Khác biệt về quy chế phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại nhật bản (Trang 63)

III. Một số khác biệt khác

2. Khác biệt về quy chế phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần

Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002, để bảo toàn vốn cho công ty cổ phần, công ty phải phát hành ít nhất là 1/4 số cổ phiếu trong số cổ phiếu được phép phát hành ghi trong bản Điều lệ công ty. Số vốn không được thấp hơn 10 triệu Yên (Điều 168 khoản 4). Việc yêu cầu một số vốn tối thiểu này được đưa ra nhằm bảo vệ các chủ nợ của công ty, bởi vì trách nhiệm của cổ đông trong một công ty cổ phần chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn mà họ góp vào công ty (Điều 200). Công ty có thể phát hành cổ phiếu có ghi giá trị hoặc không ghi giá trị, hoặc phát hành cả hai loại. Nhưng nói chung vốn của công ty phải cân bằng với tổng số giá trị phát hành của tất cả các cổ phiếu đã phát hành dù có ghi giá trị hay không (Điều 284 khoản 2). Số tiền không vượt

Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 63

quá 1/2 của trị giá phát hành sẽ không được tính vào số vốn đã khai. Quy định là đối với những cổ phiếu có giá trị thì giá trị sẽ được tính vào số vốn, và đối với những cổ phiếu không ghi giá trị được phát hành vào thời điểm thành lập công ty có ít nhất là 50 000 Yên cho mỗi giá phát hành cũng sẽ được tính vào số vốn. Khi số vốn ít hơn số tiền được tính toán bằng cách nhân số tiền của một cổ phiếu có ghi giá trị với tổng số cổ phiếu đã phát hành thì những cổ phiếu không ghi giá trị không thể chuyển đổi thành những cổ phiếu có ghi giá trị. Và giá trị danh nghĩa một cổ phiếu nhân với toàn bộ số cổ phiếu có ghi giá trị có được sau khi chia nhỏ cổ phiếu không được vượt quá tổng số vốn (Điều 218 khoản 2).

Cổ phiếu có ghi giá trị phải được ghi rõ trong bản Điều lệ thành lập công ty. Giá phát hành của một cổ phiếu có ghi giá trị không được thấp hơn 50 000 Yên và giá trị được quy định là chung cho tất cả các cổ phiếu có ghi giá trị. Giá phát hành của một cổ phiếu không ghi giá trị không được thấp hơn 50 000 Yên một cổ phiếu. Tuy nhiên, không giống như cổ phiếu có ghi giá trị, cổ phiếu không ghi giá trị có thể được phát hành tại một giá công bằng sau khi thành lập. Tuy vậy, việc phát hành cổ phiếu không ghi giá trị là rất hiếm ở Nhật Bản. Công ty có thể, bằng quyết định của Ban giám đốc, chuyển đổi cổ phiếu có ghi giá trị đã phát hành sang cổ phiếu không ghi giá trị hoặc ngược lại. Việc chuyển đổi này được phép dù cho công ty chỉ phát hành một loại cổ phiếu có ghi giá trị hoặc không ghi giá trị.

Về việc chuyển nhượng cổ phiếu cũng được Bộ luật Thương mại Nhật Bản đề cập đến. Nói chung một cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phiếu một cách tự do (Điều 204). Một cổ phiếu của công ty có thể được chuyển nhượng thông thường bằng cách chuyển nhượng giấy chứng nhận cổ phiếu (Điều 205 khoản 1). Một người có giấy chứng nhận cổ phiếu được coi là người giữ cổ phiếu một cách hợp pháp (Điều 205 khoản 2). Công ty không có trách nhiệm chuyển tên cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo một yêu cầu của người

Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 64

cầm cổ phiếu đệ trình giấy chứng nhận cổ phiếu một cách bất hợp pháp nếu công ty làm điều đó bằng sự thiện ý và không hề có một sự cẩu thả lơ đễnh nào.

