa nhƣng thay đổi bộ phận của bài toán
Muốn xây dựng hệ thống bài tập, bài kiểm tra toán có tình huống thực tiễn không có sẵn trong chƣơng trình Toán 5, ta có thể dựa vào các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa nhƣng thay đổi một thành phần của bài toán.
Tuy nhiên, các bài tập khi xây dựng nhƣ trên, GV nên căn cứ vào thang nhận thức của Bloom để đƣa ra các mức độ bài tập.
Mức 1. Bài tập KT, ĐG ở mức độ biết
Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS thông qua sự tái hiện lại sau khi giải các bài tập có nội dung thực tiễn.
- Tác dụng đối với HS: Giúp HS ôn lại những gì đã biết, đã trải qua để làm cơ sở lĩnh hội, tìm tòi kiến thức, thông tin mới có hệ thống.
- Cách thức xây dựng bài tập: Khi hình thành câu hỏi của bài tập, GV có thể sử dụng các từ khóa sau đây: HS cần tái hiện lại kiến thức, kỹ năng gì đã học. Dựa vào các tình huống thực tiễn nào để cài cắm nội dung sƣ phạm. Để giải đƣợc bài tập này, đòi hỏi HS phải có các thao tác toán học hóa nhƣ thế nào ? HS phải vận dụng kiến thức nào để giải. HS phải sử dụng các thao tác tính toán ra sao? HS củng cố, khắc sâu kiến thức nào cần tái hiện sau khi giải đƣợc bài tập?
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung dạy học của môn Toán lớp 5, chúng ta có thể xây dựng (thiết kế) đƣợc hệ thống các bài tập có tình huống thực tiễn theo các hƣớng nhƣ sau: Tƣơng tự bài toán trong sách giáo khoa về văn cảnh, nhƣng thay đổi dữ liệu toán học của bài tập; Tƣơng tự bài toán trong sách giáo khoa về dữ liệu toán học, nhƣng thay đổi văn cảnh; Sáng tác bài tập mới.
2.2.3.1. Xây dựng bài tập tương tự bài toán trong sách giáo khoa về văn cảnh, nhưng thay đổi số liệu toán học của bài tập gốc
Trong KT, ĐG, có nhiều trƣờng hợp do HS chƣa hiểu đƣợc bản chất của kiến thức hoặc kĩ năng cho nên các em có xu hƣớng học thuộc, ghi nhớ máy móc kiến thức hoặc kĩ năng đã học rồi tái hiện, hồi tƣởng lại. Theo Tâm
lý học dạy học, đó là những “tri thức kinh nghiệm” [9]. Để khắc phục điều này, GV có thể thay đổi các dữ kiện của bài toán có sẵn trong SGK, hoặc bài tập nào đó mà các em đã biết cách giải. Khi thay đổi nhƣ vậy, nếu HS vẫn làm đƣợc bài hoặc làm bài tốt thì coi nhƣ GV đã KT, ĐG đƣợc mục tiêu kiến thức cần đạt của HS.
Ví dụ. KT, ĐG mạch kiến thức Số và phép tính
Mục đích của việc KT, ĐG mạch kiến thức này là xem HS có nắm chắc khái niệm phân số, số thập phân, hỗn số, số đo vận tốc, số đo thời gian …và các phép tính với các loại số này hay không?
Về mạch kiến thức số và phép tính, SGK toán Lớp 5 có biên soạn nhiều bài tập có tình huống thực tiễn.
Để KT, ĐG kỹ năng cộng các số thập phân, SGK đã đƣa ra bài tập: (Bài 3 - Tr 50) Nam cân nặng 32,6 kg. Tiến cân nặng hơn Nam 4,8 kg. Hỏi
Tiến nặng bao nhiêu kg?
Muốn giải bài tập này, HS phải làm phép tính cộng hai số thập phân: 32,6 + 4,8 = ?
Để xây dựng bài tập mới, tƣơng tự bài tập của SGK về văn cảnh, nhƣng thay đổi dữ liệu toán học, GV có thể đƣa ra bài tập mới nhƣ sau:
Nam cân nặng 41,33 kg. Tiến cân nặng hơn Nam 5,15 kg. Hỏi Tiến nặng bao nhiêu kg ?
Để giải bài tập này, HS phải làm phép tính cộng hai số thập phân: 41,33 + 5,15.
Nhận xét: Lần này, thông qua bài tập mới, GV có thể KT, ĐG kỹ năng cộng hai số thập phân nhƣng phép tính đã phức tạp hơn. Đồng thời HS có thêm một năng lực mới đó là các em có thể lập ra một bảng số để có thể so sánh khối lƣợng của các bạn trong lớp với nhau để biết số cân nặng của mình, làm cơ sở cho việc HS kiểm soát cân nặng của mình trong giữ gìn sức khỏe.
2.2.3.2. Xây dựng bài tập tương tự bài toán trong sách giáo khoa về văn cảnh, nhưng thay đổi số đối tượng của bài tập gốc
Ví dụ: Ở SGK toán lớp 5 có bài tập: Một thửa ruộng hình tam giác có cạnh đáy là 40m, chiều cao bằng 3/4 cạnh đáy. Trên thửa ruộng người ta trồng rau, trung bình 100 m2 thu hoạch được 500.000 đồng. Tính số tiền rau thu hoạch được trên thửa ruộng đó?
