7. Cấu trúc của luận văn
1.1.6. Mục đích, chức năng, nguyên tắc, yêu cầu, phƣơng pháp, hình
thức, quy trình trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
1.1.6.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá
Mục tiêu dạy học là các kết quả học tập mà nhà trƣờng trông mong ngƣời học đạt đƣợc sau khi học tập. Xét theo mức độ của kết quả học tập mà ngƣời học đạt đến, mục tiêu dạy học đƣợc chia thành hai loại: mục tiêu thành thạo và mục tiêu phát triển (Theo Gronlund, 1985 & Dƣơng Thiệu Tống, 1998).
- Mục tiêu thành thạo: Mục tiêu thành thạo là kết quả học tập ở trình độ tối thiểu mà mọi HS cần đạt một cách đồng loạt từ một khoá học hay một môn học, là những kết quả học tập mà HS nhất thiết phải đạt nếu nhƣ họ muốn có thể học đƣợc ở cấp lớp kế tiếp. Các mục tiêu này thƣờng bao gồm những kiến thức đơn giản mà HS phải nắm vững vào cuối một giai đoạn học tập.
Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển là kết quả học tập phức tạp hơn các mục tiêu thành thạo, chẳng hạn nhƣ khả năng hiểu, ứng dụng, tƣ duy phê phán, giải quyết vấn đề v.v... Khi đã đạt đƣợc các kết quả học tập phát triển, ngƣời học có thể vận dụng chúng sang những tình huống học tập mới, phức tạp và đa dạng theo hƣớng tăng tiến liên tục về trình độ. Vì vậy, mục tiêu phát triển còn đƣợc gọi là mục tiêu chuyển di và ngƣời học khó có thể đạt đƣợc một cách đầy đủ vào một thời điểm cụ thể.
Trong thực tiễn dạy học, mục tiêu dạy học đƣợc xem là một tổ hợp gồm ba loại kết quả học tập: kiến thức, kĩ năng và thái độ, chúng có mối quan hệ tƣơng tác với nhau (Vũ Văn Tảo, 1995).
Trong dạy học GV phải KT, ĐG kết quả học tập vì những ý do sau đây: Kết quả học tập là cơ sở thiết kế các hoạt động dạy học và nội dung đánh giá kết quả học tập; Xác lập các kết quả học tập một cách rõ ràng và cụ thể sao cho có thể quan sát và đo lƣờng đƣợc là cơ sở bảo đảm cho việc chọn lựa và xây dựng công cụ, kĩ thuật đánh giá thích hợp; Xem xét sự tƣơng thích giữa
kết quả học tập cần đánh giá với kĩ thuật đánh giá là cơ sở bảo đảm hiệu quả và giá trị của kết quả kiểm tra đánh giá.
Giữa mục tiêu dạy học, các kết quả học tập cụ thể cần đánh giá với các kĩ thuật đánh giá có quan hệ tƣơng tác với nhau. Do đó, sau khi thiết lập công cụ đánh giá, GV cần xem lại nhiều lần các công cụ này để: Điều chỉnh, sửa chữa sai sót về nội dung, về cách diễn đạt, tránh những cách diễn đạt tối nghĩa hay vƣợt xa yêu cầu định kiểm tra. Đặc biệt, xem xét mối liên hệ giữa mỗi câu trắc nghiệm với một kết quả học tập chuyên biệt đã định. Thông tƣ số: 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Đánh giá HS tiểu học là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tƣ vấn, hƣớng dẫn, động viên HS; nhận xét định tính hoặc định lƣợng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS tiểu học. Nhƣ vậy, Thông tƣ này nói đánh giá là đã bao gồm cả kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS.
Theo Thông tƣ, mục đích của kiểm tra, đánh giá là:
1) Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chƣa thể tự vƣợt qua của HS để hƣớng dẫn, giúp đỡ; đƣa ra nhận định đúng những ƣu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2) Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
1.1.6.2. Chức năng
Tuy có những cách gọi, cách diễn đạt khác nhau, nhƣng các nhà giáo dục đều cho rằng KT, ĐG có các chức năng cơ bản nhƣ sau: Theo Trần Bá
Hoành (Đánh giá trong giáo dục 1995 trang 910), kiểm tra, đánh giá có các chức năng: Chức năng sƣ phạm: Làm sáng tỏ thực trạng, định hƣớng điều chỉnh hoạt động dạy và học; Chức năng xã hội: Công khai hoá kết quả học tập của mỗi HS trong tập thể lớp, trƣờng, báo cáo kết quả học tập, giảng dạy trƣớc phụ huynh và các cấp quản lý giáo dục; Chức năng khoa học: Nhận định chính xác về một mặt nào đó thực trạng dạy và học, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến cải tiến nào đó trong dạy học [8].