Việc chuyển nhượng cổ phiếu, trước khi thành lập công ty hoặc trước khi việc phát hành cổ phiếu mới có hiệu lực, không có hiệu lực đối với công ty (Điều 190) mặc dù nó có hiệu lực giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng. Công ty sẽ phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu không chậm trễ ngay sau khi nó đi vào hoạt động hoặc sau ngày thanh toán những cổ phiếu mới (Điều 226 khoản 1,2). Việc chuyển nhượng cổ phiếu trước khi giấy chứng nhận cổ phiếu được phát hành nói chung là không có hiệu lực với công ty (Điều 204 khoản 2). Tuy nhiên, việc chuyển nhượng như thế này sẽ có hiệu lực nếu như công ty chậm trễ phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu mà không có lý do chính đáng. Một công ty có thể quy định trong bản Điều lệ thành lập rằng một cổ phiếu, khi muốn chuyển nhượng, phải có sự chấp thuận của Ban giám đốc (Điều 204 khoản 1). Tuy nhiên, ở Nhật Bản các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán không thể hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu bởi vì một tiêu chuẩn để được niêm yết tại sở giao dịch đã cấm việc hạn chế chuyển nhượng này. Việc chuyển nhượng cổ phiếu mà không có sự chấp thuận của Ban giám đốc khi trong Điều lệ công ty đã quy định một điều như thế sẽ không có hiệu lực đối với công ty, nhưng vẫn có hiệu lực giữa hai bên thực hiện việc chuyển nhượng. Trong trường hợp cần có sự đồng ý của Ban giám đốc để chuyển nhượng cổ phiếu, thì người đang giữ cổ phiếu có thể yêu cầu bằng một văn bản công ty chỉ định một người để mua số cổ phiếu đó trong trường hợp công ty không tán thành việc chuyển nhượng này (Điều 204).

Luật Thương mại Nhật Bản cũng cho phép công ty có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau về nội dung như việc chia lời, lợi ích, hoặc tài sản dư thừa hoặc rút cổ phiếu bằng tiền lời. Để phát hành các loại cổ phiếu

Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 65

như thế công ty cần quy định nội dung và số lượng của mỗi loại cổ phiếu trong Điều lệ thành lập công ty. Ngoài cổ phiếu thường ra còn có các loại cổ phiếu khác như sau: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi dự phần, cổ phiếu chuyển đổi...Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu được ưu tiên hơn các loại cổ phiếu khác trong việc trả cổ tức, hoặc trong việc phân chia tài sản trong trường hợp giải thể. Cổ phiếu ưu đãi có vẻ hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi việc ưu tiên chia lãi cổ tức và nó hấp dẫn cả đối với công ty bởi vì nó cho phép công ty tăng vốn mà vẫn giữ được quyền lực quản lý của mình. Trong cổ phiếu ưu đãi lại có các loại: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ và cổ phiếu ưu đãi dự phần.

 Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ là cổ phiếu mà trong đó quy định cổ tức năm trước không trả được có thể trả vào năm sau.

 Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ là loại cổ phiếu mà công ty có lãi đến đâu thì trả đến đó, phần nợ cổ tức không được tích luỹ vào năm sau.

 Cổ phiếu ưu đãi dự phần là loại cổ phiếu mà công ty cam kết ngoài số cổ tức được trả hàng năm nếu công ty có lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông của loại cổ phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi chưa chia này.

Cổ phiếu chuyển đổi là loại cổ phiếu mà có thể được chuyển sang loại khác theo như quy định trong Điều lệ công ty nếu công ty phát hành các loại cổ phiếu khác nhau. Cổ phiếu chuyển đổi không được thịnh hành lắm tại Nhật Bản mặc dù trái phiếu chuyển đổi lại rất thịnh hành.

Một cổ đông làm mất giấy chứng nhận cổ phiếu có thể yêu cầu công ty cấp lại giấy chứng nhận cổ phiếu chỉ sau khi anh ta đã có được tuyên bố của toà án về việc vô hiệu giấy chứng nhận cổ phiếu bị mất hoặc bị mất cắp đó (Điều 230 khoản 1,2). Bộ luật Thương mại Nhật Bản cũng cho phép việc không phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu để đề phòng trường hợp mất giấy chứng nhận cổ phiếu.

Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 66

Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 đưa ra định nghĩa về cổ phiếu mhư sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên và phải có 9 nội dung cơ bản. Nếu có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền lợi và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông vẫn có quyền được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó (Điều 85).

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp việt nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại nhật bản (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)