Nhận xét ở bài tập này mới chỉ hỏi một đối tƣợng đó là “số tiền rau thu hoạch đƣợc”. Nhƣng dối tƣợng này có liên hệ với một hoặc nhiều đối tƣợng khác chẳng hạn đến đối tƣợng “tiền” trong trao đổi hàng hóa hoặc nhu cầu sử dụng khác. Vì vậy, khi kiểm tra môn Toán lớp 5, GV có thể ra đề theo cách thêm nhƣ sau: Một thửa ruộng hình tam giác có cạnh đáy là 40m, chiều cao bằng 3/4 cạnh đáy. Trên thửa ruộng người ta trồng rau, trung bình 100 m2 thu hoạch được 500.000 đồng.a. Tính số tiền rau thu hoạch được trên thửa ruộng đó? b. Trong tổng số tiền đó người ta dành 30% để chi cho việc học hành, tính số tiền còn lại của người đó?
2.2.3.3. Xây dựng bài tập tương tự bài toán trong sách giáo khoa về văn cảnh, nhưng thay đổi các quan hệ giữa các đối tượng của bài tập gốc
Để KT, ĐG mạch kiến thức giải toán có lời văn, GV nên xây dựng các bài tập mới theo cách thay đổi các quan hệ giữa các đối tƣợng của bài tập gốc, để sao cho khi HS làm các bài tập này sẽ rèn đƣợc kĩ năng giải toán đã học. Tuy nhiên cần áp dụng cho thích hợp với mỗi đối tƣợng HS. Tùy theo lực học: Trung bình, yếu hoặc khá giỏi để áp dụng cho hợp lí, đảm bảo nguyên tắc vừa sức trong dạy học.
Ví dụ: SGK Toán 5, Bài 2 trang 170 có bài toán gốc:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Chiều dài hơn chiều rộng 10 m. Tính diện tích mảnh đất đó?
Nhận xét, ở bài tập này đối tƣợng “chiều dài” và “chiều rộng” có quan hệ dài hơn hoặc ngắn hơn. Ví vậy, GV có thể chuyển đổi “Chiều dài hơn
chiều rộng” thành “Chiều dài gấp đôi chiều rộng” để xây dựng bài tập mới nhƣ sau:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích mảnh đất đó?
2.2.3.4. Xây dựng bài tập tương tự bài toán trong sách giáo khoa về dữ liệu toán học, nhưng thay đổi văn cảnh của bài tập
Để KT, ĐG xem HS có học thuộc, nhớ máy móc bài làm hay không, GV có thể xây dựng bài tập tƣơng tự bài toán trong sách giáo khoa về dữ liệu toán học, nhƣng thay đổi văn cảnh của bài tập.
Ví dụ. KT, ĐG mạch kiến thức Về đo lường
Mục đích của việc KT, ĐG về đo lƣờng là xem HS có nắm vững khái niệm số đo vận tốc, thời gian, km, mét, dm, cm và các phép tính với các số đo này nhƣ thế nào?
Khi KT, ĐG kiến thức về số đo và phép tính về số đo, SGK có Bài tập 2, Trang 132: Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô dến Viện Bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút. Hỏi Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian?
Từ mục tiêu của bài tập là HS phải hình thành phép cộng: 1giờ 35 phút + 2 giờ 20 phút = 3 giờ 55 phút.
GV có thể xây dựng bài tập mới tƣơng tự bài toán trong sách giáo khoa về dữ liệu toán học, nhƣng thay đổi văn cảnh của bài tập nhƣ sau:
Một máy bơm bơm nước vào bể trong buổi sáng hết 1 giờ 35 phút rồi tắt, buổi chiều tiếp tục bơm 2 giờ 20 phút thì đầy bể. Hỏi để đầy bể, máy bơm đó bơm trong thời gian bao lâu?
Nhận xét: Muốn làm bài tập này, HS phải đƣa ra mô hình phép cộng về số đo thời gian nhƣ trên. Tuy nhiên HS vừa rèn kỹ năng làm phép tính cộng về số đo thời gian, củng cố kiến thức về khái niệm thời gian, nhƣng đồng thời HS có thêm kinh nghiệm là: khái niệm số đo thời gian đƣợc sử dụng rất nhiều
lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày. Với bài tập này, HS có thể tự đặt cho mình một bài tập tƣơng tự rồi giải.
2.2.3.5. Xây dựng bài tập tương tự bài tập trong sách giáo khoa nhưng thiết kế thành bài tập ngược với bài tập gốc
Từ bài tập gốc, GV có thể xây dựng thành một bài tập ngƣợc với bài tập gốc nhƣ sau:
- Bài toán gốc: Tìm giá trị phân số của một số cho trƣớc : Cho b; cho n m . Tìm aa = b. n m .
- Bài toán ngƣợc: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó: Cho a; Cho n m . Tìm bb = a : n m Ví dụ:
- Bài toán gốc: (Bài 4, Trang 45, SGK Toán 5) Tìm ¾ của 36 ?
Giải: 36: 4 × 3 =27.
- Bài toán ngƣợc: Biết ¾ của một số là 27. Tìm số đó ? Giải: 27 : ¾ = 36.