a) Chức năng quản lí
Chức năng quản lí của đánh giá đƣợc thể hiện qua hai phƣơng diện: Xếp loại hoặc tuyển chọn ngƣời học; Duy trì và phát triển chuẩn chất lƣợng (Chức năng khoa học). Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học (Chức năng sƣ phạm). Đối với GV và nhà trƣờng, đánh giá nhằm kiểm soát các hoạt động ngay trong quá trình dạy và học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lƣợng dạy học. Đối với HS, thông tin kiểm tra đánh giá nhận đƣợc (điểm số, nhận xét) từ GV và tự đánh giá của bản thân giúp ngƣời học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình (Chức năng sƣ phạm).
b) Chức năng giáo dục và phát triển người học
Quá trình đánh giá kết quả học tập đƣợc thực hiện một cách hiệu quả sẽ có tác dụng phát triển động cơ học tập (lòng mong muốn học tập cho sự phát triển của bản thân) cho HS. Do đó, kiểm tra, đánh giá góp phần phát triển toàn diện ngƣời học. Ngoài các kĩ năng học tập, đánh giá cũng góp phần phát triển cho ngƣời học những kĩ năng và phẩm chất xã hội nhƣ: kĩ năng giao tiếp, làm việc hợp tác, ý thức cộng đồng, lòng tự trọng...Đây là những nhân tố quan trọng đối với con ngƣời trong xã hội hiện nay, giúp cho HS biết cách sống, cách làm việc với những ngƣời xung quanh (Chức năng xã hội).Tuỳ mục đích đánh giá mà một hoặc một vài chức năng nào đó sẽ đƣợc đặt lên hàng đầu.
1.1.6.3. Nguyên tắc và yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
a) Nguyên tắc: Trong giáo dục, một số nguyên tắc cần đảm bảo trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bao gồm: Nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện. Nguyên tắc đảm bảo tính công khai. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển.
+ Khách quan: Phải bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời đánh giá, tránh tình cảm cá nhân, thiên vị; Phải bảo đảm tính trung thực của ngƣời đƣợc đánh giá, chống quay cóp, gian lận trong khi kiểm tra; Phải đánh giá sát với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học, tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ.
+ Toàn diện: Một bài kiểm tra, một đợt đánh giá có thể nhằm vào một vài mục đích trọng tâm nào đó, nhƣng toàn bộ hệ thống đánh giá phải đạt yêu cầu toàn diện, không chỉ về mặt kiến thức mà cả về kĩ năng, thái độ, tƣ duy.
+ Hệ thống: Việc đánh giá phải đƣợc tiến hành theo kế hoạch, có hệ thống đánh giá thƣờng xuyên, đánh giá sau khi học từng nội dung, đánh giá định kì, tổng kết cuối năm học, khoá học.
+ Công khai: Đánh giá phải đƣợc tiến hành công khai, kết quả phải đƣợc công bố kịp thời để mỗi HS có thể tự đánh giá, xếp hạng trong tập thể, để tập thể HS hiểu biết lẫn nhau, học tập giúp đỡ lẫn nhau.
b) Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá: Những yêu cầu sƣ phạm trong việc đánh giá HS: Hoạt động kiểm tra phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và thông tin làm căn cứ cho đánh giá phải đa dạng, cụ thể và khách quan. Đánh giá HS ở tiểu học cần nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục toàn diện. Muốn cho việc đánh giá có thể góp phần phát triển toàn diện cho ngƣời học, những điều dƣới đây cần đƣợc thực hiện một cách hệ thống và nhất quán: Đánh giá phải xác định đƣợc khối lƣợng học tập hợp lí cho HS để không đẩy các em vào thế học thuộc lòng, hay học đối phó, học chỉ để có điểm, chỉ để biết chứ không để hiếu và áp dụng. Kết quả học tập cần đƣợc đánh giá một cách hiệu quả, đáng tin cậy để có tác dụng hƣớng dẫn và khuyến khích các phƣơng pháp học tập tích cực, ủng hộ các thói quen học tập có giá
trị. Phƣơng pháp, công cụ kiểm tra cần đa dạng (trắc nghiệm, tự luận, học nhóm, trò chơi, bài tập giải quyết vấn đề...) để kích thích ngƣời học tự bổ sung, phát triển những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.
- Theo Thông tƣ số: 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
1) Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vƣợt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. 2) Đánh giá toàn diện HS thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học. 3) Kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất. 4) Đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS.5) Trong đánh giá, cần phải chuyển sự đánh giá của GV thành quá trình tự đánh giá của HS về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. Cả thầy và trò cần đánh giá kết quả đạt đƣợc trong hoạt động của mình theo hệ mục tiêu đã đề ra.
1.1.6.4. Cơ sở của kiểm ra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cần dựa vào mục tiêu môn học, mục đích học tập và mối quan hệ giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập.
Mục tiêu của môn học là những gì HS cần phải đạt đƣợc sau khi học xong môn học, nó bao gồm các thành tố:
- Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phƣơng pháp nhận thức; - Hệ thông kỹ năng kỹ xảo;
- Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế;
- Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội.
