- Lãi suất cho
b) Nguyên nhân chủ quan
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ, đóng vai trò là Ngân hàng Trung Ương, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng, đảm bảo tính ổn định thống nhất của hệ thống tiền tệ ngân hàng quốc gia, tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đây là cơ quan quản lý trực tiếp đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung và Techcombank nói riêng. Vì vậy, định hướng của Ngân hàng Nhà nước có vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của Techcombank. Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển, Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện các hoạt động sau:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp luật đối với cho vay tiêu dùng và hoạch định về chiến lược chung về cho
vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cần
ban hành các văn bản hướng dẫn một cách cụ thể về định hướng CVTD như quy định về các loại hình sản phẩm, về dịch vụ cho vay tiêu dùng, lãi suất,… đồng thời, cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại. Ngoài ra, quy định về các lĩnh vực khác như quy định về trần, sàn lãi suất, về hoạt động huy động vốn, về dự phòng rủi ro… cũng ảnh hưởng rất lớn đối với cho vay tiêu dùng, cho nên NHNN nên có những quy định thống nhất để tạo điều kiện hỗ trợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng và giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ của mình.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp cùng các Ngân hàng Thương mại xây dựng và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng.
Hệ thống này sẽ cho phép các ngân hàng có khả năng truy cập thông tin thống kê, phân tích, cảnh báo về kinh tế, xã hội có liên quan lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Điều này sẽ giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng do tình trạng thông tin không hoàn hảo, giúp ngân hàng đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt, NHNN cần củng cố hơn hệ thống CIC, để làm được điều này NHNN cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác để các NHTM khai thác, làm cơ sở để đánh giá khách hàng vay, đồng thời, phối hợp với các cơ quan thuế hoàn thiện hệ thống này nhằm bổ sung thêm nhiều thông tin khách hàng cá nhân.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt và đúng đắn để ứng phó với tình hình kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay. Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam và thế giới
cho môi trường kinh tế ổn định, tạo điều kiện cho CVTD của các NHTM phát triển.
Cuối cùng, nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động ngân hàng. Nếu NHNN có tính độc lập cao thì các chính sách của
ngân hàng sẽ được thực hiện hiệu quả hơn. Cùng với sự cải cách của Ngân hàng Nhà nước, cần nâng cao tính độc lập tự chủ trong kinh doanh của NHTM, giảm sự can thiệp không cần thiết của NHNN tới hoạt động cho vay của các NHTM.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sự cạnh tranh trở nên gay gắt, các ngân hàng muốn phát triển được thì ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của mình. Với hướng phát triển theo ngân hàng bán lẻ, hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ trở thành một xu thế phát triển tất yếu của Techcombank cũng như các NHTM. Việc phát triển cho vay tiêu dùng ở các NHTM không chỉ giúp ngân hàng tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và tăng tính cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng.
Với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Techcombank quan tâm đặc biệt đối với phát triển CVTD với nhiều
chiến lược như: đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư nguồn nhân lưc…vì vậy mà bên cạnh những thành quả, ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: sự bất ổn của nền kinh tế, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM… Ngoài ra, về phía chủ quan thì ngân hàng cũng có một số tồn tại nên được khắc phục như: chính sách tín dụng, sản phẩm quy trình tín dụng, vấn đề về nhân lực, marketing, công nghệ, hoạt động thị trường…
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, tôi đã củng cố và hiểu sâu hơn kiến thức về CVTD của các NHTM. Đồng thời thông qua việc phân tích được thực trạng của CVTD tại Techcombank tôi đã rút ra những kết quả đạt được và đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó cũng đưa ra những giải pháp và kiến nghị với hi vọng đóng góp một phần nhỏ của mình vào phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng Techcombank nói riêng và các NHTM nói chung.