Xây dựng cơ chế lãi suất mới và chính sách giá hoàn thiện

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam – Techcombank (Trang 57)

- Lãi suất cho

b) Nguyên nhân chủ quan

3.2.1. Xây dựng cơ chế lãi suất mới và chính sách giá hoàn thiện

Để tránh việc giảm lợi nhuận của ngân hàng cũng như điều chỉnh lãi suất của khách hàng, Techcombank nên xây dựng cơ chế tính lãi suất mới thay vì tính cơ thế lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm + biên độ như hiện tại. Cơ chế lãi suất mới này vừa đem lại lợi ích cho không những ngân hàng (đảm bảo lợi nhuận) và còn cho khách hàng (khách hàng được hưởng lãi suất theo thị trường và tránh bị điều chỉnh lãi suất bất lợi). Cơ chế lãi suất mới có thể được áp dụng như sau:

- Đồng tiền áp dụng: VNĐ.

- Nguyên tắc áp dụng: Lãi suất cho vay áp dụng cho phân khúc khách hàng HKD được xác định bằng “Lãi suất tham chiếu + Biên độ”, trong đó:

+ Lãi suất tham chiếu = COF cao nhất + Tỷ lệ dự phòng chung do Ngân hàng Nhà nước quy định.

+ Biên độ được xác định theo các tiêu chí: Rủi ro khách hàng, rủi ro sản phẩm, rủi ro lãi suất thị trường và NIM.

- Đối tượng áp dụng: Các khoản vay tiêu dùng mới. Đối với khoản vay hiện tại, sẽ áp dụng theo đề nghị của từng khách hàng bằng cách yêu cầu khách hàng ký phụ lục hợp đồng tín dụng điều chỉnh lãi suất hoặc đề xuất khách hàng chuyển sang cơ chế lãi suất mới.

- Kỳ hạn áp dụng: Trước tiên áp dụng cho các khoản vay có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, các khoản có kỳ hạn dưới 6 tháng có thể áp dụng lãi suất cố định.

- Lãi suất thả nổi được điều chỉnh định kỳ hàng tháng vào một ngày cố định trong tháng. Ngày điều chỉnh cố định do Khối Quản trị rủi ro đề xuất.

- Lãi suất cho vay tiêu dùng do Giám đốc Khối DVNH&TCCN quy định trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo lợi ích cho Techcombank cũng như khách hàng và duy trì được tính cạnh tranh trên thị trường.

- Cách thức truyền thông tới khách hàng:

+ Lãi suất tham chiếu được sẽ công bố công khai với khách hàng bằng cách gửi sao kê tín dụng bản cứng qua đường bưu điện, hoặc CVKH gửi trực tiếp tới khách hàng hoặc gửi sao kê tín dụng bản mềm qua email hoặc gửi tin nhắn.

+ Biên độ được xác định tại thời điểm giải ngân, cố định trong suốt thời gian vay.

Bên cạnh xây dựng cơ chế lãi suất mới, Techcombank nên có cơ chế theo dõi lãi suất của các đối thủ cạnh tranh chính trong phân khúc khách hàng này ( Ngân hàng ACB, Sacombank) theo từng địa bàn để từ đó áp dụng chính sách lãi suất phù hợp, cạnh tranh trên thị trường. Việc theo dõi lãi suất này được tập trung tại trung tâm với sự hỗ trợ từ các chi nhánh tại các địa bàn trên cả nước.

Ngoài ra, Techcombank cũng cần xây dựng chính sách giá theo rủi ro (rủi ro TSBĐ/rủi ro khách hàng/rủi ro về ngành nghề kinh doanh) cân nhắc đến các yếu tố như:

+ Lịch sử tín dụng tại Techcombank/các Ngân hàng khác (không có nợ quá hạn...).

+ Tài sản thế chấp (BĐS, sổ tiết kiệm, động sản...).

+ Loại hình kinh doanh (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp...). + Xếp hạng tín dụng khách hàng (A, B, C...).

+ Thời hạn vay (ngắn/trung/dài hạn).

Từ các yếu tố đó, khi áp mức lãi suất cho khách hàng có thể cân nhắc việc tăng hoặc giảm biên độ cho vay tùy từng khách hàng nhằm thu hút nhiều hơn nữa các khách hàng tốt, khả năng trả nợ cho ngân hàng cao và sử dụng gia tăng các sản phẩm dịch vụ khác của Techcombank. Chẳng hạn như với khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, chưa từng phát sinh nợ xấu, thời gian vay ngắn, tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao, xếp hạng tín dụng cao thì mức biên độ vay có thể giảm so với biên độ niêm yết và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam – Techcombank (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w