Mục đích học tập là những gì HS cần có đƣợc sau khi đã học xong một đơn vị kiến thức, một quy tắc nào đó. Mục đích học tập có thể bao gồm các phần sau đây:
- Lĩnh hội tri thức của nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức về tự nhiên và xã hội;
- Trang bị kiến thức để đáp ứng nhu cầu về thi tuyển, nghề nghiệp và nhu cầu cuộc sống;
- Thu thập những kinh nghiệm sáng tạo để có thể độc lập nghiên cứu và hoạt động sau này.
Giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mục tiêu của môn học và mục đích học tập đƣợc xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt đƣợc yêu cầu đề ra của công việc đánh giá kết quả học tập của HS. Mục tiêu của môn học và mục đích học tập là cơ sở cho việc xác định nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp và quy trình dạy học và học tập. Đồng thời nó cung là cơ sở để chọn phƣơng pháp và quy trình đánh giá kết quả học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập dựa trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận đƣợc thông tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình giáo dục.
1.1.6.5. Quy trình của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn vì nó mang tính tổng hợp nhiều yếu tố. Vì vậy để đánh giá chính xác một HS, một lớp, hay một khóa học, điều đầu tiên, GV phải làm là xây dựng quy trình, lựa chọn một phƣơng pháp cũng nhƣ thu thập các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, nói chung gồm các bƣớc:
Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá
- Mục đích dạy học: Căn cứ vào mục tiêu dạy học và mục đích học tập
để xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá; Lƣợng hóa các mục tiêu dạy học để đặt ra các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ... nhằm xác định nội dung và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá; Xác định kiến thức kỹ năng xuất phát
điểm của HS để dự đoán việc lĩnh hội các tri thứ mới. Bƣớc này nhằm điều chỉnh việc dạy của GV, diễn ra trong suốt quá trình dạy học.
Khi đặt ra mục tiêu KT, ĐG, GV cần đề ra những dấu hiệu chứng tỏ HS đạt đƣợc yêu cầu của mình. Phải biết chốt lại kết quả tối thiểu cần đạt đƣợc và nếu vƣợt qua đƣợc thì coi nhƣ đạt yêu cầu.
- Mục đích giáo dục: Nếu đánh giá đúng thì nó trở thành phƣơng tiện cho
HS củng cố niềm tin vào năng lực của mình, nhằm động viên HS tích cực học tập. Nếu đánh giá sai lệch sẽ tạo ra tiêu cực, cản trở sự lĩnh hội của HS.
Bước 2. Xác định hệ thống tiêu chuẩn cơ bản để kiểm tra, đánh giá
GV phải đặt ra các đơn vị tri thức làm thành hệ thống tiêu chí KT, ĐG theo các mức độ tăng dần từ thấp đến cao. Dựa vào thang năng lực nhận thức Bloom: Biết => Hiểu => Ứng dụng => Phân tích => Tổng hợp => Đánh giá, GV có thể xây dựng các mức nhƣ sau:
- Hiểu, nhớ bài (Bằng lời, bằng viết, bằng việc thực hành…). - Áp dụng đƣợc bài làm trong tình huống khác đã biến đổi. - Bài làm có tính sáng tạo.
- Hình thức trình bày, sáng sủa, rõ ràng, lôgic.
Bước 3. Xác định hình thức kiểm tra, đánh giá
- Lựa chọn phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ sở các đặc điểm của đối tƣợng đƣợc đo.
- Soạn thảo công cụ: Thu thập số liệu; Tổ chức, sắp xếp và phân loại số liệu; Phân tích số liệu; Rút ra các kết luận cần thiết. Viết câu hỏi, đặt bài toán dựa trên mục tiêu đề ra và nội dung cần đánh giá; Sắp xếp câu hỏi, bài toán tù dễ đến khó, chú ý đến tính tƣơng đƣơng của các đề (nếu có nhiều đề) và duyệt lại đáp án;
Bước 4. Xác định thước đo để kiểm tra, đánh giá
- Xác định đƣợc biểu điểm trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn KT, ĐG - Xác định các mức độ làm bài để nhận xét.
Bước 5. Tiến hành kiểm tra, đánh giá hặc tự kiểm tra, đánh giá và ra quyết định
- Cho HS làm bài theo từng hình thức sử dụng nhƣ: Kiểm tra miệng, phiếu học tập, kiểm tra học kỳ…
- Tiến hành đo lƣờng;
- Phân tích kết quả, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của bài tập; - Nhận xét bài làm của HS khi làm bài tập hoặc kiểm tra
- Cho điểm đối với bài kiểm tra học kỳ (Đối với lớp 5). - Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện công cụ KT, ĐG. Sơ đồ quy trình đánh giá:
Trong đó:
M: Mục đích kiểm tra, đánh giá; TC: Tiêu chuẩn KT, ĐG; HT: Hình