II. Khác biệt về cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty cổ phần 42 40 Khác biệt về cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty cổ phần
3. Khác biệt về các quy định liên quan đến Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của Nhật Bản chỉ áp dụng trong trường hợp các công ty lớn. Theo điều 18, và 18-2 của Luật kiểm toán đặc biệt của Nhật Bản, một công ty lớn (có tổng số vốn lớn hơn 500 triệu Yên hoặc tổng số toàn bộ trách nhiệm trên 20 tỷ Yên) cần có 3 Kiểm soát viên và những người này hợp thành Ban kiểm soát. Các công ty vừa (có tổng số vốn nằm trong khoảng từ 100 triệu đến 500 triệu Yên) và công ty nhỏ (có tổng số vốn từ 100 triệu Yên trở xuống) thì không cần phải có Ban kiểm soát.
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, thì khi công ty cổ phần có từ 11 thành viên trở lên thì phải có Ban kiểm soát. Ban kiểm soát phải có từ 3-5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thừơng trú ở Việt Nam và ít nhất phải có một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Ban kiểm soát có trưởng ban do các thành viên của ban bầu ra một người trong số họ.
3.1. Kiểm soát viên của công ty cổ phần
Trong các công ty của Nhật Bản, các Kiểm soát viên được chỉ định tại Đại hội cổ đông. Để chỉ định Kiểm soát viên, số lượng cổ phiếu mà các cổ đông có mặt tại cuộc họp sở hữu dù được điều chỉnh bởi Điều lệ công ty cũng phải không ít hơn 1/3 tổng số cổ phiếu đã phát hành (Điều 256 khoản 2). Không giống như việc chỉ định các Giám đốc, bỏ phiếu tích luỹ không được phép tiến hành khi chỉ định các Kiểm soát viên. Các Kiểm soát viên có thể không phải là các cổ đông. Các tiêu chuẩn khác của Kiểm soát viên cũng giống như đối với các Giám đốc. Thêm vào đó, một Kiểm soát viên không thể đồng thời làm Giám đốc, nhà quản lý, hoặc bất cứ nhân viên nào của công ty hoặc công ty con của nó trong vòng 5 năm trước khi làm nhiệm vụ (Điều 276).
Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 61
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 , Kiểm soát viên cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra (Điều96). Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát như sau: từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Điều 13 của luật này mà đã được nói đến ở trên; không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, cha nuôi, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty và không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.
3.2. Nhiệm vụ của các Kiểm soát viên
Nhiệm vụ của các Kiểm soát viên theo pháp luật của Nhật Bản quy định còn bao gồm cả việc bảo vệ các cổ đông và đầu năm 1974 Bộ luật Thương mại được sửa đổi để tăng cường trách nhiệm của họ. Nhiệm vụ của các kiểm soát viên cũng tương đối giống như trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 nhưng được mở rộng hơn như một kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến liên quan đến việc chỉ định hoặc thải hồi một kiểm toán tại Đại hội cổ đông (Điều 275 khoản 3). Kiểm soát viên có thể yêu cầu toà án, thay mặt công ty, đưa ra một phán quyết để bắt người giám đốc chấm dứt hành vi vi phạm luật, các đạo luật, hoặc bản Điều lệ của công ty và điều này gây ra một tổn thất thật sự cho công ty (Điều 275 khoản 2). Kiểm soát viên còn có thể đề xuất các hành động để hủy bỏ các quyết định tại Đại hội cổ đông (Điều 247 khoản 1) và huỷ bỏ việc hợp nhất (Điều 415). Cũng vậy, Kiểm soát viên có thể kiến nghị việc bắt đầu tổ chức lại công ty (Điều 381 khoản 1) và về việc ra lệnh điều tra (Điều 452 khoản 1). Trong các trường hợp mà công ty tiến hành một hành động chống lại một Giám đốc hoặc khi một Giám đốc tiến hành một hành động chống lại công ty thì Kiểm toán viên sẽ đại diện cho công ty (Điều275 khoản 4). Kiểm soát viên có trách nhiệm với công ty và trách nhiệm đối với người thứ ba. Một kiểm soát viên phải thực thi trách nhiệm của mình
Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 62
với một sự quản lý tốt cẩn thận. Nếu Kiểm soát viên sao lãng trách nhiệm, Kiểm soát viên này phải chịu trách nhiệm chung và riêng đối với những tổn thất đã gây ra cho công ty (Điều 277) và bên thứ ba. Trách nhiệm của Kiểm soát viên không thể được giải phóng nếu không có sự đồng ý của tất cả các cổ đông .
Kiểm soát viên theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 gồm 9 quyền và nhiệm vụ cơ bản được quy định chi tiết tại Điều 123.