Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam – Techcombank (Trang 61)

- Lãi suất cho

b) Nguyên nhân chủ quan

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Kết quả của CVTD phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn nghiệp vụ, sự năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Thêm vào đó, đặc trưng của cho vay tiêu dùng là liên quan tới rất nhiều đối tượng khác nhau, phải ứng xử khéo léo trong nhiều tình huống khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau cho nên cán bộ tín dụng không chỉ giỏi chuyên môn mà cần phải nhanh nhạy phán đoán các vấn đề liên quan tới chuyên môn, am hiểu các

khía cạnh về kinh tế, pháp luật, xã hội và có khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt… Ngân hàng có thể đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực như sau:

Thứ nhất, Ngân hàng nên có chế độ tuyển dụng minh bạch hơn, được

đăng tải rộng khắp trên các phương tiện truyền thông nhằm tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ứng viên, để có thể lựa chọn được những ứng viên thực sự có năng lực làm việc. Nếu thực hiện tốt vấn đề tuyển dụng, ngân hàng có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện các mục tiêu phát triển của mình, đồng thời nguồn nhân lực tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình hoạt động.

Thứ hai, sử dụng cán bộ và ứng dụng công nghệ mới, quy trình mới. Mỗi

một cán bộ tín dụng có thể có khả năng ở một mảng đối tượng khách hàng hoặc sản phẩm nhất định. Vì vậy Techcombank nên tìm hiểu về năng lực, kỹ năng của từng nhân viên để đề bạt, bố trí, quản lý, sử dụng cán bộ một cách phù hợp nhất với từng vị trí, từng mảng nghiệp vụ nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi người đem lại hiệu quả trong công việc. Để ứng dụng quy trình mới và khai thác được ưu thế về công nghệ của ngân hàng, Techcombank cần đào tạo các nhân viên hướng tới việc sử dụng các công nghệ mới trong quy trình nhằm tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả, năng suất làm việc.

Thứ ba, ngân hàng nên có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối

với cán bộ tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc; phân phối thu nhập phải căn cứ vào chất lượng và hiệu quả công việc đi đôi với công tác kiểm soát cán bộ nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hạn để cấp những khoản tín dụng rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng. Hàng năm ngân hàng có thể tiến hành các cuộc thăm dò nội bộ về mức hài lòng của nhân viên về chế độ lương thưởng, điều kiện làm việc, định hướng công việc của họ trong tương lai cũng như các đề xuất cải thiện công việc, môi trường

làm việc để giúp ban lãnh đạo có các thông tin đầy đủ, có cách nhìn nhận đúng đắn để có hướng điều chỉnh hợp lý.

Ngoài ra, ngân hàng có thể xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt, lành mạnh để mỗi nhân viên sẽ cảm nhận được nét văn hóa đặc thù, sự đoàn kết giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau của mọi thành viên sẽ tạo nên một gia đình thứ hai ngay tại Techcombank. Cụ thể, ngân hàng có thể thành lập ban chăm sóc đời sống của từng chi nhánh/phòng giao dịch, tổ chức các cuộc thi văn nghệ - thể thao – nghiệp vụ, sinh hoạt ngoại khóa để các nhân viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và hiểu biết lẫn nhau. Việc thay đổi cung cách làm việc, phong cách phục vụ khách hàng, mối quan hệ giữa các cán bộ trong chi nhánh, bầu không khí làm việc vui vẻ, đoàn kết, gắn bó… sẽ mang lại hiệu quả công việc rất lớn. Và một điều tất nhiên, khách hàng rất tin tưởng khi được làm việc với một Ngân hàng như vậy.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam – Techcombank (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w