7. Cấu trúc của luận văn
1.1.4. Các tình huống sƣ phạm gặp phải trong khi tổ chức cho học sinh
làm bài tập, kiểm tra
Trong dạy học nói chung và trong KT,ĐG đối với HS tiểu học nói riêng, GV thƣờng gặp phải các tình huống sƣ phạm. Chẳng hạn khi cho HS làm bài tập, HS đƣa ra cách giải khác nhau, thậm chí khác với đáp án của GV.
Ví dụ: Tình huống khi hƣớng dẫn HS giải bài tập Toán lớp 5
Cuối năm 2012, dân số trung bình nước ta là 89.000.000 người. Hỏi cuối năm 2014 dân số nước ta là bao nhiêu nếu tốc độ tăng dân số là 2% ?
Một HS giải nhƣ sau:
Từ năm 2012 đến năm 2014 là 2 năm.
Trong 2 năm dân số nước ta tăng số phần trăm là: 2 x 2 = 4 (%) Trong 2 năm đó dân số nước ta tăng được số dân là:
89.000.000:100x 4 = 35.600.000 (Người) Cuối năm 2014, dân số nước ta là:
89.000.000 + 35.600.000= 124.600.000 (Người)
Bước 1: Phát hiện vấn đề và nhận biết tình huống
Dựa trên cấu trúc của tình huống sƣ phạm, GV cần xem xét kỹ cái đã cho; Liên hệ với vốn tri thức (Về toán cơ bản và về phƣơng pháp dạy học), để xác định rõ tình huống đã cho thuộc dạng nào; Chỉ rõ hoặc gọi tên những vấn đề nảy sinh trong tình huống đó. Nói cách khác, GV cần nắm rõ HS đã làm đúng hay chƣa, nếu đúng thì đã tối ƣu chƣa, nếu sai thì có sai theo cách thƣờng gặp không…?
Bước 2: Xử lí tình huống
Trên cơ sở bƣớc 1 đã xác định đƣợc vấn đề cần xử lí và dạng của tình huống, cần suy nghĩ về tình huống xem có liên quan đến nguồn tri thức nào. Từ đó đề xuất một hoặc vài phƣơng án giải quyết trong điều kiện cụ thể đã nêu ở tình huống, chọn một phƣơng án tối ƣu để trình bày.