Nhóm giải pháp đối với các công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại nhật bản (Trang 77)

1. Nâng cao nhận thức về vấn đề cổ phần hoá và pháp luật về công ty cổ phần

Để có thể hoạt động tốt được thì vấn đề bắt buộc đặt ra với các công ty cổ phần là phải nâng cao sự hiểu biết của chính mình về vấn đề cổ phần hoá và pháp luật về công ty cổ phần. Mỗi một công ty nên có sự tìm hiểu và nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của loại hình công ty mà mình đang hoạt động, tìm hiểu về các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả khác ở trong nước cũng như ở nước ngoài để rút ra những bài học và kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Ngoài ra, là một chủ thể của pháp luật, hoạt động dưới sự điều tiết của các văn bản luật thì việc nắm bắt những quy định của pháp luật là điều không thể thiếu với các công ty cổ phần. Để tăng cường chức năng này các công ty cổ phần nên có riêng một bộ phận tìm hiểu và tư vấn

Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 77

pháp luật, hay hợp đồng với các luật sư, các nhà tư vấn luật có trình độ chuyên môn trong việc giúp công ty hiểu và thực thi đúng pháp luật.

2. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động

Như ở trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 là việc nước ta ngày một hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, đăc biệt trong thời điểm Việt Nam sắp trở thành thành viên chính thức của WTO, thì yêu cầu của luật doanh nghiệp mới này là phải tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Như vậy, theo như những quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì những ưu tiên dành cho các công ty ở Việt Nam, trong đó có công ty cổ phần sẽ giảm đi đáng kể. chính vì lý do phân tích ở trên nên việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Một mặt điều này làm cho các công ty cổ phần có thể thực thi đúng quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, mặt khác cũng giúp các công ty cổ phần nâng cao năng lực tự chủ và cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các DNNN được cổ phần hóa nên họ luôn được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định về thuế, tài chính , tín dụng...Do vậy nếu không đổi mới thì các doanh nghiệp này sẽ khó có thể trụ vững trên thị trường canh tranh mạnh mẽ với các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài khi không còn được ưu tiên nữa. Để đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của công ty cổ phần làm cho các công ty này hoạt động hiệu qủa hơn thì cần phải có sự liên kết, phân công hợp lý các tầng nấc trong nội bộ công ty, đặc biệt là trong bộ máy quản lý-đầu tầu của điều khiển các hoạt động của công ty cổ phần. Đây có thể coi là một biện pháp quan trọng hàng đầu để công ty cổ phần của Việt Nam đã phát triển và sẽ phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại nhật bản (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)